Đến nội dung


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 340 trả lời

#21
LaoCong

LaoCong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết

Các anh ơi em có ý kiến này,tại sao diễn đàn mình ko tổ chức một kì thi nào đó sau đó chọn ra một số người để nhận học bổng nhỉ?
Ý kiến của em thế nào hả các anh ai có ý kiến gì thi cứ nêu tự nhiên nhé!

Hình như em đi ngược qui trình rồi em gái ạ. Có học bổng (Có nguồn tài trợ) rồi mới tổ chức thi để chọn ứng cử viên chứ không phải thi để tìm ra ứng cử viên rồi mới xin học bổng (vì DĐT thì lấy đâu ra tiền mà cấp học bổng cơ chứ???). Theo anh thì DĐT chỉ có thể làm cầu nối (trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, ...) để tăng hội nhận học bổng chứ không thể là nơi cấp học bổng.

Nhưng mà không ai đánh thuế vào giấc mơ nên chúng ta có quyền kỳ vọng điều đó có thể xảy ra ở tương lai ... Hình đã gửi
Chữ ký đơn giản để đẹp diễn đàn!

#22
gulit

gulit

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Năm nay em học lóp 10 , em dự dịnh du hoc cang som cang tot bởi vì em muốn có vài năm học cấp 3 ở đó trước khi lên đại học .Em nghĩ như vậy sẽ có nhiều thời gian thích nghi , cơ hội chọn trương đại học mình mong muốn cũng cao hơn .
Các anh các chị có biết trườn cấp 3 nào tốt tốt mà có học bổng không ? Giúp em với ! Những vấn đề này em không rành lắm !!!!!
Em muôn biết kì thi SAT là gì vậy ? Có khó lắm không ? Nếu thi thì thi ở đâu ?
Em rất rất mong được sự giúp đỡ của các anh chị ! Em rất muốn đi du học ! Em cám ơn trước nghen !

#23
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Theo anh được biết, chỗ anh, không có học bổng dành cho cấp III.
Dẫu biết, càng học sớm thì càng có nhiều cơ hộ tiếp xúc , làm quen, nhưng mà em phải có điều kiện kinh tế khá. Anh thấy có một số chíp chỗ anh cũng qua đây học rất sớm, 3-2 năm cấp III. Nhưng như vậy không phải là cách tốt nhất. Hiện tại ở Vn, hệ thống đào tạo ngoại ngữ cũng khá rồi. Xa nhà 1-2 năm, thực sư không học được gì nhiều ở cấp III, trừ ngoại ngữ. Vậy sao không học ở nhà nhỉ ?

Nếu anh không nhầm, SAT là Scholastic Aptitude( Assessment) Test, bài kiểm tra này gồm 2 phần,
- Phần SAT 1, thời gian là 3 tiếng, tập trung vào toán và English, reasoning test. Giá của phần này là $45 US( Không biết giờ có khác không.
Phần SAT 2 , khoảng 1 giờ, có phần essay 25 phút thì phải. Giá của phần này khoảng 40-50 US.

Có 2 địa điểm thi là thành phố HCM và HN, không biết giờ đã mở rộng thêm nhiều điểm thi khác chưa.

Bạn lên Net để tìm info của nó. Ở đây chắc có anh Kaka thi rồi, hỏi anh chút kinh nghiệm , chắc anh trả lời cho đó.

#24
2000d

2000d

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Gửi các anh du học bên Mĩ . Em ko biết nếu du học qua Mĩ thì trước hết mình cần phải chuẩn bị những gì đây .
----Em được biết về tiếng Anh thì (theo lời bạn của em) người VN giao tiếp rất khó với người Mĩ.Điều này ko biết có đúng ko vậy? Vì vậy phải làm cách nào để nói tiếng Anh cho người ta hiểu?
-----Em thấy học Đại Học cộng đồng cũng lá 1 hướng giải quyết về kinh tế . Tuy nhiên học phí ở Đại Học cộng đồng cỡ 14K đến 17K là cùng . Và đầu vào tiếng Anh cũng rất tệ ( Họ đòi TOEFL cỡ 450-500 điểm là cùng ) . Lại apply bất cứ lúc nào cũng được . Vậy thì làm sao mà tin tưởng để apply vào . Đành ràng có chương trình chuyển tiếp lên Đại Học , tuy nhiên liệu chuyển tiếp có dễ không ?
-----Em có cần mua 1 số sách vở về Lịch sử , Địa Lí của Mĩ để học trước ko . Bởi vì nếu ko qua được 1 số kì thi bắt buộc củ Mĩ thì ko thể tốt nghiệp được . Đúng ko vậy các anh ?
-----Nếu muốn học tóan để làm PhD thì theo như thông tin của Diễn Đàn , phải học cực kì căng thẵng . Em muốn chuyên tâm nghiên cứu về Lí thuyết Số . Vậy em có cần mua trước 1 số sách nước ngòai để học trước ko .Và những năm đầu của Đại Học , chắc phải chuyên tâm học về Tóan để chuẩn bị cho thạc sĩ nữa.
------Ở bên Mĩ , việc học hành và làm việc là cực kì căng thẳng . Các anh có thể chỉ cho em 1 số mẹo để vừa có thể làm việc mà vửa học hành tốt được ko vậy .chẳng hạn như xin miễn học 1 số môn : Tóan , Lý , Hóa có được ko ?
------Một điều đặc biệt nữa là , em nghe nói ở bên Mĩ cũng ko an tòan . Vì theo thống kê hàng năm , Tội Phạm bên Mĩ rất nhiều , các anh có thể cho em biết những khu vực " nhạy cảm "( có nhiều tội phạm ) được ko vậy . ( Em thấy ở Nga ,có học sinh VN bị giết rất dã man . Vì vậy , em mới phải hỏi đến vấn đề này)



Mong các anh giúp em với . Em chân thành cám ơn !!

#25
gulit

gulit

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Như vậy không có cách nào để đi du hoc cấp 3 sao bằng học bổng sao?Thật Sự em rất muốn đi ! HIC HIC HIC.....!

#26
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết

Các anh ơi em có ý kiến này,tại sao diễn đàn mình ko tổ chức một kì thi nào đó sau đó chọn ra một số người để nhận học bổng nhỉ?
Ý kiến của em thế nào hả các anh ai có ý kiến gì thi cứ nêu tự nhiên nhé!

có thể nếu như uy tín của dđ cao
nhưng trên thực tế thì không đơn giản vâỵ đâu
ước mơ của mâiyeutôpnhc đẹp thât đâý

#27
lnthanh

lnthanh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Em cung moi hoc lop 10,va cung co tham vong duoc di du hoc.Em muon hoi dieu kien vao lop nang cua khtn:muon duoc thi vao phai co nhung dieu kien gi, co may lop tai nang o do.Em hoc chuyen toan,do vay muon thi vao lop hoc thien ve toan.Thi vao do gom co may mon thi ,la nhung mon gi ha anh

#28
algalois

algalois

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Chào 2000d,

Em hỏi một số câu hỏi mà anh nghĩ rất hay và rất quan trọng.

Gia dình anh di dân qua Mỹ hơn 10 năm và anh dã tốt nghiệp dại học ở Mỹ nên anh có thể chỉ dẫn cho em vài diềụ

Hồi gia dình anh di dân qua Mỹ ( lúc Mỹ còn cấm vận VN), lúc dó anh dã tôt nghiệp trung học ở VN, và các dại học ở Mỹ cũng "không " thèm nhận văn bằng trung học ở VN cho nên con dường duy nhất mà bọn anh di là học community college rồi transfer lên dại học 4 năm.

Trước tiên anh muốn cho em biết rằng sinh viên du học (như em) và sinh viên bản xứ bắt buộc phải lấy một số lớp gọi là General Education như History (ỤS or World), English, Music..etc. Thường thường 1 văn bằng cử nhân thì cần 180 tín chỉ (units) mà trong dó 40 tới 60 units là General Education, còn chuyên ngành thì vào khoảng 120 units

1 tín chỉ tương dương với việc tới lớp 1 giờ/ 1 tuần và một muà học khoảng 16 tuần.

Như vậy, dể lấy văn bằng cử nhân, thường thường mỗi trường dòi hỏi sinh viên phải lấy khoảng 10 lớp General Education. Em có thể chọn các lớp General Education nhưng 1 năm English C?mposition là bắt buộc. 1 năm ỤS History hình như cũng bắt buộc,
em có thể dược miễn foreign language vì em biết tiếng Việt,...etc.


Về việc học dại học cộng dồng, anh có thể khẳng dịnh với em rằng các dại học công 4 năm công nhận chất lượng dại học cộng dồng và dại học cộng dồng chỉ dạo tạo 2 năm dầu và 2 năm cuối em phải học ở dại học 4 năm. Giả dụ như em muốn học dại học Berkeley (ở California) thì em phải học dại học cộng dồng ở California thì việc chuyển lên sẽ xuông xẻ hơn.

Muốn chuyển lên dại học 4 năm ngành nào thì ở dại học cộng dồng ngành dó em phải lấy thật nhiều diểm A, và cũng cố gắng lấy nhiều diểm A các ngành khác.

Trong bang California (và các tiểu bang khác), các dại học 4 năm không phân biệt các dại học cộng dồng, lấy diểm A ở dại học cộng dồng (dhcd) X, thì cũng tương dương diểm A ở dhcd Ỵ Cho nên chiến thuật là phải kiếm dhcd nào mà dễ lấy diểm A, dể dễ chuyển lên.

Các trường như MIT, or Havard Princeton, theo anh nghĩ khó nhân sinh viên từ dhcd vì họ có quá nhiều sinh viên giỏi muốn vàọ


Nếu mộng của em là học Ph.D ngành toán ở Princeton or Havard mà em thấy khó dược nhận vào undergraduate thì em có thể học und?rgaduate ở Berkeley or UCLA (make sure get straight A) rồi em có thể apply vào Princeton or Havard.

Anh có một người bạn Dại hàn học Physics, ở dhcd hắn lấy toàn diểm A, rồi anh ta transfer lên Berkeley ( cũng get toàn diểm A), và sau cùng anh ta lên Havard học Ph.D Physics và dã tốt nghiệp.

Hồi mới qua một năm dầu anh cũng diếc dặc, nhưng coi TV, và di học anh văn thì khoảng một năm sau cũng hiểu dược. Quan trọng không kém là viết tiếng Anh, nên em cũng nên chú trọng phần nàỵ

Ở Mỹ, sau khi em có bằng cử nhân Toán học và học lên Tiến Sĩ thì phần bắt buộc mọi sinh viên cao học phải master là Âlgebra, Classical Analysis, và Complex Analysis, em phải pass qua kỳ thi các môn này trược khi học chuyên ngành lý thuyết số của em. Dĩ nhiên chăng ai cấm em học trước cả.

Thật ra bên Mỹ cũng an toàn lắm, không dến nỗi dâu, nếu em học ở California, or Newyork và nơi nào có dông sinh viên nước ngoài, không dến nỗi nàọ


Hồi anh còn ở Viet Nam, cũng tươ/ng là bên Mỹ ai cũng deo súng và bắn tã lả nhưng sự thật thì không phải thế.


Nguời Việt mình ở Mỹ gần 2 triệu người, dâu dễ ăn hiếp người Việt mình dâu em :-)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BadMan: 11-02-2005 - 17:02


#29
gianghutvn

gianghutvn

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Xin chào các bạn!
Tôi là một thành viên mới của diễn đàn. Tôi đã tốt nghiệp Khoa Toán Tin ứng dụng của Đại học Bách Khoa Hà Nội và nay đang theo học lớp cao học cùng chuyên ngành của DHBKHN. Tôi đã từng mơ ước tới cơ hội được du học ở nước ngoài xong dường như nó vẫn còn xa vời với tôi. Tôi hy vọng được các bạn có kinh nghiệm trong vấn đề xin học bổng du học tư vấn giúp tôi cách thức tìm kiếm cơ hội du học sau đại học (cả chuyên ngành Toán hoặc chuyên ngành CNTT). Tôi xin chân thành cảm ơn!

#30
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Mình nghĩ là bạn nên post lên đây các thứ mà bạn đã có như là TOEFL, GRE, paper hoặc research experience, talk, bằng tốt nghiêp, giải thưởng, bằng khen.. để mọi người tư vấn cho phù hợp, tránh trường hợp mọi người tư vấn cho bạn một trường quá cao hay quá thấp hoặc là gây một số tranh cãi không cần thiết(kiểu như "mình có quen một người xin vào được trường này, trường kia nên bạn phải cố" nhưng không bao giờ nói thêm gì về cái profile của bạn kia cả).
PhDvn.org

#31
bupbebe

bupbebe

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
[SIZE=7] Kakalotta viết rất đúng. Các bạn muốn bàn đến chuyện đi học, ở Mỹ, Anh hay Pháp thì cái tối thiểu bao giờ cũng là ngoại ngữ. gianghutvn đã thi TOEFL chưa? Hoặc kế hoạch của bạn định bao giờ thi? Nếu chưa thì tôi rất tiếc phải nói rằng giấc mơ của bạn đúng là còn xa vời thật.

Các bạn đang học đại học ở nhà mà muốn đi học thêm master hay Ph.D thì cần
lập kế hoạch để thi TOEFL >550 sởm.

Ví dụ bạn sẽ tốt nghiệp vào tháng 6/2005 và muốn sang học ngay vào tháng 9/2005.
Vì các trường đh ở Mỹ thường nhận hồ sơ tuyển sinh sau đại học vào tháng 2 và
nên bạn phải thi TOEFL (và GRE nếu có thể) vào khoảng tháng 6-12/2004. Nhưng
cũng đừng thi sớm quá vì bằng TOEFL chỉ có giá trị trong vòng hai năm (?).

Cheers,

#32
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Mình nghĩ bạn nên vào các trang web có các thông tin về du học, TOEFL. Ví dụ như:
dethi.net
svduhoc.org
www.testmagic.com
www.ttvnol.com
vef.gov
PhDvn.org

#33
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
( Lim : Chủ đề này đã được tách ra từ topic " Apply vào trường MIT". Mong chủ nhân của topic không suy nghĩ. )

---------------------
Hiện nay mình có quen hoặc biết một số người Việt Nam học ở Yale, Harvard, Princeton, MIT, Chicago (chưa kịp nhớ ra hết danh sách ở các trường khác) bao gồm cả mức sinh viên lẫn nghiên cứu sinh. Theo cách nhìn của mình thì cả 5 người ở 5 trường trên đều không thật sự GIỎI chuyên môn, không phải thiên tài (IQ của họ chắc cũng không hơn 140 điểm chứ không nói đến 190). Nhưng họ giỏi ngọai ngữ, năng động, biết chớp thời cơ, tranh thủ được quen biết và biết xin xỏ tốt. Theo quan điểm riêng của mình- ngọai ngữ là yếu tố hàng đầu. Nếu ngọai ngữ cực tốt, gọi điện trực tiếp sang xin, cứ kêu ca muốn học những thứ cao, tiến bộ của Mỹ để về xây dựng quê hương VN đói khổ- làm mấy ông Tây nghe mát lòng mát dạ là có thể xin được chỗ cũng nên. Còn kiến thức chuyên ngành thì chưa chắc đã là yếu tố tiên quyết như bạn Kakalota nghĩ.

Một trường đại học bình thường ở Pháp chẳng hạn rất có thể cũng đã là đủ hoặc khá nặng nề đối với đa số thanh niên VN rồi (ngọai ngữ, môi trường sống mới, sự chặt chẽ về kỷ luật học hành, thi cử) chứ không cần MIT hay Princeton. Việc học đại học ở một trừơng bình thừơng mà giỏi nhất nhì trửờng rất có thể còn gây nhiều ấn tượng tốt hơn cho các giáo sư trường xịn khi muốn xin làm Ph.D hơn là học đại học ở trường giỏi nhưng chỉ là lọai trung bình trong đó.

Phải nói luôn là kể cả vào trường bình thường của Tây- cũng không dễ mà giỏi nhất nhì trường được đâu. Các bác hăng hái trường xịn cứ vào thử rồi sẽ biết sức mình đến đâu. Tây nhiều đứa đầu óc quái đản lắm. Có khi điểm chúng nó không cao bằng người Việt, không có giải luận án xuất sắc nhất, giải nghiên cứu khoa học trẻ xuất sắc nhất v.v., nhưng đến thời điểm cần có công trình lớn, thì chả hiểu sao chúng nó cứ đẻ ra ầm ầm còn người Việt ta thì chỉ làng nhàng ngồi trường Đại học xòang của Tây để giảng bài kiếm cơm thôi :delta

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BadMan: 25-02-2005 - 15:26

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#34
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết

Tây nhiều đứa đầu óc quái đản lắm. Có khi điểm chúng nó không cao bằng người Việt, không có giải luận án xuất sắc nhất, giải nghiên cứu khoa học trẻ xuất sắc nhất v.v., nhưng đến thời điểm cần có công trình lớn, thì chả hiểu sao chúng nó cứ đẻ ra ầm ầm còn người Việt ta thì chỉ làng nhàng ngồi trường Đại học xòang của Tây để giảng bài kiếm cơm thôi :delta

bạn nói rất hay. Mình hoàn toàn đồng ý. Mình có nghe nói về mấy thằng học trò của Kollar, ở Princeton rất giỏi, đưa toàn những bài quái dị (về hhds) mà giải nhoai nhóay. Mà toàn là cái kiểu đi semina mặc quần sooc, để tóc đuôi ngựa trông rất hippy, cực kỳ quái dị mà lại rất giỏi. Hay như ông grothendick, nếu mà em không biết từ trước thì nhìn ảnh em sẽ khẳng định đó là một lão buôn xe hơi lậu nào đó. Thực sự, nhiều lúc em vẫn cứ ngồi mà suy nghĩ, tại sao mấy người như vậy lại có thể có những cách suy nghĩ quái đản- nói một cách khác là thiên tài và xuất thần đến như vậy, còn người việt nam thì lại chi toàn giỏi nhũng cái nho nhỏ mà thôi.
Có lẽ khi nào sang bên kia học rồi em sẽ thử tìm hiểu xem thế nào.
PhDvn.org

#35
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Mình nghĩ là sự khác nhau giữa người Việt và một số chú Tây là ở chỗ chúng ta thích sự hòan hảo về thành tích (thích tốt nghiệp 10,0 cả các môn Vật Lý, Hóa học, ngọai ngữ chứ không chỉ điểm Tóan .v.v.) cho nên cách học cũng khác Tây. Thay vì chúng ta tập trung hòan tòan một hứớng và tư duy về nó liên tục, chúng ta phân chia tư duy của chúng ta ra thành nhiều phần và sắp xếp một kỷ luật cho nó: cho môn Vật lý 6 tiếng một tuần, cho môn hóa học 6 tiếng một tùân, cho môn toán 20 tiếng một tuần. Và để với từng đó thời gian mà học có hiệu quả, chúng ta đọc sách rất kỹ để hiểu rõ người ta nói gì (và tin mọi thứ người ta ghi trong sách), nhớ rõ cách giải của bài tóan, làm nhiều bài tập nhuần nhuyễn- để đến khi đi thi được điểm thật cao.

Trong khi đó, một số chú Tây học kiểu khác (mình phỏng đóan thôi nhé): có thể các chú ấy bỏ tất cả các môn khác không quan tâm, một tùân nghĩ 50 tiếng về Hình học đại số, đầu óc chỉ quanh quẩn ở các vấn đề hình học đại số và không học theo cách đọc kỹ để hiểu rõ người ta muốn nói gì, hay làm đủ bài tập, mà luôn có xu hứơng tự mày mò cách khác, con đường khác để hiểu các lý thuyết cũng như tư duy đào sâu về chúng. Thậm chí họ đọc sách với thái độ "tôi không tin cuốn sách này viết đúng. Tôi phải tìm ra chỗ sai, chỗ hổng của các lý thuyết này". Nghi ngờ là thái độ rất cơ bản của người làm khoa học ở phương Tây, nhưng không phải là thái độ cơ bản của người Đông, Đông Nam Á theo đạo Khổng- vốn coi những gì tiền nhân nói là "thánh nhân nói là cấm có sai", "tiền nhân bao giờ chả giỏi hơn hậu nhân" nên cứ đọc và tin mọi thứ tiền nhân viết như thể nó là chân lý tuyệt đối.

-----------
PS: Xin phép cho mình buôn dưa lê một chút:

Grothendieck nói chung cũng là một thần tượng của mình (tất nhiên mình không thần tượng theo kiểu các bé thần tượng Đan Trường Lam Trường .v.v.) Mình thấy ông ấy nhìn hay đấy chứ- cái ảnh hồi chụp năm 1966 khi nhận Fields thì rất trí thức- mà trông giống một nhà văn hay nhà báo hơn là một nhà tóan học (cái đầu khá chất nghệ và đôi kính gọng đen rất dày). Sau đó mấy năm đi theo đạo Phật cạo trọc đầu thì nhìn hơi giống "người ngòai hành tinh" nhưng nói chung là nhìn vẫn tóat ra vẻ lịch lãm của một trí thức có văn (nghệ) trong người- trông không hòan tòan giống một nhà tóan học thùân túy- như John Conway hay Paul Erdoes. Về cuộc đời của ông thì khỏi phải nói- đúng là một trí thức điển hình của phe idealist- muốn xây dựng xã hội, cứu giúp nhân lọai thoát khỏi chiến tranh, nghèo đói. Một dạng người khá hiếm có trong giới khoa học (cái khác cụ thể là ở chỗ ông ấy active).

Mình cũng tiếc là không có khả năng để nhảy hẳn vào ngành khó như HHDS theo gương Grothendieck vì nói chung khả năng hạn chế và cũng đã muộn. May còn vớt vát được ít là sắp học về Real Algebraic Geometry (nghiên cứu toric varieties và real varieties)- phần cổ điển (chứ không phải mấy phần hiện đại như Etale Cohomology hay algebraic K-theory) của HHDS. Ngày xưa đọc bài của Barry Mazur- giáo sư HHDS ở Harvard mà chóang:" Tôi phải mất 10 năm để hiểu được Etale Cohomology của Grothendieck". Còn ngày nay thì chứng kiến một chú em từng hai lần vô địch Olimpic tóan, đang học ở X và rất nổi ở đó nhưng vất vả với HHDS như thế nào. Chú em này đã học sang Master về lý thuyết số, nhưng đến lúc học HHDS thì than trời bảo là không hiểu một cái gì cả. :delta

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Polytopie: 21-02-2005 - 18:10

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#36
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Cai´ benh cua sinh vie^n vn la` Ta^m` chuong trich´ cu´ . Doc rat nhie^u` sach´ nhung, khong chiu lam`. Bon Ta^y no´ thuc dung hon minh` o cho^: No´ chi doc 1 cuo^n´ sach´ phuc vu cho chuye^n mo^n cua no´, nhung tu` cuo^n´ sach´ a^y´ no´ thu loi duoc.
Ne^n` giao´ duc cua Vn tu xua toi´ nay luo^n la` ne^n` giao´ duc cua 1 nuoc´ tieu nhuoc, ne^n hoc theo kie^u? no^ le^ vao` sach´, cai´ do´ thi` phai khac´ phuc da^n` da^n`.
Mo^n HHDS la` mo^n cuc cuc ky` kho´ , khong hieu duoc cung la` chuyen thuong tinh`, huo^ng´ chi HHDS co´ de^n´ 3 pha^n` : real, rational, va` complex algebraic geometry.
To´ ngay` xua cung da^m da^u` vao` mo^n nay`, nhung rut´ cuc lai danh` phai quay sang algebraic topology.
To´ thi` tha^y´ nguoc lai, Ta^y diem luc´ nao` cung cao hon Vn minh`. To´ khong biet cac bac´ o truong` khac´ diem cao ra sao, nhung diem cua to´ o da^y thua xa ma^y´ thang` Ta^y. Hoc hanh` cha^t va^t cung chua theo duoc ma^y´ thang` tinh' le' , ne^n tot nha^t´ la` ye^n pha^n o 1 noi.
Con` khi xin di hoc PhD thi` minh` nghi la` phai nha^y' vao` cho^ tha^t gioi'. Muo^n´ nhu the^´ thi` phai co´ duoc a^n´ tuong tot voi´ cac´ o^ng Prof, ne^u´ the^´ thi` phai co´ co^ng trinh` tu` thoi` sinh vie^n, ma` muo^n´ nhu the^´ thi` chi' co´ the ta^p trung vao` 1 mui tha^t sac´ xao' ma` tho^i.
Sau PhD muo^n´ xin lam` tro ly´ giao´ su thi` tot nha^t´ nha^y' vao` cac´ truong` ta^m` thuong`, co´ nhu the^´ minh` moi´ choi duoc bon Ta^y.
To´ nghe qua nhieu nguoi` duoc biet, thuc ra sinh vie^n Vn da^u` oc´ kho^ng de^n´ no^i ngu si da^u, chi co´ die^u` kho^ng co´ duc´ tinh´ lao do^ng nhu bon Ta^y tho^i.
Bon ta^y co´ nhung thang` co´ the lam` Toan´ 24/24 gio`, con` suc´ nhu nguoi` Vn, cham ma^y´ thi` cham cung khong bao gio` lao do^ng nang nhoc duoc. Cai´ nay` la` do ye^u´ to^´ suc´ khoe.
Co^ng the^m cach´ hoc cua sinh vien Vn thieu´ tinh´ sang´ tao. To´ tha^y´ to´ tra cuu´ tai` lieu thi` sie^u, nhung giai toan´ thi` thua xa ma^y´ thang` Ta^y.
Sinh vie^n Vn co^´ gang´ le^ le^t´ thi` cung duoc de^n´ cai´ ghe^´ Prof o 1 truong` DH ta^m` trung. Chu´ cao hon thi` chac´ con` la^u lam´.
Tom´ lai to´ nghi sinh vien vn nen hoc 1 cach´ thuc dung hon nua. Ket´ qua hoc tap thi` cung quan trong nhung quan trong nhat la` phai co´ co^ng trinh` thoi` con` di hoc.
Hoc la` 1 chuye^n con` sang´ tao la` 1 chuye^n khac´. De^n´ khi lam` Toan´ thuc su, co´ nhung bai` toan´ khong co´ trong sach´ nao` thi` bo´ tay ah`. Luc´ do´ co´ doc 1000 cuon sach cung khong an thua gi`.
Ngay` xua trong phong` to´ la liet de^n´ ga^n` chuc cuo^n´ sach´ ve^` HHDS, nhung roi cung co´ ra ket qua gi da^u. Ngay` nay rut kinh nghiem, to´ chi ta^p trung vao` 1 bai` Toan´ cua o^ng tha^y` giao´ giao cho, chi doc 1 cuon sach´ cua o^ng giao´ dua. Co´ nhu the^´ thi` moi´ co´ co ho^i ra duoc 1 bai` bao´.
Chu´ thich´: To´ da co´ rat nhieu idea , nhung khi trinh` bay` voi´ cac´ giao´ su thi` cac´ o^ng y´ cuoi` pha´ le^n, hoi' to´ la` da^y co´ phai la` 1 ca^u chuye^n vui hay kho^ng.

To 2000d: Em cu´ ta^p trung hoc tap that tot tai vn, cho` co ho^i, xin vao` 1 truong` o My, khong nhat thiet la` MIT, ne^u duoc MIT thi` tot, khong duoc thi` tho^i. Hoc o 1 truong` binh` thuong` cung da kho´ lam´ ro^i`. Ne^u´ trong 2 nam o vn ma` em ra 1 cong trinh` sang´ tao, gay duoc an^´ tuong thi` do´ se la` 1 diem uu the lon´ da^y´ .

#37
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
RIGHT! Bài này của Đăng Thi hay đấy- tả đúng tình trạng anh em ta học ở Tây. Một điều cực kỳ quan trọng là Tây nó rất khoẻ và làm việc đặc biệt có disciplin. Người Việt không thể làm việc tập trung cả ngày được, nhưng Tây nó ngồi lỳ vài ngày cũng đựơc.
Kỳ sau tớ đâm đầu vào Real algebraic Geometry rồi, hy vọng là còn đủ thời gian để hiểu còn thi cho xong phần tóan ĐH.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#38
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
híc híc, mình bó tay môn HHĐS, ban đầu cứ tưởng dễ gặm, đến khi lao vào thì như húc đầu vào đá. Hồi trước mình học complexe alg. Geo, chứ không học real, học mà có cảm tưởng mình đang bơi trong biển kiến thức. Như thế tốt nhất là nên tránh đi thì hơn, tìm cái gì đó đằng cấp thấp hơn 1 chút, mà cụ thể là alg. Topology.
Mình đi học bên này thua thiệt so với bọn tây đủ đường, mình không là người bản xứ, không có nhưng đặc quyền như bọn nó. Luật làm việc ở cái nước đức này là thế, bao giờ 1 chỗ làm việc phải được ưu tiên đầu tiên cho người Đúc, thứ đến là người Châu âu, và những hạng châu á như mình thì cứ xếp hàng sau. Mình so với mấy thằng tây không địch lại thì bọn nó thuê mình làm cái quái gì. Cái này mình cần phải suy nghĩ rất nhiều, không lẽ học xong thất nghiệp. Mà bây giờ thòi gian làm công tác viên ở đại học tối đa là 6 năm, nếu không có chỗ lâu dài là bay. Nhu thế chỉ có 1 con đường nếu muốn tiếp tục nghiên cúu toán thì phải lên giáo sư. Mà trình độ vn thì thua bọn tây. Tớ nghĩ phải đột phá thôi. Phải có 1 mũi nhọn, phải có 1 cái mà mình thắng được bọn tây, chẳng hạn trong 1 lãnh vực cực kỳ hẹp, ngay từ thời sinh viên phải ra được kết quả hay ho. Chứ tớ nói thật so bì ra mình thấy tổng cộng lại địch với thằng tây nào mình cũng thua. Trong lãnh vực nào cũng có thằng giỏi, híc híc nếu không sớm mà tạo được ấn tượng với giáo sư thì mình chỉ có nước cầm cái bằng tốt nghiệp ĐH rồi về nước.

#39
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Cũng may là hứơng học chính trong Real Algebraic Geometry của bọn tớ là hứơng tìm các thuật tóan tìm hệ nghiệm (liên quan đến tin học nhiều) chứ chắc là không đâm sâu vào các trò thuần lý thuyết như các dạng Cohomologies. Với lại có một liên đới giữa toric varieties với các convex polytopes là rất nhiều lý thuyết, tính chất của hình học đại số có thể mô tả bằng các tính chất đơn giản của convex polytopes (nghe thầy nói thế). Cụ thể thế nào thì tớ chưa biết, chắc để hết học kỳ này ngồi thử đọc vài bài giới thiệu về mấy sự liên quan này xem sao đã.

Còn tương lai thế nào thì kệ đi. Mặc dù mình nhận người ta làm thầy rồi nhưng người ta có nhận mình làm đệ tử không là chuyện khác. Như giáo sư mình theo học khá nổi tiếng (thế tớ không muốn nhắc tên cho đỡ nhục tên thầy, vì mình dốt quá :pi) cho nên khả năng mình được trở thành đệ tử của hắn rất ít. Tuy nhiên cứ phải chờ độ một năm nữa xem sao.
Việc về nhà thì sợ quái gì- không nghiên cứu nổi tóan lý thuyết thì đi dạy học sinh cấp 1 cấp 2 :pi, nếu không thì đi mở quán cafe hoặc làm gác cổng các cơ quan là cùng chứ mấy. Giờ có phải là thời bao cấp nữa đâu mà sợ chết đói. Kể ra chỉ sợ mỗi việc: gái chê mình nghèo. :pi
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#40
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Mọi người nói đúng với ý nghĩ của mình lắm. Chúng ta người việt nam bị thua thiệt đủ đường. Người việt nam làm việc khó được người nước khác công nhận. Nếu có một kết quả nào hay ho thìột thằng nào đó nó trích dẫn, sau đó tất cả các thằng khác nó trích dẫn lại bài này chứ hiếm khi trích dẫn trực tiếp kết quả của người việt nam.
QC này, anh sợ là cái AT bây giờ sắp hết thời rồi, số lượng những bài toán con lại thì thường là rất khó (ý kiến của một ông chuyên gia về topo đại số phát biểu tại 1 hội nghị khoa học QT tại VN). Mấy ông VN lúc nào cũng mang mấy khúc xương khó khó ra gặm 1 mình và lúc nào cũng nơm nớp sợ người biết. Chỉ cần mấy ông giỏi giỏi biết là mấy ông ấy tung 1 chưởng là hết toàn bộ cái phần đang làm. Hay là em làm một lãnh vực nào khác của AT và mới mẻ một chút như là KK lý thuyết song bất biến, đồng điều tuần hoàn và quantum cohomology. Những cái này tuy trừu tượng nhưng đuợc quan tâm và có nhiều cái để làm.
Người VN lười học lắm. Tớ học ở VN nên thấy rất rõ nên quyết tâm phải đi nước ngoài để học cách làm việc của nó.
Thực sự cái yếu của người việt namnói chung là khả năng liên ngành không cao. Ví dụ khi giải quyết một vấn đề ở bên lý thuyết biểu diễn gặp 1 khó khăn về giải tích phức, người đó lập tức viết thư cho 1 chuyên gia bên giải tích phức và thảo luận trực tiếp với chuyên gia này. Ở VN thì không bao giờ có chuyện này... Vì vậy tools của bên nó có thể sử dụng là rất lớn còn VN thì...
PhDvn.org




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh