Đến nội dung

Hình ảnh

Giải bài toán Ngụy biện và bác bỏ


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
drtiendiep

drtiendiep

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 107 Bài viết
I. Ngụy biện
Ngụy biện là một phép suy luận không hợp trong logic mệnh đề hay nói cách khác NB là cách nói lắt léo, làm cho người khác không phân biệt được phải trái, đúng sai, bị sa bẫy mà không biết. Nói chung những người NB thường dựa vào dấu hiệu giống nhau về hình thức để đánh tráo khái niệm, đem quy luật của hiện tượng này cho quy luật của hiện tượng khác, áp đặt những hiện tượng riêng biệt cho một quy luật chung một cách không phù hợp, vận dụng phép suy luận sai làm luận chứng cho phép suy luận của mình.
II. Bác bỏ
Bác bỏ là một phép ngụy biện làm rõ tính giả dối chỉ ra chỗ sai của luận đề hoặc một phép suy luận nào đó. Khác với phép chứng minh là trong mỗi phép chứng minh đều có 3 phần: luận đề, luận chứng và luận cứ nhưng trong mỗi phép bác bỏ ta chỉ cần chỉ ra tính không chân thực, không hợp logic của một trong 3 phần đó.
III. Các quy tắc bác bỏ
IV. 1. Bác bỏ luận đề
- Bác bỏ luận đề của một phép NB là ta phải đưa ra luận đề trái ngược với luận đề của đối phương đã thiết lập.
Ví dụ: 1. Mọi số chia hết cho 3 đều chia hết cho 6
 Bác bỏ:  số tự nhiên a chia hết cho 3, không chia hết cho 6. Ví dụ: 9, 15
Ví dụ 2: Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh
 Bác bỏ:  hai góc A và B: A = B, A, B không đối đỉnh. Ví dụ bằng hình vẽ

2. Bác bỏ luận cứ
Có nghĩa là ta chỉ ra một trong số các căn cứ mà đối phương đã dùng trong các bước chứng minh là sai không có thực. Như vậy toàn bộ phép chứng minh của đối phương bị bác bỏ.
Ví dụ 1: Chứng minh 4 = 5
48 + 20 – 68 = 60 + 25 -85
4 (12 + 5 – 17) = 5 (12 + 5 – 17)
4 = 5
Luận cứ: Luật giản ước của phép nhân 
Bác bỏ: Sai vì luật giản ước chỉ thực hiện được khi phần tử giản ước khác 0
Ví dụ: Mọi đường tròn đều có độ dài bằng nhau

Thật vậy! Vẽ hai đường tròn đồng tâm, từ 1 điểm của đường tròn C1 cũng tìm được 1 điểm

của đường tròn C2.Như vậy số điểm trên 2 đường tròn bằng nhau nên

hai đường tròn có độ dài bằng nhau
Bác bỏ: ? (tại sao và vi phạm tính chất gì?)


Sau đây là bài tập tôi mong mọi người giúp đỡ giải cùng tôi với!
Hãy xây dựng các phép Ngụy biện sau, sau đó vận dụng quy tắc bác bỏ luận cứ để bác bỏ chúng
1. Mọi số thực đều bằng nhau
2. Tổng của hai số dương bất kỳ đều bằng 0
3. Mọi số thực đều bằng 0
4. Tổng hai cạnh góc vuông luôn = cạnh huyền
5. Hai đường thẳng bất kỳ đều song song
6. Mọi tam giác đều là tam giác đều
7. Góc vuông có số đo bằng góc nhọn

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi drtiendiep: 16-03-2007 - 23:14

Tôi tư duy có nghĩa là tôi tồn tại!

#2
Sk8ter-boi

Sk8ter-boi

    (~.~)rubby(^.^)

  • Thành viên
  • 427 Bài viết
tử giản ước khác 0
Ví dụ: Mọi đường tròn đều có độ dài bằng nhau

Thật vậy! Vẽ hai đường tròn đồng tâm, từ 1 điểm của đường tròn C1 cũng tìm được 1 điểm

của đường tròn C2.Như vậy số điểm trên 2 đường tròn bằng nhau nên

hai đường tròn có độ dài bằng nhau
Bác bỏ: ? (tại sao và vi phạm tính chất gì?)
cái này chỉ khẳng định ; chúng có lực lượng bằng nhau mà thôi ...

còn về bài biện chứng "mọi số thực đều bằng nhau" , bạn có thể dùng cm 1=2 (tương tự bài 4=5) rồi dùng quy nạp , với cm a=0 cũng vậy

i love 9C -- i luv u :x .... we'll never fall apart , but shine forever

9C - HN ams

#3
drtiendiep

drtiendiep

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 107 Bài viết

tử giản ước khác 0
Ví dụ: Mọi đường tròn đều có độ dài bằng nhau

Thật vậy! Vẽ hai đường tròn đồng tâm, từ 1 điểm của đường tròn C1 cũng tìm được 1 điểm

của đường tròn C2.Như vậy số điểm trên 2 đường tròn bằng nhau nên

hai đường tròn có độ dài bằng nhau
Bác bỏ: ? (tại sao và vi phạm tính chất gì?)
cái này chỉ khẳng định ; chúng có lực lượng bằng nhau mà thôi ...

còn về bài biện chứng "mọi số thực đều bằng nhau" , bạn có thể dùng cm 1=2 (tương tự bài 4=5) rồi dùng quy nạp , với cm a=0 cũng vậy

Cám ơn bạn nhé! Các bài còn lại bạn có thể giúp mình không?
Tôi tư duy có nghĩa là tôi tồn tại!

#4
themoon

themoon

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 20 Bài viết
Mệnh đề: Số nào cũng bằng 0.
lấy một số a tùy ý và một nửa của nó là x. Ta có a=2x.
Nhân 2 vế với a ta được 2ax=a^2 hay a^2-2ax=0. Lại thêm x^2 vào hai vế được a^2-2ax+x^2=x^2
Hay (a-x)^2=x^2
Có thể viết là (x-a)^2.
Do đó x-a=x. Tức là a=0.
Bác bỏ:Bình phương hai số bằng nhau ko thể suy ra hai số bằng nhau.
Tổng hai số dương bằng 0:
Giả sử có hai số dương a và b. Tổng của chúng bằng c cũng dương. Nhân hai vế với a+b được:
c(a+b)=(a+b)^2
ac+bc=a^2+2ab+b^2
(a^2+ab-ac)+(ab+b^2-bc)=0
a(a+b-c)+b(a+b-c)=0
Giản ước cho a+b-c ta được a+b=0
Bác bỏ bằng luật giản ước phép nhân.
Chào mừng diễn đàn 3T phiên bản mới :
http://diendan3t.net/forum
Hình đã gửi

#5
themoon

themoon

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 20 Bài viết
Mệnh đề: Số nào cũng bằng 0.
lấy một số a tùy ý và một nửa của nó là x. Ta có a=2x.
Nhân 2 vế với a ta được $2ax=a^2$ hay $a^2-2ax=0$. Lại thêm$ x^2$ vào hai vế được $a^2-2ax+x^2=x^2$
Hay $(a-x)^2=x^2$
Có thể viết là $(x-a)^2$.
Do đó $x-a=x$. Tức là a=0.
Bác bỏ:Bình phương hai số bằng nhau ko thể suy ra hai số bằng nhau.
Tổng hai số dương bằng 0:
Giả sử có hai số dương a và b. Tổng của chúng bằng c cũng dương. Nhân hai vế với a+b được:
$c(a+b)=(a+b)^2$
$ac+bc=a^2+2ab+b^2$
$(a^2+ab-ac)+(ab+b^2-bc)=0$
$a(a+b-c)+b(a+b-c)=0$
Giản ước cho $a+b-c$ ta được $a+b=0$
Bác bỏ bằng luật giản ước phép nhân.
Mấy bài hình còn lại xây dựng được phải vẽ hình nên chịu.
Chào mừng diễn đàn 3T phiên bản mới :
http://diendan3t.net/forum
Hình đã gửi

#6
drtiendiep

drtiendiep

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 107 Bài viết
Cám ơn TheMoon rất nhiều! Các bài còn lại ai có thể giải tiếp giúp tôi được không? Xin cám ơn diễn đàn và sự đóng góp của các bạn!
======================================================
P/S: TheMoon có thể vẽ bằng Word r�ồi chụp vào paint và upload lên trang http://www.tinypic.com và gửi lại địa chỉ ULR chứa tệp ảnh cho mình!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi drtiendiep: 17-03-2007 - 22:37

Tôi tư duy có nghĩa là tôi tồn tại!

#7
lehung.qbmath

lehung.qbmath

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 142 Bài viết
Cái lý thuyết này lạ quá, không biết anh drtiendiep lấy ở đâu? Hình như là ở trong chương trình đại học thì phải?
"Sống ở trên đời cần nhất một tấm lòng..."




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh