Đến nội dung

Hình ảnh

Về cách học tốt hình học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
hoilamchi

hoilamchi

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 164 Bài viết

Em có một vấn đề là em hơi bị ''ngu'' hình ấy ạ.Mặc dù đã làm nhiều bài hình cơ mà gặp cái bài nó có cái hình ghê ghê là em chẳng muốn giải nữa mà chỉ muốn bỏ luôn thôi.Xem giải nhiều khi họ vẽ mấy cái đường phụ mà em cũng chẳng hiểu lí do tại sao nữa,chẳng lẽ họ dựa vào cảm quan  :( .Trên mấy cái hiệu sách thì cũng bán khá nhiều sách toán hình dành cho thi chuyên lớp 10 nhưng mà em không biết nên chọn sách nào cho tốt cả  :wacko: .Mong mọi người giới thiệu cho em 1 số đầu sách tốt cho thi chuyên toán lớp 10,được thế thì em cảm ơn rất nhiều ạ.À mọi người có thể chia sẻ một số cách suy nghĩ để vẽ được đường phụ không ạ?Em cảm ơn mọi người nhiều  :icon6:



#2
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Mình hồi trước cũng giống bạn, rất hay bí bài hình. Lúc ấy mình khắc phục bằng cách làm các bài hình trong cuốn hình của Vũ Hữu Bình, làm chủ yếu ở phần tứ giác nối tiếp, đặt quyết tâm cao là: không đọc giải. Mình thấy bài toán mà bản thân tự giải ra thì sẽ rút được nhiều kinh nghiệm hơn so với đọc giải. Đến độ khoảng 3,4 ngày suy nghĩ cao độ bài hình mà bạn không nghĩ ra thì bạn đọc giải. Bạn không nên đọc toàn bộ lời giải mà đọc phần đầu, để coi họ vẽ hình phụ thế nào rồi tự bạn phải giải tiếp. 

 

Hình học mình nghĩ chỉ cần bạn làm nhiều thì bạn sẽ tốt lên. Một số kinh nghiệm mà mình rút ra khi giải bài hình:

 

+) Phải mạnh dạn vẽ hình phụ, dù cho bạn phải vẽ đi vẽ lại hình đề bài. 

 

+) Luôn đọc lại đề, kiểm tra lại trong các điều kiện đề bài nào mà trong bạn chưa dùng, từ đó tập trung vào điều kiện đó để tìm ra chìa khoá giải bài hình.

 

+) Đi tìm cặp tam giác đồng dạng, tứ giác nội tiếp. Bạn cứ thấy tam giác, điểm nào mà có thể tạo thành cặp tam giác đồng dạng hay tứ giác nội tiếp thì bạn phải thử vẽ hình và kiểm tra. Mình nghĩ tứ giác đồng dạng và tam giác nội tiếp là hai kiến thức chủ yếu trong hình học THCS. Nếu bạn tìm được tứ giác nội tiếp hay tam giác đồng dạng, thì bạn đã tìm được một tính chất mới của hình (tính chất mà nhìn không thấy ngay được). Thường tính chất này sẽ là chìa khoá then chốt để giải bài toán.

 

-> Lúc mình bí hình, không còn tính chất nào để khai thác từ hình đề bài, mình thường đi tìm các cặp tam giác đồng dạng và tứ giác nội tiếp, hay thậm chí là các góc, các cạnh bằng nhau qua việc nhìn trực quan rồi từ đó thử vẽ hình lại để kiểm tra. 

 

+) Trong hầu hết các bài toán hình, kiến thức mà bạn vận dụng chủ yếu là góctỉ số cạnh. Nếu bạn thử tính toán góc không hiệu quả thì bạn chuyển sang tính toán tỉ số cạnh, đôi lúc có thể kết hợp cả hai cái này lại với nhau mới giải được bài toán.

 

Đến khi bạn nhuần nhuyễn giải bài hình trong cuốn của Vũ Hữu Bình mà không cần đọc giải, hãy thử sức với các bài hình thi vào lớp 10 chuyên KHTN Hà Nội, ĐHSP Hà Nội. Các bài hình đó theo mình thấy rất hay và khó.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zaraki: 10-11-2015 - 04:22

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#3
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Tôi thì tôi nghĩ ngược lại (dù hồi trẻ tôi cũng từng nghĩ như bạn).
 

đặt quyết tâm cao là: không đọc giải. Mình thấy bài toán mà bản thân tự giải ra thì sẽ rút được nhiều kinh nghiệm hơn so với đọc giải. Đến độ khoảng 3,4 ngày suy nghĩ cao độ bài hình mà bạn không nghĩ ra thì bạn đọc giải. Bạn không nên đọc toàn bộ lời giải mà đọc phần đầu, để coi họ vẽ hình phụ thế nào rồi tự bạn phải giải tiếp. 

 

Hình học mình nghĩ chỉ cần bạn làm nhiều thì bạn sẽ tốt lên.

 

 

Đi theo con đường này sẽ có cái ưu là (i) khả năng phản xạ tốt, (ii) cảm giác phấn khích khi giải được bài toán và (iii) lâu lâu xuất thần đưa ra những cách giải "thần sầu" dù gặp bài lạ; đồng thời cũng có nhược điểm là (i) tốn thời gian, (ii) rút kinh nghiệm, nhưng rất khó trong việc tổng kết kinh nghiệm.

Nói 1 cách khác thì cách bạn đưa ra sẽ giúp cho người học có 1 lượng kiến thức đi vào trực tiếp "tiềm năng", "vô thức" và vấn đề là nếu gặp bài lạ thì "tiềm thức" nó có trỗi dậy không mới gay. Hơn nữa, nó cũng đốt thời gian ghê gớm, và cũng khiến người học lệ thuộc vào tài liệu học rất cao.

Tôi sau này đi ra ngoài thì thấy thế giới họ khá coi thường kiểu học vào "tiềm thức" này. Thay vào đó, họ "tư duy" và "sắp xếp mọi thứ vào đúng chỗ của nó".

Chủ thớt đặt ra nghi vấn "làm sao học giỏi hình" => bạn phó quản trị đề xuất tư tưởng "ráng suy nghĩ 3,4 ngày". Còn tôi thì nghĩ, nếu 3,4 ngày thì mang banh ra ngoài ruộng đá cho khỏe mạnh thể chất hơn là suy nghĩ hoài cho nó nhũn não :))

Chủ trương tôi thì khác 1 tí, suy nghĩ 15 phút không ra thì cứ xem giải. Không phải đọc từng phần mà đọc hết 1 lượt lun cho nó nhanh, tiết kiệm thời gian.

Quan điểm của tôi là bộ não của con người cũng giống như 1 ngăn tủ vậy. Mỗi hộc tủ sẽ có 1 nhãn dán như "hộc vẽ đường phụ là trung tuyến", "hộc vẽ đường phụ là phân giác", "hộc vẽ đường song song" vâng vâng và vâng vâng. Trong mỗi hộc tủ sẽ chia nhỏ ra thành vài hộc nhỏ hơn nữa và cứ thế. Và mỗi khi xử lí xong 1 bài, nếu bài đó dễ thì vứt mẹ đi cho đỡ chật chỗ. Còn nếu bài đó hay thì đem xếp vào "hộc tủ" của mình. Với quan điểm đó thì tôi nghĩ rằng ai cũng là thiên tài, thần đồng, thánh nhân các kiểu.Như vậy, khi vào thi các kiểu, việc đơn giản chỉ là nhắm bài toán đó ở hộc tủ nào rồi cứ thế mà rút ra bem thôi. Các bạn cứ tưởng tượng như 1 cô thư kí ôm vài vạn hồ sơ về rồi sắp xếp ngăn nắp, nếu có ai hỏi đến thì biết hồ sơ đó nằm ở chỗ nào và rút ra thôi, quá dễ. Và nếu như không giỏi nếu làm theo cách này thì sẽ "bị" mấy điểm sau:

1. Số lượng hộc tủ của bạn quá ít, quá đơn sơ => Giải pháp: nhanh chóng bổ sung bằng những cuốn sách "kinh điển". Recommend: ôm hết báo toán học tuổi trẻ trong vòng 5~10 năm qua về mà tụng kinh.

2. Bạn sắp xếp hộc tủ quá là rối rắm, hộc tủ này đè lên hộc tủ kia => Giải pháp : sắp xếp lại. Recommend: đôi khi, bạn sắp xếp thành 1 kiểu khá là hoàn hảo, nhưng sau đó bạn gặp 1 kiểu khác hoàn hảo hơn thì đừng ngại mà sắp xếp lại.

3. Tốc độ của bạn quá chậm => Cái này có nghĩa là bạn chưa sắp xếp đúng.

4. Sắp xếp đúng, vào thi cũng rút trúng nhưng vẫn bí => biết cách phân loại, sắp xếp bài toán là "chìa khóa" để thành công; nhưng không có nghĩa là "có chìa khóa thì thành công", toán học vẫn cần tư duy logic chứ không phải biết cách vẽ đường phụ là giải được. Đôi lúc, biết vẽ hình phụ nhưng vẫn bí.

..... (chưa nghĩ ra hết lí do)....

Mấy bài thi quốc gia, quốc tế các kiểu hằng năm, quanh đi quẩn lại cũng là xào xáo, nhào trộn các phương pháp với nhau. Sắp xếp logic não bộ là cách thần tốc để chiến thắng.

Một câu hỏi đặt ra là "liệu có những bài toán mà không biết xếp nó vào loại gì không?". Cái này có đó nghen, hồi tôi học có những bài mà xem xong bài giải vẫn không biết mấu chốt bài toán ở đâu => rối vcl ra :)) => vậy giải pháp ở đây là gì? Mời các bạn tranh luận.

 

 

Lời cuối: nếu các bạn làm bài mà vẫn bí thì cứ niệm thần chú thế này là sẽ ra "úm ba la, anh nguyendung đẹp trai, thần thánh, phong độ, hào hoa, lãng tử giúp em 1 tay" => ok ngay :))






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh