Đến nội dung

Hình ảnh

Đề KT Chuyên trường Nguyễn Thượng Hiền.

Thảo luận ^_^

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 18 trả lời

#1
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

ĐỀ ÔN TẬP,KIỂM TRA CHUYÊN

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN,2012


Bài 1:
Cho hàm số $y=\frac{4x+3}{1-2x}$ có đồ thị là $\left(C \right)$.Chứng minh rằng có 1 phép đối xứng trục biến $\left(C \right)$ thành chính nó.


Bài 2:

Giải bất phương trình:

$$\sqrt{4x+6}-\sqrt[3]{x^3+7x^2+12x+6} \ge x^2-2$$


Bài 3:

Cho đường tròn $\left(C \right)$ nội tiếp hình vuông ABCD.Biết $\left(C \right):(x-2)^2+(y-3)^2=10$ và cạnh AB đi qua điểm $M(-3;-2)$ và $x_{A}>0$.Tìm tọa độ 4 đỉnh của hình vuông ABCD.


Bài 4:

Tìm trên đồ thị $\left(C \right):y=\frac{3x-1}{x-1}$ 2 điểm M,N thuộc 2 nhánh khác nhau sao cho tam giác AMN vuông cân tại $A(2;1)$.


Bài 5:

Giải phương trình:

$$\sin{\left(2x-\frac{\pi}{4} \right)}.\cos{2x}-2\sqrt{2}\sin{\left(x-\frac{\pi}{4} \right)}=0$$


Bài 6:

Cho các số thực dương $x,y,z$.Tìm GTLN của:

$$P=\frac{x}{\sqrt{3x^2+yz}}+\frac{y}{\sqrt{3y^2+zx}}+\frac{z}{\sqrt{3z^2+xy}}$$


Bài 7:

Trong mặt phẳng $(P)$,cho tam giác ABC vuông tại A.$AB=a;AC=b$ và M là trung điểm cạnh BC.Trên đường thẳng $(d)$ vuông góc với $(P)$ tại M,lấy điểm S khác M.Mặt phẳng $(Q)$ chứa BC và vuông góc với $(SAB)$,cắt SA tại D.Biết $V_{ABCD}=\frac{ab^2\sqrt{2}}{24}$.Tính độ dài đoạn SM.


Bài 8:

Giải phương trình:

$$x^3-x^2-10x-2=\sqrt[3]{7x^2+23x+12}$$.


"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#2
Didier

Didier

    đẹp zai có một ko hai

  • Thành viên
  • 403 Bài viết
$\sum \frac{x}{\sqrt{3x^{2}+yz}}=\sum \frac{1}{\sqrt{3+\frac{yz}{x^{2}}}}$
cho $\frac{yz}{x^{2}}=t$
$\frac{yx}{z^{2}}=h$
$\frac{zx}{y^{2}}=m$
$(mht=1)$
ma $\frac{1}{\sqrt{3+t}} co f''(t)=\frac{3}{4\sqrt[2]{(3+t)^{5}}}\geq 0 \to$ Hàm lồi đưới
$\Rightarrow \sum \frac{1}{\sqrt{3+t}}\geq \frac{3}{\sqrt{3+\sqrt[3]{mht}}}=\frac{3}{2} $ (jen sen)


#3
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

$\sum \frac{x}{\sqrt{3x^{2}+yz}}=\sum \frac{1}{\sqrt{3+\frac{yz}{x^{2}}}}$
cho $\frac{yz}{x^{2}}=t$
$\frac{yx}{z^{2}}=h$
$\frac{zx}{y^{2}}=m$
$(mht=1)$
ma $\frac{1}{\sqrt{3+t}} co f''(t)=\frac{3}{4\sqrt[2]{(3+t)^{5}}}\geq 0 \to$ Hàm lồi đưới
$\Rightarrow \sum \frac{1}{\sqrt{3+t}}\geq \frac{3}{\sqrt{3+\sqrt[3]{mht}}}=\frac{3}{2} $ (jen sen)

Nếu mình nhớ không lầm thì không có BĐT Jensen dạng này đâu ;)
$$f(x)+f(y)+f(z) \ge 3f(\sqrt[3]{xyz})$$
Với $f''(x) >0$.
Mà bài này bảo tìm GTLN,chứ không phải tìm GTNN ;).
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#4
khapham_1411

khapham_1411

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết

ĐỀ ÔN TẬP,KIỂM TRA CHUYÊN

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN,2012

Bài 6:

Cho các số thực dương $x,y,z$.Tìm GTLN của:

$$P=\frac{x}{\sqrt{3x^2+yz}}+\frac{y}{\sqrt{3y^2+zx}}+\frac{z}{\sqrt{3z^2+xy}}$$


Theo BCS:

$$P^2\le 3\sum \frac{x^2}{3x^2+yz}= 3-\sum \frac{yz}{3x^2+yz}$$


Theo Cauchy-Schwarz:

$$\sum \frac{yz}{3x^2+yz}=\sum \frac{(yz)^2}{3x^2yz+(yz)^2}\ge \frac{(zy+yz+zx)^2}{(xy+yz+zx)^2+xyz(x+y+z)}\ge \frac{3}{4}$$


Suy ra $P^2\le 3-\frac{3}{4}=\frac{9}{4}$, hay $P\le \frac{3}{2}$


Vậy $\max P=\frac{3}{2}\Leftrightarrow x=y=z$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khapham_1411: 19-02-2012 - 22:14


#5
Didier

Didier

    đẹp zai có một ko hai

  • Thành viên
  • 403 Bài viết

Nếu mình nhớ không lầm thì không có BĐT Jensen dạng này đâu ;)
$$f(x)+f(y)+f(z) \ge 3f(\sqrt[3]{xyz})$$
Với $f''(x) >0$.
Mà bài này bảo tìm GTLN,chứ không phải tìm GTNN ;).


Xin lỗi ban vì đã đọc nhầm đề bài nhưng về cái Jensen đó thì nó là dạng mở rộng trong sach STBDT

Nếu bạn biết cái jensen đó sai ở đâu thì bạn nói cho mình với đề làn sau mình còn sửa thank

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Didier: 20-02-2012 - 18:02


#6
hung0503

hung0503

    benjamin wilson

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

Bài số 2 khá hay moị ngươì trình bày cho mình xem với

bạn xem ở đây
http://www.onluyento...read.php?t=1857

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hung0503: 21-02-2012 - 21:03

What if the rain keeps falling?
What if the sky stays gray?
What if the wind keeps squalling,
And never go away?
I still ........

Hình đã gửi


#7
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Xin lỗi ban vì đã đọc nhầm đề bài nhưng về cái Jensen đó thì nó là dạng mở rộng trong sach STBDT

Nếu bạn biết cái jensen đó sai ở đâu thì bạn nói cho mình với đề làn sau mình còn sửa thank

Àh BĐT của bạn chỉ đúng khi bạn chỉ ra được BĐT đúng trong trường hợp 2 số,tức là:
$$f(x)+f(y) \ge 2f(\sqrt{xy})$$
Nhưng rõ ràng là BĐT này không đúng ;) Bài này có 1 cách giải bằng AM-GM khá độc đáo như sau:
Đặt $a=\frac{yz}{x^2};b=\frac{zx}{y^2};c=\frac{xy}{z^2} \Rightarrow a,b,c>0;abc=1$.Ta viết lại biểu thức dưới dạng sau:
$$P=\frac{1}{\sqrt{3+a}}+\frac{1}{\sqrt{3+b}}+\frac{1}{\sqrt{3+c}}$$
Theo AM-GM:
$$\frac{1}{\sqrt{3+a}}=\frac{2}{\sqrt{4(3+a)}} \le \frac{1}{4}+\frac{1}{3+a}$$
Suy ra:
$$P \le \frac{3}{4}+\frac{1}{3+a}+\frac{1}{3+b}+\frac{1}{3+c}$$
Ta chỉ cần chứng minh:
$$\frac{1}{3+a}+\frac{1}{3+b}+\frac{1}{3+c} \le \frac{3}{4}(1)$$
là xong bài toán.Cái này chỉ là phép biến đổi tương đương:
$$(1) \iff 5(x+y+z)+3(xy+yz+zx) \ge 24$$
Cái này hiển nhiên đúng theo AM-GM,với để ý rằng:$abc=1$ ;)
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#8
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết
Theo ý kiến của riêng mình,đề bài này cũng tương đối dễ,không khó lắm :P
Với câu 1 chỉ là kiến thức dời trục tọa độ,ta chỉ cần chứng minh đường phân giác $y=x$ của gốc tọa độ mới, là giao điểm của 2 đường tiệm cận của hàm số ban đầu, là trục đối xứng của hàm số ban đầu ;)
Còn câu 2 thì cách giải đã có trong đường link của bạn hung0503 ở trên.
Câu 3 thì là 1 bài tọa độ phẳng cơ bản của lớp 10,câu 4 thì mình chưa làm kịp,cũng chưa có hướng làm :(.
Câu 5 căn bản,câu 6 thì có rất nhiều cách làm,câu 7 theo mình thi câu này là câu dài nhất của cả cái đề.Còn câu 8 thì chỉ là biến đổi đưa về hàm:
$$f(x+2)=f(\sqrt[3]{7x^2+23x+12})$$
Với $f(t)=t^3+t$ ;)
Ý kiến của các bạn như thế nào ?
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#9
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN SỐ 2:



Bài 1:

Cho hàm số $y=x^3-3x^2+m^2x+m$.Tìm $m$ để đồ thị hàm số có cực đại và cực tiểu,đồng thời 2 điểm đó đối xứng nhau qua đường thẳng $(d):x-2y-5=0$.


Bài 2: Giải các phương trình:

a/$$ 16x^3-24x^2+12x-3=\sqrt[3]{x}$$

b/$$ x^2-4x-3=\sqrt{x+5}$$


Bài 3: Khối chóp $S.ABC$ có đáy ABC là tam giác vuông cân đỉnh C và $SA \perp (ABC),SC=a$.Hãy xác định góc giữa 2 mặt phẳng $SCB)$ và $(ABC)$ để thể tích khối chóp lớn nhất.


Bài 4:Tìm $m$ để phương trình sau có 2 nghiệm phân biệt:

$$10x^2+8x+4=m(2x+1)\sqrt{x^2+1}$$


Bài 5:Cho $a,b \ge 0$ thỏa mãn:$a^2+b^2+ab=3$.Tìm GTLN và GTNN của:

$$A=a^4+b^4+2ab-a^5b^5$$


Bài 6: Giải phương trình:

$$\sin{4x}+2\cos{2x}+4(\sin{x}+\cos{x})=1+\cos{4x}$$


Bài 7:Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn:$abc=1$.Chứng minh BĐT kép sau:

$$\frac{1}{a+b+1}+\frac{1}{b+c+1}+\frac{1}{c+a+1} \le \frac{1}{a+2}+\frac{1}{b+2}+\frac{1}{c+2} \le 1$$


Bài 8:Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn:$abc=1$.Tìm GTNN của:

$$B=\frac{1}{a^{2012}(b+c)}+\frac{1}{b^{2012}(a+c)}+\frac{1}{c^{2012}(a+b)}$$



P/s:Theo ý kiến của mình thì đề này khó hơn so với đề số 1 :P


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 25-02-2012 - 17:36

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#10
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Bài 5: $a^2+b^2+ab=3\geq 3ab\Rightarrow 1\geq ab\geq 0$
$A=(a^2+b^2)^2-2a^2b^2+2ab-a^5b^5=(3-ab)^2-2a^2b^2+2ab-a^5b^5$
Đặt $t=ab(1\geq t\geq 0)$
$A=9-6t+t^2-2t^2+2t-t^5=-t^2-t^5-4t+9$
Tới đây lấy đạo hàm rồi KSHS

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#11
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN SỐ 2:


Bài 7:Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn:$abc=1$.Chứng minh BĐT kép sau:

$$\frac{1}{a+b+1}+\frac{1}{b+c+1}+\frac{1}{c+a+1} \le \frac{1}{a+2}+\frac{1}{b+2}+\frac{1}{c+2} \le 1$$

Chứng minh vế sau trước :D
Đặt $x=\frac{1}{a+2};y=\frac{1}{b+2};z=\frac{1}{c+2}\Rightarrow a=\frac{1-2x}{x};b=\frac{1-2y}{y};c=\frac{1-2z}{z}$
Ta có: $abc=1\Rightarrow \frac{(1-2x)(1-2y)(1-2z)}{xyz}=1\Leftrightarrow (1-2x)(1-2y)(1-2z)=xyz$
Do đó ta cần chứng minh $x+y+z\leq 1$
Giả sử ngược lại: $x+y+z>1$
$(1-2x)<(x+y+z)-2z=y+x-z$
$(1-2y)<(x+y+z)-2y=x+z-y$
$(1-2z)<(x+y+z)-2z=x+y-z$
Nhân lại ta có:$xyz=(1-2x)(1-2y)(1-2z)< (x+y-z)(x+z-y)(y+z-x)$
Điều này mâu thuẫn với BĐT Schur $xyz\geq (x+y-z)(x+z-y)(y+z-x)$
Do đó giả sử trên của ta là sai. Do đó BĐT ban đầu là đúng!
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi a=b=c=1

_____
:D Công trình nghiến cứu lúc 12 giờ đêm.

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#12
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết
Bài 8 thực chất có khá nhiều cách giải. Em xin trình bày 2 cách như sau
Cách 1 Dùng $Holder$. $B = \dfrac{(bc)^{2011}}{a(b + c)} + \dfrac{(ca)^{2011}}{b(a + c)} + \dfrac{(ab)^{2011}}{c(a + b)}$
Nên $B.\left (a(b + c) + b(a + c) + c(a + b) \right )(1 + 1 + 1)^{2009} \ge (ab + bc + ca)^2011 \Leftrightarrow B \ge \dfrac{(ab + bc + ca)^{2011}}{2(ab + bc + ca).3^{2009}} = \dfrac{(ab + bc + ca)^2010}{2.3^{2009}} \ge \dfrac{3^{2010}}{2.3^{2009}} = \dfrac{3}{2}$
Cách 2. Dùng $AM-GM$
Ta có :
$$B + \dfrac{a(b + c) + b(a + c) + c(a + b)}{4} + 3.\dfrac{2010.1}{4} =\sum{ (\dfrac{(bc)^{2011}}{a(b + c)} + \dfrac{a(b + c)}{4} + \dfrac{1}{4}+ \dfrac{1}{4} + ... +\dfrac{1}{4}} \ge \sum{\dfrac{2011.bc\sqrt[2011]{4}}{4}}$$
Đến đây thì đã rất dễ giải.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi huymit_95: 25-02-2012 - 17:40

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#13
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Bài 5: $a^2+b^2+ab=3\geq 3ab\Rightarrow 1\geq ab\geq 0$
$A=(a^2+b^2)^2-2a^2b^2+2ab-a^5b^5=(3-ab)^2-2a^2b^2+2ab-a^5b^5$
Đặt $t=ab(1\geq t\geq 0)$
$A=9-6t+t^2-2t^2+2t-t^5=-t^2-t^5-4t+9$
Tới đây lấy đạo hàm rồi KSHS

Khúc khảo sát đạo hàm mới là phần hay nhất của bài toán đấy ;)

Chứng minh vế sau trước :D
Đặt $x=\frac{1}{a+2};y=\frac{1}{b+2};z=\frac{1}{c+2}\Rightarrow a=\frac{1-2x}{x};b=\frac{1-2y}{y};c=\frac{1-2z}{z}$
Ta có: $abc=1\Rightarrow \frac{(1-2x)(1-2y)(1-2z)}{xyz}=1\Leftrightarrow (1-2x)(1-2y)(1-2z)=xyz$
Do đó ta cần chứng minh $x+y+z\leq 1$
Giả sử ngược lại: $x+y+z>1$
$(1-2x)<(x+y+z)-2z=y+x-z$
$(1-2y)<(x+y+z)-2y=x+z-y$
$(1-2z)<(x+y+z)-2z=x+y-z$
Nhân lại ta có:$xyz=(1-2x)(1-2y)(1-2z)< (x+y-z)(x+z-y)(y+z-x)$
Điều này mâu thuẫn với BĐT Schur $xyz\geq (x+y-z)(x+z-y)(y+z-x)$
Do đó giả sử trên của ta là sai. Do đó BĐT ban đầu là đúng!
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi a=b=c=1

_____
:D Công trình nghiến cứu lúc 12 giờ đêm.

Cách giải cũng khá đó :) 1 cách giải khác ngắn gọn hơn:
Biến đổi tương đương:
$$\iff \frac{a}{a+2}+\frac{b}{b+2}+\frac{c}{c+2} \ge 1$$
Theo AM-GM:
$$\frac{a}{a+2}=\frac{a}{a+2\sqrt[3]{abc}}=\frac{\sqrt[3]{a^2}}{\sqrt[3]{a^2}+2\sqrt[3]{bc}} \ge \frac{\sqrt[3]{a^2}}{\sqrt[3]{a^2}+\sqrt[3]{b^2}+\sqrt[3]{c^2}}$$
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#14
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Bài 5: $a^2+b^2+ab=3\geq 3ab\Rightarrow 1\geq ab\geq 0$
$A=(a^2+b^2)^2-2a^2b^2+2ab-a^5b^5=(3-ab)^2-2a^2b^2+2ab-a^5b^5$
Đặt $t=ab(1\geq t\geq 0)$
$A=9-6t+t^2-2t^2+2t-t^5=-t^2-t^5-4t+9$
$f'(t)=-5t^4-2t-4$

$f'(t)=0$
$5t^4+2t+4=0$
Anh giải giúp em cái này được không làm mãi không ra :ohmy:
__
Tự nhiên làm đề này thấy đau lòng :unsure:

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#15
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Bài 5: $a^2+b^2+ab=3\geq 3ab\Rightarrow 1\geq ab\geq 0$
$A=(a^2+b^2)^2-2a^2b^2+2ab-a^5b^5=(3-ab)^2-2a^2b^2+2ab-a^5b^5$
Đặt $t=ab(1\geq t\geq 0)$
$A=9-6t+t^2-2t^2+2t-t^5=-t^2-t^5-4t+9$
$f'(t)=-5t^4-2t-4$

$f'(t)=0$
$5t^4+2t+4=0$
Anh giải giúp em cái này được không làm mãi không ra :ohmy:
__
Tự nhiên làm đề này thấy đau lòng :unsure:

Gợi ý: Tính $f''(t)$ và khảo sát tính biến thiên của $f'(t)$ thông qua $f''(t)$ trên $[0;1]$.
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#16
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Bài 7:Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn:$abc=1$.Chứng minh BĐT kép sau:

$$ \frac{1}{a+2}+\frac{1}{b+2}+\frac{1}{c+2} \le 1$$

Cách khác $$ \frac{1}{x^2+2} +\frac{1}{y^2+2}+\frac{1}{z^2+2}\le 1$$ với điều kiện $xyz\ge 1.$ Bất đẳng này tương đương với $$\left (\frac{1}{2}-\frac{1}{x^2+2} \right ) +\left (\frac{1}{2}-\frac{1}{y^2+2} \right )+\left (\frac{1}{2}-\frac{1}{z^2+2} \right )\ge \frac{3}{2}-1,$$ hay là $$\frac{x^2}{x^2+2} +\frac{y^2}{y^2+2}+\frac{z^2}{z^2+2}\ge 1.$$ Sử dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz, ta có $$ \frac{x^2}{x^2+2} +\frac{y^2}{y^2+2}+\frac{z^2}{z^2+2}\ge \frac{(x+y+z)^2}{x^2+y^2+z^2+6}.$$ Cuối cùng ta sẽ chứng minh $$\frac{(x+y+z)^2}{x^2+y^2+z^2+6}\ge 1,$$ Hiển nhiên đúng theo kết quả ở trên. Giá tri lớn nhất của $P$ là $\displaystyle \frac{1}{2}$ đạt được khi $a=b=c=1.$
Chứng minh: $$\frac{1}{a+b+1}+\frac{1}{b+c+1}+\frac{1}{a+c+1}\leq \frac{1}{a+2}+\frac{1}{b+2}+\frac{1}{c+2}$$
Đây là lời giải trong cuốn Old and new Inequality.
Đặt $x=a+b+c;y=ab+bc+ac$
BĐT cần chứng minh $$\Leftrightarrow \frac{x^2+4x+y+3}{x^2+2x+y+xy}-1\leq \frac{12+4x+y}{9+4x+2y}-1$$
$$\Leftrightarrow \frac{2x+3-xy}{x^2+2x+y+xy}\leq \frac{3-y}{9+4x+2y}$$
Khúc này không biết dịch sao :wacko: đành phải ghi thành tiếng Anh vậy
For the last inequality, we clear denominators. Then using the inequality $x\geq 3;y\geq 3;x^2\geq 3y$, we have
$$\frac{5}{3}x^2y\geq 5x^2;\frac{x^2y}{3}\geq y^2;xy^2\geq 9x;5xy\geq 15x;xy\geq 3y$$
Từ đây ta có đpcm.

__________
Anh Phúc có cách nào dễ hiểu hơn không :lol:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 26-02-2012 - 02:43

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#17
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Bài 3:

Cho đường tròn $\left(C \right)$ nội tiếp hình vuông ABCD.Biết $\left(C \right):(x-2)^2+(y-3)^2=10$ và cạnh AB đi qua điểm $M(-3;-2)$ và $x_{A}>0$.Tìm tọa độ 4 đỉnh của hình vuông ABCD.


Tọa độ $\ ©$ có tâm $\ I(2;3)$ và bán kính $\ R=\sqrt{10}.$
Gọi đường thẳng $\ AB$ đi qua $\ M$ và có vecto pháp tuyến của đường thẳng $\ AB$ là $\ \overrightarrow{n}=(a;b).$ Khi đó ta có phương trình đường thẳng $\ AB$ :$$a(x+3)+b(y+2)=0 \Leftrightarrow ax+by+3a+2b=0 \quad (a^2+b^2 \ne 0)$$ Lại có $\ AB$ tiếp xúc với $\ ©$ nên $$\begin{aligned}d_{(I,AB)}=R &\Leftrightarrow \dfrac{|2a+3b+3a+2b|}{\sqrt{a^2+b^2}}=\sqrt{10}\\& \Leftrightarrow 5|a+b|=\sqrt{10(a^2+b^2)}\\&\Leftrightarrow 25(a+b)^2=10(a^2+b^2)\\&\Leftrightarrow 3a^2+10ab+3b^2=0\\& \Leftrightarrow \left[\begin{matrix}a=-3b \\ b=-3a \end{matrix}\right. \end{aligned}$$Với $\ a=-3b$ ta chọn $\ a=3 \ ; \ b=-1$ lúc đó ta có phương trình $\ AB : 3x-y+7=0.$ Do $\ A \in AB$ suy ra ta có tọa độ điểm $\ A(t ; 3t+7).$
Mặt khác ta có :$$IA= R \sqrt 2 \Leftrightarrow IA^2=20 \Leftrightarrow (t-2)^2+(3t+7-3)^2=20 \Rightarrow \left[\begin{matrix} t=0 \\ t=-2 \end{matrix} \right.$$Lại theo điều kiện giả thiết $\ x_A >0$ suy ra $\ t>0.$ Do đó trong trường hợp này không thỏa điều kiện.
Với $\ b=-3a$ ta chọn $\ a=1 \ ; \ b=-3$ lúc đó phương trình $\ AB : x-3y-3=0.$ Do $\ A \in AB$ suy ra tọa độ điểm $\ A(3t+3;t).$
Mặt khác ta có :$$IA= R \sqrt 2 \Leftrightarrow IA^2=20 \Leftrightarrow (3t+3-2)^2+(t-3)^2=20 \Rightarrow \left[\begin{matrix} t=1 \\ t=-1 \end{matrix} \right.$$Lại theo điều kiện giả thiết $\ x_A >0$ suy ra $\ 3t+3>0 \Rightarrow t >-1.$ Do đó trong trường hợp này ta có $\ t=1$ Suy ra điểm $\ A(6;1)$
Do $\ I$ là trung điểm của $\ AC$ nên suy ra được $\ C(-2;5).$

Từ đây dễ dàng tìm được 2 điểm còn lại.

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#18
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Chứng minh: $$\frac{1}{a+b+1}+\frac{1}{b+c+1}+\frac{1}{a+c+1}\leq \frac{1}{a+2}+\frac{1}{b+2}+\frac{1}{c+2}$$
Đây là lời giải trong cuốn Old and new Inequality.
Đặt $x=a+b+c;y=ab+bc+ac$
BĐT cần chứng minh $$\Leftrightarrow \frac{x^2+4x+y+3}{x^2+2x+y+xy}-1\leq \frac{12+4x+y}{9+4x+2y}-1$$
$$\Leftrightarrow \frac{2x+3-xy}{x^2+2x+y+xy}\leq \frac{3-y}{9+4x+2y}$$
Khúc này không biết dịch sao :wacko: đành phải ghi thành tiếng Anh vậy
For the last inequality, we clear denominators. Then using the inequality $x\geq 3;y\geq 3;x^2\geq 3y$, we have
$$\frac{5}{3}x^2y\geq 5x^2;\frac{x^2y}{3}\geq y^2;xy^2\geq 9x;5xy\geq 15x;xy\geq 3y$$
Từ đây ta có đpcm.

__________
Anh Phúc có cách nào dễ hiểu hơn không :lol:

! cách giải khác cũng hơi trâu bò xíu :D
Sử dụng 1 BĐT hiển nhiên sau:
$$\frac{2}{a+2}-\frac{b}{ab+b+1}-\frac{1}{a+b+1}=\frac{a(b-1)^2}{(a+2)(ab+b+1)(a+b+1)} \ge 0$$
Và 1 đẳng thức quen thuộc:
$$\frac{a}{ca+a+1}+\frac{b}{ab+b+1}+\frac{c}{bc+c+1}=1$$
Nên ta có:
$$\sum \frac{1}{a+2}-\sum \frac{1}{a+b+1} \ge 1-\sum \frac{1}{a+2}$$
Như vậy ta chỉ cần chứng minh:
$$\frac{1}{a+2}+\frac{1}{b+2}+\frac{1}{c+2} \le 1$$
BĐT này chúng ta đã chứng minh ở trên,nên ta có đpcm.Đẳng thức xảy ra khi $a=b=c=1$.

P/s:@Kiên:Khúc cuối dịch là:"Với BĐT cuối,ta quy đồng và sử dụng các BĐT:$x \ge 3;y \ge 3;x^2 \ge 3y$,ta có:
$$\frac{5}{3}x^2y\geq 5x^2;\frac{x^2y}{3}\geq y^2;xy^2\geq 9x;5xy\geq 15x;xy\geq 3y$$."
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#19
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Điều kiện:$x\geq -5$
PT trên $\Leftrightarrow x^2-3x+\frac{9}{4}=x+5+\sqrt{x+5}+\frac{1}{4}\Leftrightarrow (x-\frac{3}{2})^2=(\sqrt{x+5}+\frac{1}{2})^2$
Tới đây lấy căn rồi chia TH để giải :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 27-02-2012 - 22:00

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: Thảo luận ^_^

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh