Đến nội dung

Hình ảnh

ứng dụng khai triển tổ hợp trong chứng minh và sáng tạo bất đẳng thức

* * * * * 2 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết
Ứng dụng khai triển tổ hợp trong chứng minh và sáng tạo bất đẳng thức


1- Các khái niệm và ký hiệu quy ước

-Cho tâp A gồm n phần tử $a_1,a_2,a_3,...,a_n$ ta gọi tổ hợp chập k của n phần tử của tập A là một tập gồm k phần tử bất kỳ của A không kể thứ tự. Theo lý thuyết tổ hợp có $C_{n}^{k}$ tổ hợp như vậy

- Giờ ta đánh số thứ tự của tổ hợp chập k của n phần tử theo chỉ số j. Như vậy nếu cho j là chỉ số chạy thì j sẽ chạy từ 1 đến $C_{n}^{k}$.


- $(\sum _{i=1}^k \lambda _ix_i)_j$ là tổng của tất cả các phẩn tử của nhóm tổ hợp thứ j, trong bộ tổ hợp chập k của n phần tử $\lambda _1x_1;\lambda _2x_2; ....\lambda _nx_n$

- $(\sum _{i=1}^k \lambda _i)_j$ là tổng của tất cả các phần tử của nhóm tổ hợp thứ j, trong bộ tổ hợp chập k của n phần tử $\lambda _1;\lambda _2; ....\lambda _n$

2- Các bất đẳng thức kẹp giữa hai vế của bất đẳng thức Jensen

Định lý: Hàm f(x) là hàm lồi trên miền (a,b) các $x_1;x_2;...;x_n$ thuộc khoảng (a,b);


$\lambda _1,\lambda_2;...;\lambda _n > 0$ ta có một loạt các bất đẳng sau đây;
$\frac{1}{kC_{n}^{k}}\sum_{j}^{C_{n}^{k}}{(\sum _{i=1}^k \lambda _i)_jf(\frac{(\sum _{i=1}^k \lambda _ix_i)_j}{(\sum _{i=1}^k \lambda _i)_j})} \geq \frac{1}{(k+1)C_{n}^{k+1}}\sum_{j}^{C_{n}^{k+1}}{(\sum _{i=1}^{k+1} \lambda _i)_jf(\frac{(\sum _{i=1}^{k+1} \lambda _ix_i)_j}{(\sum _{i=1}^{k+1} \lambda _i)_j})}$

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $x_1=x_2=...=x_n$

3- Các bất đẳng thức kẹp giữa hai vế của bất đẳng thức Chauchy

Định lý: Cho $a_1;a_2;...;a_n$ và $b_1;b_2;...;b_n$ là các số thực dương ta có bất đẳng thức sau


$\prod_{j=1}^{C_{n}^{k}}\frac{(\sum_{1}^{k}a_ib_i)_j}{(\sum_{1}^{k}b_i)_j}}^{\frac{(\sum_{1}^{k}b_i)_j}{kC_{n}^{k}}}\leq \prod_{j=1}^{C_{n}^{k+1}}{\frac{(\sum_{1}^{k+1}a_ib_i)_j}{(\sum_{1}^{k+1}b_i)_j} \}^{\frac{(\sum_{1}^{k+1}b_i)_j}{(k+1)C_{n}^{k+1}}}$

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi $a_1=a_2=...=a_n$

3- Các bất đẳng thức kẹp giữa hai vế của bất đẳng thức Holder

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi daothanhoai: 26-07-2012 - 11:18


#2
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết
Bài viết hoàn thiện cho chủ đề: Phương pháp nhóm và tách biến trong chứng minh và sáng tạo bất đẳng thức. file đính kèm

File gửi kèm



#3
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết
Hôm trước trong phần chứng minh có một bước làm tắt em chưa kịp tổng quát thành lý thuyết. Hôm nay chủ nhật em đã tổng quát phần tắt đó thành lý thuyết tường minh, và gọi là định lý khai triển tổ hợp. Mời các bác tham khảo và cho ý kiến

File gửi kèm



#4
daothanhoai

daothanhoai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết
Điều hay trong các bất đẳng thức đó: Nếu như khi $x_1=x_2=...=x_n$ (1) thì đẳng thức xảy ra đồng loạt; nhưng khi điều kiện (1) không được thỏa mãn thì có một loạt n bất đẳng thức thực sự. Một ví dụ là với n=100 hình ảnh của bất đẳng thức kẹp sẽ rất đẹp thay vì 100 > 1(minh họa cho hai vế của bất đẳng thức cơ bản) ta đưa vào 100 bất đẳng thức kẹp giữa 100>99>98>....>2>1 và điều đó là thực sự có ý nghĩa

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi daothanhoai: 30-07-2012 - 01:39





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh