Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chọn đội tuyển quốc gia của Mỹ 2012


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA
CỦA MỸ NĂM 2012
**********************



Bài 1.

Tìm tất cả các dãy vô hạn các số nguyên dương ${{a}_{1}},{{a}_{2}},{{a}_{3}},...$ thỏa mãn đồng thời các tính chất sau:
i) ${{a}_{1}}<{{a}_{2}}<{{a}_{3}}<...$
ii) Không có các số nguyên dương $i,j,k$ nào, không nhất thiết phân biệt, thỏa mãn ${{a}_{i}}+{{a}_{j}}={{a}_{k}}.$
iii) Tồn tại vô hạn các số nguyên dương $k$ sao cho ${{a}_{k}}=2k-1.$

Bài 2.

Cho tứ giác $ABCD$ có hai đường chéo $AC=BD$ và chúng cắt nhau tại $P.$ Gọi ${{\omega }_{1}}$ và ${{O}_{1}}$ lần lượt là đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABP$ và tâm tương ứng của nó; gọi ${{\omega }_{2}}$ và ${{O}_{2}}$ lần lượt là đường tròn ngoại tiếp tam giác $CDP$ và tâm tương ứng của nó. Đoạn $BC$ cắt ${{\omega }_{1}},{{\omega }_{2}}$ lần lượt tại $S,T.$ Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm của cung SP (không chứa $B$) và cung TP (không chứa $C$).
Chứng minh rằng $MN\parallel {{O}_{1}}{{O}_{2}}$.

Bài 3.

Cho hàm số $f:{{\mathbb{N}}^{+}}\to {{\mathbb{N}}^{+}}$ thỏa mãn các điều kiện sau:
i) $f(m),f(n)$ nguyên tố cùng nhau với mọi $m,n$ nguyên tố cùng nhau.
ii) $n\le f(n)\le n+2012$ với mọi số nguyên dương $n.$
Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương $n$ và số nguyên tố $p,$ nếu $p$ chia hết $f(n)$ thì $p$ cũng chia hết $n.$

Bài 4.

Cho tam giác $ABC$ có chân các đường vuông góc kẻ từ $A,B,C$ đến các cạnh đối diện lần lượt là ${{A}_{1}},{{B}_{1}},{{C}_{1}}.$ Gọi ${{A}_{2}}$ là giao điểm của đường thẳng $BC$ và ${{B}_{1}}{{C}_{1}}$. Các điểm ${{B}_{2}},{{C}_{2}}$ xác định tương tự. Giả sử $D,E,F$ lần lượt là trung điểm của $BC,CA,AB.$
Chứng minh rằng các đường vuông góc kẻ từ $D$ đến $A{{A}_{2}},$ từ $E$ đến $B{{B}_{2}}$ và từ $F$ đến $C{{C}_{2}}$ đồng quy.

Bài 5.

Cho số hữu tỉ $x$. Chứng minh rằng tồn tại một dãy các số hữu tỉ ${{x}_{0}},{{x}_{1}},{{x}_{2}},...$ thỏa mãn
a) ${{x}_{0}}=x.$
b) Với mỗi $n\ge 1,$ ${{x}_{n+1}}=2{{x}_{n}}$ hoặc ${{x}_{n+1}}=2{{x}_{n}}+\frac{1}{n}$.
c) ${{x}_{n}}$ là số nguyên với một số số nguyên dương $n.$

Bài 6.

Cho các số thực dương $x,y,z$ thỏa mãn $xyz+xy+yz+zx=x+y+z+1$.
Chứng minh rằng

$\frac{1}{3}\left( \sqrt{\frac{1+{{x}^{2}}}{1+x}}+\sqrt{\frac{1+{{y}^{2}}}{1+y}}+\sqrt{\frac{1+{{z}^{2}}}{1+z}} \right)\le {{\left( \frac{x+y+z}{3} \right)}^{5/8}}$

Hỏi dấu đẳng thức xảy ra khi nào?

Bài 7.

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $\Omega .$ Đường phân giác trong góc $A$ cắt cạnh $BC$ và đường tròn $\Omega $ lần lượt tại $D$ và $L$. Gọi $M$ là trung điểm $BC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $ADM$ lần lượt cắt các cạnh $AB,AC$ tại $Q$ và $P$. Gọi $N$ là trung điểm của đoạn $PQ$ và $H$ là hình chiếu của $L$ xuống $ND.$
Chứng minh rằng $ML$ tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác $HMN.$

Bài 8.

Cho số nguyên dương $n.$ Xét một bảng tam giác gồm các số nguyên không âm như sau:
  • Hàng 1: ${{a}_{0,1}}$
  • Hàng 2: ${{a}_{0,2}}\text{ }{{a}_{1,2}}$
  • Hàng 3: ${{a}_{0,3}}\text{ }{{a}_{1,3}}\text{ }{{a}_{2,3}}$
  • Hàng $n:$ ${{a}_{0,n}}\text{ }{{a}_{1,n}}\text{ }{{a}_{2,n}}\text{ }...\text{ }{{a}_{n-1,n}}$
Ta gọi một bảng tam giác như trên là “ổn định” nếu như với mọi các số không âm $i,j,k$ mà $0\le i<j<k\le n$ thì ta đều có

${{a}_{i,j}}+{{a}_{j,k}}\le {{a}_{i,k}}\le {{a}_{i,j}}+{{a}_{j,k}}+1$.

Với một dãy các số nguyên không âm và không giảm ${{s}_{1}},{{s}_{2}},{{s}_{3}},...,{{s}_{n}},$ chứng minh rằng tồn tại duy nhất một bảng tam giác ổn định xác định như trên sao cho tổng tất cả các phần tử trên dòng thứ $k$ bằng ${{s}_{k}}$ với $1\le k\le n.$

Bài 9.

Xét tập hợp $S$ gồm $n$ biến, một toán tử hai ngôi $\times $ trên tập $S$ được gọi là “đơn giản” nếu như $(x\times y)\times z=x\times (y\times z)$ với mọi $x,y,z\in S$ và $x\times y\in \left\{ x,y \right\}$ với mọi $x,y\in S$.
Xét một toán tử “đơn giản” trên tập $S,$ rõ ràng với mọi xâu là một dãy các phần tử thuộc $S$, bằng cách áp dụng các toán tử trên theo một thứ tự nhất định, đều có thể được rút gọn thành một phần tử duy nhất, chẳng hạn $xyz\to x\times (y\times z)$. Mỗi xâu được gọi là “đầy đủ” nếu như nó chứa mỗi phần tử của tập $S$ ít nhất một lần, hai xâu được gọi là “tương đương” nếu như với mọi cách chọn các toán tử “đơn giản” thì đều cho ra cùng một kết quả, chẳng hạn $"từ cấm",xx,x$ là các xâu tương đương. Gọi $T$ là tập hợp các xâu mà bất cứ xâu đầy đủ nào cũng tương đương với đúng một phần tử của tập $T.$
Xác định số phần tử của tập hợp $T.$


*****Hết*****


Theo MathScope.org

File gửi kèm


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
tranghieu95

tranghieu95

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 147 Bài viết

Bài 4.

Cho tam giác $ABC$ có chân các đường vuông góc kẻ từ $A,B,C$ đến các cạnh đối diện lần lượt là ${{A}_{1}},{{B}_{1}},{{C}_{1}}.$ Gọi ${{A}_{2}}$ là giao điểm của đường thẳng $BC$ và ${{B}_{1}}{{C}_{1}}$. Các điểm ${{B}_{2}},{{C}_{2}}$ xác định tương tự. Giả sử $D,E,F$ lần lượt là trung điểm của $BC,CA,AB.$
Chứng minh rằng các đường vuông góc kẻ từ $D$ đến $A{{A}_{2}},$ từ $E$ đến $B{{B}_{2}}$ và từ $F$ đến $C{{C}_{2}}$ đồng quy.


Gọi $H$ là trực tâm $\triangle ABC$
Áp dụng định lí Brokard cho tứ giác $BCB_1C_1$ ta có: $DH \perp AA_2$
Tương tự ta đc: $EH \perp BB_2; FH \perp CC_2$
Vậy các đường vuông góc kẻ từ $D$ đến $A{{A}_{2}},$ từ $E$ đến $B{{B}_{2}}$ và từ $F$ đến $C{{C}_{2}}$ đồng quy tại $H$.

Bài 7.

Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $\Omega .$ Đường phân giác trong góc $A$ cắt cạnh $BC$ và đường tròn $\Omega $ lần lượt tại $D$ và $L$. Gọi $M$ là trung điểm $BC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $ADM$ lần lượt cắt các cạnh $AB,AC$ tại $Q$ và $P$. Gọi $N$ là trung điểm của đoạn $PQ$ và $H$ là hình chiếu của $L$ xuống $ND.$
Chứng minh rằng $ML$ tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác $HMN.$

Ta có: $BQ.BA=BD.BM$
$CP.CA=CM.CD$
$\Rightarrow BQ=CP$
$\Rightarrow \overrightarrow MN= \dfrac{1}{2}.(\overrightarrow {BQ}+\overrightarrow{CP})=\dfrac{1}{2}(\dfrac{BD}{BA}.\overrightarrow{BA}+\dfrac{CP}{CA}.\overrightarrow{CA})$
Mà $\overrightarrow{AD}=\dfrac{BD}{BC}.\overrightarrow{AC}+\dfrac{CD}{BC}.\overrightarrow{AB}$
Mặt khác: $\dfrac{\dfrac{BD}{BA}}{\dfrac{CD}{BC}}=\dfrac{\dfrac{CP}{CA}}{\dfrac{BD}{BC}}$
$\Rightarrow MN \parallel AD$
$\Rightarrow \widehat{MNH}=\widehat{LDH}=\widehat{HML}$
$\Rightarrow đpcm$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 24-07-2012 - 13:46

TỪ TỪ LÀ HẠNH PHÚC
A1K39PBC




2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh