Đến nội dung


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 340 trả lời

#41
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Trong 100 năm vừa rồi Topology và HHDS phát triển mạnh quá đến nát bét rồi còn gì nhỉ (?). Với lại ứng dụng của nó ít nên đến lúc hết thời là phải rồi.

Chắc các cậu phản đối tớ! Ừ, cứ cho là nó ứng dụng nhiều vào các ngành Quantum Mechanics hoặc vật lý vũ trụ đi. Nhưng vấn đề là cả ở bên Vật Lý- thật ra mà nói các ngành vật lý giời biển này cũng không phải là những ngành mà giới vật lý thực sự quan tâm, được đầu tư.

Trước kia mình nghĩ mấy ông như Hawking là ghê gớm lắm- nhưng có hôm nói chuyện với một anh đã xong Ph.D về Vật Lý ở đây mới biết hóa ra giới vật lý chả mấy khi để tâm nghe Hawking nói gì. Anh ấy giải thích là chẳng qua vì nền tảng tóan học của mấy cái Super String theory (1) quá đẹp cho nên người ta coi nó như một biểu tựơng đẹp đẽ nào đó thôi. Mấy cái môn tóan phát triển lên để xây dựng các lọai lý thuyết vật lý này hiện cũng đã phức tạp tới mức các thí nghiệm không kịp chạy theo rồi.

Ngành tóan đang phục hồi và phát triển đặc biệt nhanh trở lại có lẽ là mấy ngành ứng dụng- ví dụ các lọai tóan rời rạc, tóan xác suất thông qua sự phát triển của tin học. Ngòai ra, trong thế kỷ 20 tuy giải tích có vẻ không phát triển nổi bật như Topo hay HHDS nhưng giải tích vẫn luôn là tool quan trọng hơn cả cho các ngành kỹ thụât, vật lý và vì thế nó vẫn không mất đi vị trí hàng đầu. Cậu Đăng Thi học nhanh biết nhiều như thế có khi nhảy sang mấy cái ngành này biết đâu lại được khối việc- vừa ít trừu tựơng hơn vừa thực tế hơn. Có thế sau này mới dễ kiếm được một cô chứ nhỉ :pi

Thôi ba hoa đủ rồi tớ xin phép đi ngủ đây.

----------------------

(1)- M-theory- mother theory hay còn gọi là mother of strings cho không gian 11 chiều, chắc sắp có F-theory- tức father theory cho không gian lựơng tử 12 chiều :pi, không đùa! Đấy là mình nói leo, chứ mình không có biết cái gì về mấy ngành này đâu, trừ mấy cái tên M-theory với F-theory thì trước do tò mò có đọc phỏng vấn Witten nên biết. :pi
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#42
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Qua dung´ la` AT bay gio` sap´ het thoi` ro^i`, cac´ bai` toan´ lon´ ha^u` nhu duoc giai quyet. Ne^u´ theo pure math. thi` co´ le con` moi bai` toan´ Stable homotopy hoac nhung gia thuye^t´ kho´ gam nhu kieu Novikov, Poincare´, ma^y´ cai´ nay` anh em Vn ta chac´ chiu.
Lam` AT ung´ dung cung duoc, ung´ dung vao` Vat ly luong tu cung nhu ly´ thuye^t´ da^y, day cung la` huong´ cua topological modular form va` elliptic cohomology.
Toan´ ung´ dung thoi` nay tim` lai duoc cho dung´ , no´ dang phat trien manh me lam´, nhat la` ma^y´ kieu giai tich´ phi tuye^n´, hay pt dao ham` rie^ng y´.
Thuc ra co´ 1 mo^i´ lien he^ giua cyclic Cohomolgy ( not cyclic homology) voi´ q-Expansion trong modular form. Nhung toan` thu´ kho´ gam, ngo^i` vai` nam co´ khi cung khong ra ket qua nao`.
Em cung pha^n va^n lam´ chu´, kinh nghiem hoc HHDS cho tha^y´ cho´ ne^n qua´ vo^i vang`. Kho^' 1 cai´ la` huong´ Quantum cohomology o truong` em lai duoc lam` chu yeu theo hhds. Chu´ ne^u´ theo nhu cach´ lam` cua Maxim Kontsevich thi` no´ la` Hinh` hoc vi pha^n. Noi´ thiet tinh` HHDS kho´ hon Hinh` hoc vi pha^n nhie^u`.
Hie^n gio` minh` dang chua^n' bi vie^t´ diplom trong AT ro^i`, lam` sao ma` chuye^n' duoc nua Polytopie. Cai´ va^n´ de^` thi` khoai mu` mit ve^` Adams-Novikov Spectral sequences vi` no´ la` 1 ky thuat ca^n` thie^t´ cho Stabile Homotopy.
Be^n canh ma^y´ cai´ thu´ kho´ gam nay` con` phai hoc bao nhieu la` Cobordism, hic hic, cai´ nay` ca^y` toet´ mat´ ra, ma` toan` nhung thu´ cu rich´ da duoc phat´ trien tu` nhung nam 60.
Noi´ thiet tinh` do^i khi minh` cung suy nghi lam´ ve^` cai´ pure math nay`, co´ khi lam` AT ung´ dung vao` Vat ly co´ khi con` kha´ hon.
O^ng tha^y` cua minh` lam` 1 luc´ ca' 2: Vua` Pure AT, vua` ca' AT trong Stringstheory, tuy nhie^n o^ng y´ thich´ huong´ minh` vao` con duong` Stabile Homotopy. Tha^y` bao' sao, tro` danh` phai nghe tho^i.

Arnold co 1 ca^u noi´ no^i' tie^ng´: Toan´ hoc ung´ dung la` gi`, chang' qua la` toan´ hoc ly´ thuye^t´ nhung duoc tra' nhie^u` tie^n` .
Lam` Toan´ ung´ dung cung co´ cai´ hay, no´ co´ mo^i´ tuong tac´ voi´ nhie^u` nghanh`. Chu´ minh` tha^y´ lam` pure nhu kie^u' minh` dang hoc thi` tre^n ma^y duoi´ gio´ lam´

#43
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Cậu học thế nào mà nhanh thế? Mới được 3 năm đã sắp tốt nghiệp rồi cơ à?
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#44
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Uh`, minh` thi 1 hoc ky` ga^n` 4 mo^n, phai giai quyet cho no´ nhanh nhanh, mac du` diem chac´ cua minh` lom khom tho^i, nhung dang tap trung co^´ gang´ ra 1 bai` bao´ truoc´ khi tot nghiep. Noi´ the^´ tu` day den luc tot nghiep cha´c con` 1 nam ruoi nua, vi` con` phai' kiem tra 3 mo^n chuye^n nghanh`. 1 mo^n la` AT va` Differential topology trong lanh vuc algebra, geometry, topology. 1 mo^n la` Differential geometry trong Analysis, va` toan´ ung´ dung la` Statistic.
Vie^t´ diplom thi` cu´ vie^t´, ra bai` bao´ thi` cu´ co^´ gang´, nhung minh` cung phai o^n thi, 3 mo^n noi´ tre^n phai dat diem that cao.
Minh` co´ 1 meo vat la` the^´ nay`: Ca^u tham gia that nhie^u` Seminar trong chuyen nghanh` vao`, nhu the^´ ca^u khong phai thi nhie^u` mo^n. Minh` thi de^n´ nay cung it´ tho^i, chu' ye^u´ ket qua duoc co^ng nhan tu` nhie^u` seminar.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quantum-cohomology: 22-02-2005 - 19:51


#45
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Nhồi một kỳ 4 môn tóan thì dễ có ngày lọan lắm. Mình nhồi một kỳ 2 môn tóan, 2 môn tin là bở hơi tai rồi. Một môn tóan có lẽ khó và tốn nhiều thời gian gấp 2 lần một môn tin.
Nếu cậu còn khỏang 1,5 năm nưã thì chắc sẽ ra cùng thời điểm mình ra trường. Điểm chác của mình cũng tệ, vì ít khi chú ý học kỹ cái gì người ta dạy mình- nhất là các môn tin. Nhưng thôi đằng nào cũng thế. Ra trường chưa chắc đã làm đúng ngành mà.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#46
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Uh`, minh` dang loan len da^y. May man´ qua´, vua` thi mieng mon Stochastic xong, to´ duoc 0,7 ( maximal). Duoc mo^n minh` dot^´ nhat thi` duoc diem cao. Nam ngoai´ to´ thi mon algebra 1-2 duoc co´ 2 diem, trong khi da^y´ bao nhieu thang` Tay toan` 0,7. Khie^p´ the^´. Cai´ bang diem cua to´ lom khom lam´, may ma` co´ mo^n Stochastic no´ keo´ le^n, khong thi` xa^u´ mat lam´.
To´ duoc phep´ viet diplom som´ vi` o^ng tha^y` nho^i` cho to´ 1 de^` tai` khoai mu` mit, de^` tai` ve^` Adams-Novikov spectral sequences, tie^p´ tuc theo pha^n` Habilitation cua o^ng y´. Ca^u xem, doi` hoi' the^´ thi` phai bat´ da^u` som´. Ma` de^n´ nay to´ con` dang met nhoai` ra voi´ ma^y´ cai´ kie^n´ thuc´ pho^' tho^ng, xem ra cai´ con duong` toan´ hoc cua minh` no´ mit mu` qua´.
Cung` lam´ khong lam` duoc thi` nha^y' qua hoc Va^t ly´, ma` chon ma^y´ mo^n vat ly co tinh ung dung cho chac´ an

#47
Alligator

Alligator

    Sĩ quan

  • Founder
  • 428 Bài viết

...
Người việt nam làm việc khó được người nước khác công nhận. Nếu có một kết quả nào hay ho thìột thằng nào đó nó trích dẫn, sau đó tất cả các thằng khác nó trích dẫn lại bài này chứ hiếm khi trích dẫn trực tiếp kết quả của người việt nam.

:pi Kakalotta nói cái này không được công bằng lắm. Thường là tùy phong cách của nhà nghiên cứu thôi (dù là người VN hay nước ngoài cũng vậy), ông nào nghiêm túc thì truy tận gốc để trích dẫn và ghi nhận credit cho người đầu tiên đưa ra cái mới, còn ẩu thì ngược lại, hoặc là không phải ẩu nhưng cố tình trích dẫn từ tạp chí có tên tuổi và tác giả có tên tuổi cho bài báo dễ được chấp nhận. Vậy theo mình thì có 2 cách:
- Làm sao được đăng bài ở tạp chí có tiếng, chỗ mấy ông nổi tiếng hay lui tới, hơi khó vì họ kén bài.
- Trở thành nhà khoa học nổi tiếng thế giới, khó hơn nhiều lần "hơi khó" :pi

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Alligator: 22-02-2005 - 22:13

<span style='color:blue'>Roses are red,
violets are blue,
Fermat is dead,
but his theorem is true.
</span>

#48
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
To Polytopie: Tớ không biết cậu có phải theo toán từ đầu không. Tớ gặp nhiều khó khăn vì ban đầu học vật lý, sau đó mới chuyển sang toán, nên 1 số kỹ thuật cm mình không nhanh được như 1 số thằng Tây quái dị. Có những thằng bên này siêu thần đồng lắm, mình có 1 thằng bạn 17 tuổi tên là Sergei Kovalenko người Ukraine, híc híc, nó vừa xong vordiplom với tất cả các môn 0,7. Năm ngoái nó có 1 bài báo cáo được đánh giá là suất xắc về lý thuyết Galois, mặc dù chưa được thành 1 công trình hoàn hoản, nhưng với 17 tuổi đã là kinh hồn lắm rồi.
Trong lãnh vực Operator theory ( random schrödinger operator) học ở trường mình có quen thằng Ricardo Cartalano ( gốc ý sinh tại Đức) thằng này 19 tuổi, hiện đang là cán bộ nghiên cứu của Uni. Nên nhớ nó mới 19 tuổi.
Trong Stochastic thì mình biết vài thằng điểm cũng toàn 0,7: Martin Wendler ( Đức gốc) 19 tuổi. Toàn thằng kinh hồn, mình học không sao địch lại được bọn nó. Thế mới biết là ngoài gầm trời này còn có gầm trời khác. hic hic, mà đây mới chỉ là vĩ nhân tỉnh lẻ, nước Đức còn bao nhiêu thành phố lớn khác. Mà Mỹ thì thôi rồi.
Tớ không biết làm thế nào mà chọi được với bọn này, mình thì học không đến nỗi ngu, cũng tiếp thu được kiến thức, nhưng ngồi học với mấy thằng này ức chế lắm, vì cái gì nó cũng nhanh. Mình xưa nay quen thực thà chất phát với mấy cái tích phân của Vật lý, nhẩy vào làm toán, gặp 1 số kỹ thuật cm là gặp khó khăn, tuy nhiên ngồi cầy cục chật vật cũng còn hiểu được. Đằng này mấy thằng ranh con trẻ tuổi, chưa chi đã thảo luận nghiên cứu với giáo sư, mà bảng điểm của bọn nó thì thôi khỏi chê, từ đầu đến cuối toàn 0,7. Mình ức chế lắm.
Thực ra có mỗi năm của mình là có nhiều thằng nhẩy cóc thôi, ai lại 4-5 thằng học sinh phổ thông nhẩy vào thi Vordiplom mới máu chứ, bọn này gọi là Uni-schüler, chắc cậu cũng biết.
Bên Bonn tớ biết vài thằng Đức đi thi Olympiad toán, cũng toàn 17 mà đang theo chuyên nghành Topo đại số.
Mình biết là chọi với bọn này mình chỉ có nước thua mà thôi. Điểm mình đã không bằng bọn nó, thì mình phải có cái khác hơn bọn nó, tốt nhất là có 1 công trình đặc sắc, mà khốn nạn là bây giờ làm được cái gì mới mẻ trong AT thì quá khó.
Không hiểu Polytopie có bị rơi vào hoàn cảnh " Chân không tới đất , cật không tới trời" như tớ không?

#49
vuhung

vuhung

    Spectrum IT

  • Thành viên
  • 266 Bài viết
Quay lại chủ đề chính: sinh viên tây và ta ai giỏi hơn?

Ở trên các bạn rất hoàn toàn từ phía kết quả. Rõ là tụi tây nhiều kết quả hơn mình. Vậy chúng nó có giỏi hơn không? Cũng tùy vào cách đánh giá thôi imho.

Theo mình biết thì tỉ lệ xuất hiện nhân tài là gần bằng nhau ở các nơi. Nên ở một nơi đông dân như Trung Quốc, xác suất tìm ra người tài hiển nhiên sẽ cao hơn ở ta. Giả sử họ tập trung được rất rất nhiều nhân tài vào một trại, ví dụ Trùng Khánh. Trùng Khánh sẽ có tên tuổi ngay lập tức.

Dân số của VN không phải là ít, và chưa kể đến một số rất đông những trí thức VN bỏ ra nước ngoài vài năm 45-54 và những năm sau 75. Họ rất giỏi. Họ là người Việt nhưng nhận sự giáo dục từ nhỏ của phương Tây.

Mình chỉ biết một ví dụ duy nhất ngược lại với cái phát biểu về thống kê ở trên: Mĩ. Mĩ rất nhiều người tài. Vì sao? Vì US là một quốc ra, chứ không phải là một dân tộc. Các bác ở Mĩ có gì bổ xung cho em nhé!
Hình đã gửi

#50
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Cậu giỏi đấy, điểm 0.7 thì kinh người rồi! Nhưng tình hình của cậu thế thì bi đát thật. Tình hình bên tớ xem ra có vẻ hơi khác. Chắc cậu cũng biết bọn DFG xây dựng Berlin thành trung tâm tóan ứng dụng của Đức rồi (có lẽ nguyên nhân chính vì có mấy con cá mập về mấy ngành này ngồi đây). Mà mấy người nổi nhất trong số đó lại là nhóm 3 người: gồm thầy tớ, ông giáo sư hướng dẫn Habi của ông ấy và một ông nữa thuộc nhóm Algorithmic Discrete Mathematics ở trường tớ (1). Có thể vì thế các lọai giải luận án Diplom, tiến sĩ xuất sắc nhất trường tớ, rồi được học bổng này, giải thưởng nọ đa phần rơi vào tay các học trò của 3 ông này, chứ chẳng rơi vào tay các ngành tóan hay kỹ thuật khác. :pi Nhưng tớ lại chả biết chú nào tầm 17, 19 tuổi ngồi đây hết. Cũng không mấy khi nghe tin ai đựơc điểm 0,7. Mấy chú làm tiến sĩ chỗ thầy tớ tòan phải khỏang 29, 30 mới xong thôi. Mà không thể nói hội này là người thường đựơc, vì sau khi xong- vài chú sang Mỹ làm giáo sư (có chú sang MIT làm giáo sư, có chú sang Duke), chú thì sang Anh làm giáo sư (ở Cambridge chứ không đùa), chú thì sang ETH Zurich hoặc vào TU Muenchen, các chú khác thì vào mấy cái Max Planck Institute. Đại lọai- học trò của 3 ông này rất có giá nhưng chả có chú nào ít tuổi như chỗ cậu.






------------------------------

(1): Thầy tớ là G. M. Ziegler và ông giáo sư giúp đỡ Habilitation của ông ấy là M. Groetschel là hai nhà tóan học duy nhất ở Berlin được giải Leibnitz trong vòng 27 năm qua- kể từ khi giải thưởng cao nhất cho khoa học này của Đức ra đời. Groetschel thì đã từng 2 nhiệm kỳ là chủ tịch hội tóan học Đức DMV đồng thời là Honor member còn sống của hội này luôn :pi, là chủ tịch kỳ ICM năm 1998 ở Berlin, cũng là phó chủ tịch hội tóan học thế giới mấy năm rồi. Ngày xưa ông ấy 2 lần lập kỷ lục thế giới về tốc độ giải thuật bài tóan "travelling sale man" trong tóan ứng dụng cho kinh tế. Thầy tớ trước đây cũng 24 tuổi tiến sĩ tóan MIT, 36 tuổi là viện sĩ trẻ nhất viện hàn lâm Berlin- Brandenburg. Giờ đã 41 tuổi và năm sau ông ấy sẽ làm chủ tịch hội tóan học Đức. Ông còn lại là Moehring- cũng chả kém cạnh lắm- hiện đang là chủ tịch hội Mathematic programming society thế giới, có trụ sở ở Mỹ rồi. Nói chung là điều kiện học tóan ở chỗ tớ rất tốt- mỗi tội tớ hơi chậm cho nên không ăn thua.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Polytopie: 23-02-2005 - 07:43

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#51
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Mình chưa sang Mỹ, ko hiểu rõ Mỹ nên đây chỉ là một số điều mình suy đóan:

1.Ban đầu Mỹ có tiền. Sự có tiền này nhờ nhiều điều kiện thuận lợi mà có (đọc lịch sử), chứ vào thời điểm trước thế chiến thứ 2 Mỹ không phải là thằng mạnh nhất hay tiên tiến nhất về khoa học kỹ thuật (thua Đức). Lính Mỹ hồi thế chiến 1 sang châu Âu chết như ngả rạ vì thiếu kỹ thuật chiến tranh do không phải trải qua nhiều chiến tranh như châu Âu.
Làn sóng tị nạn của các nhà bác học Do Thái chạy trốn phát-xit Đức chảy ồ ạt vào nước Mỹ- vì nếu trốn ở Châu Âu thì vẫn chết với phát xít Đức. Khi họ đã sang Mỹ- nước Mỹ lập tức nhận thấy giá trị to lớn của họ trong việc phát triển khoa học kỹ thuật- tức là tạo nên sức mạnh cho nước Mỹ (cả nhóm chế tạo bom nguyên tử tòan Do Thái). Vậy nên Mỹ hiểu ra việc nhập khẩu các tài năng là một việc cực kỳ quan trọng nếu Mỹ muốn làm người cầm đầu thế giới. Nhờ có lượng tiền vô cùng nhiều và không bị kiệt quệ như cả châu Âu sau thế chiến 2, Mỹ tăng cường hút nhân tài ở khắp các nước châu Âu sang. Ngay cả những tay khoa học gia phát-xít Đức tội phạm chiến tranh cũng đựơc Mỹ đón sang hoặc bí mật đón sang để sử dụng.

2. Hiện nay tất cả mọi thứ đã trong guồng. Để duy trì được tốc độ phát triển, không có cách nào khác- MỸ càng phải mở rộng vòng tay chào đón các nhân tài nước ngòai. (vậy mà hàng năm Mỹ vẫn thiếu một số lượng rất lớn chuyên gia nghiên cứu, kỹ sư lành nghề). Các nứơc châu Âu khác đã mất đà so với Mỹ kể từ hồi thế chiến thứ 2, lại nghèo hơn cho nên khó lòng mà cạnh tranh đựơc với một môi trừơng làm việc tốt, mức tiền lương hậu hĩ như Mỹ để lôi kéo người tài về.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#52
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Co´ the trong tuong lai la` USA se thua China da^y´. Da^n so^´ China thi` do^ng, nguoi` tai` thi` nhie^u`. Ne^n nho´ rang` ha^u` het cac´ giao´ su da^u` nghanh` cua My la` nguoi` Trung Quoc. Mac du` to´ rat ghet´ tui Tau` khua nay`, nhung phai co^ng nhan la` bon no´ rat gioi.
O^ng tha^y` cua bac´ cua to´ ben My noi´ rang`: Hay tuong tuong My ba^y gio` gio^ng´ nhu 1 qua' bong´ cang da^y` hoi la` nguoi` China. Neu´ so luong giao´ su nay` rut´ lai ve^` TQ thi` My xit hoi ngay.
Cac´ ca^u cu´ nhin` thi` biet´, bon Tau` trong nuoc´ khong phai do^ng cha^n do^ng tay gi` nhieu`, nhung ky thuat gi` moi´ ra la` no´ biet het, do cac´ nguo^n` cung ca^p´ tho^ng tin tu` My ma` ra.

To Polytopie: To´ khong biet o truong` khac´ the^´ nao`, nhung to´ xui xeo' , hoc cung` nam voi´ toan` thang` (co´ the tam goi la` thie^n tai`), nen minh` chiu lep´ ve^´.
Noi´ de^n´ ETH-Zurich, kho^ng bie^t´ cau co´ bie^t´ tay Prof. Moser khong? 1 trong 3 nguoi` sang´ lap ra ly´ thuyet KAM: Kolgomorov-Arnold-Moser. Moser lam` Toan´ ly´ o' Zurich, o truong` to´ co´ 1 tay ten la` Kriechbauer la` hoc tro` cua Moser nay`. To´ dang nghi, neu con duong` lam` pure math kho´ khan the nay`, chuyen quach´ qua math-physics lam` KAM's theory cung duoc.
Diem' 0,7 la` diem tuyet doi o khoa toan´ truong` to´. Ca^u duoc 1 diem ne^u´ tra loi` duoc het tat ca cac´ ca^u hoi trong no^i dung chuong trinh` hoc. Ca^u duoc 0,7 ne^u´ tra' loi` them duoc 1 ca^u hoi' cuo^i´ cung`, kha´ kho´ nam` ngoai` pham vi giao´ trinh`, ca^u hoi' nay` nham` kiem tra Potential cua sinh vie^n, xem sinh vien co´ kha nang lam` Toan´ thuc thu duoc hay kho^ng.
Die^m' 0,7 chi' danh` cho sinh vien lam` Diplom, cac´ dang khac´ nhu Master hay Bacherlor thi` to^i´ da chi' duoc de^n´ 1 diem tho^i.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quantum-cohomology: 23-02-2005 - 19:10


#53
Computerdeptrai

Computerdeptrai

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết

Co´ the trong tuong lai la` USA se thua China da^y´. Da^n so^´ China thi` do^ng, nguoi` tai` thi` nhie^u`. Ne^n nho´ rang` ha^u` het cac´ giao´ su da^u` nghanh` cua My la` nguoi` Trung Quoc. Mac du` to´ rat ghet´ tui Tau` khua nay`, nhung phai co^ng nhan la` bon no´ rat gioi.
O^ng tha^y` cua bac´ cua to´ ben My noi´ rang`: Hay tuong tuong My ba^y gio` gio^ng´ nhu 1 qua' bong´ cang da^y` hoi la` nguoi` China. Neu´ so luong giao´ su nay` rut´ lai ve^` TQ thi` My xit hoi ngay.
Cac´ ca^u cu´ nhin` thi` biet´, bon Tau` trong nuoc´ khong phai do^ng cha^n do^ng tay gi` nhieu`, nhung ky thuat gi` moi´ ra la` no´ biet het, do cac´ nguo^n` cung ca^p´ tho^ng tin tu` My ma` ra.

em cũng ko ưa bọn Tàu nhưng mà phải công nhận là nó lắm nhân tài thật,giáo sư đầu ngành ở Mỹ hiện nay chủ yếu là gốc Do Thái,gốc Nga,gốc Đức và gốc Trung Quốc.Về giáo sứ Trung quốc thì khá đông và với đà phát triển nóng như hiện nay em nghĩ khỏang 5-10 năm nữa khả năng dân tình đổ sang Trung Quốc học là rất dễ xày ra.Thằng bạn em hiọc NTU mới đây có làm bài essay,nó bảo em bọn Sing nó viết là phải cố gắng học chứ không thì 5-10 năm nữa phải sang Trung Quốc du học

#54
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Tàu giỏi, tàu ở Mỹ đông, khoa tóan khoa tin ở MIT có 40% là tàu, khoa tóan ở Princeton có 30% là tàu, tàu nọ tàu kia thì rõ rồi nhưng có cái cơ bản Tàu hơn ta nên vị trí của nó ở Mỹ mới cao như thế là:

Nó biết đòan kết kéo bè kéo đảng, kéo con đàn cháu đống nhà nó vào các vị trí quan trọng ở Mỹ. Ví dụ ở Princeton, MIT, Berkeley- bọn Chern, Hsiang hay Gang Tian luôn tìm cách kéo Tàu sang đó học, dùng danh tiếng, uy tín của mình tìm cách giữ Tàu ở lại làm giáo sư, giảng viên trong trường luôn. Vì thế mỗi ngày một thêm nhiều tàu.
Còn ta: các chú tranh thủ đá nhau hoặc không có ý định giúp đỡ người khác - "tao vào được Texas là oai nhất người Việt rồi, không thể để thêm thằng nào vày đây cạnh tranh đựơc, cũng không nhận mấy thằng chíp ở nhà sang đây làm gì, nhỡ chúng nó dốt làm ảnh hưởng đến danh tiếng, vị trí của ta" v.v.

---------------

Ông Moser ấy tớ không biết. Người tớ biết ở ETHZ là một học trò của thầy tớ, hiện đang làm giáo sư là Eva Maria Feichtner. Chị này rất khá- hồi học với thầy tớ công bố mấy cái paper về tương quan giữa HHDS, topo đại số và lý thuyết polytope. Sau đó nhận đựơc học bổng Postdoc của MIT và viện IAS Princeton (not only Uni. Princeton).
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#55
LacLac

LacLac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết
Đọc bài của các bạn, mình thấy học sinh Việt Nam ra nước ngoài học có quá nhiều chuyện để lo. Bị phân tâm như vậy thì nhuệ khí so với bọn nó đã kém rồi, khó mà vượt nó được.

Nó biết đòan kết kéo bè kéo đảng, kéo con đàn cháu đống nhà nó vào các vị trí quan trọng ở Mỹ. Ví dụ ở Princeton, MIT, Berkeley- bọn Chern, Hsiang hay Gang Tian luôn tìm cách kéo Tàu sang đó học, dùng danh tiếng, uy tín của mình tìm cách giữ Tàu ở lại làm giáo sư, giảng viên trong trường luôn. Vì thế mỗi ngày một thêm nhiều tàu.

Tinh thần đoàn kết của nó như vậy là tốt hơn của ta rồi. Hay là tại chúng nó làm công tác thu hút kiều bào sớm và tốt hơn ta?

Còn ta: các chú tranh thủ đá nhau hoặc không có ý định giúp đỡ người khác - "tao vào được Texas là oai nhất người Việt rồi, không thể để thêm thằng nào vày đây cạnh tranh đựơc, cũng không nhận mấy thằng chíp ở nhà sang đây làm gì, nhỡ chúng nó dốt làm ảnh hưởng đến danh tiếng, vị trí của ta" v.v.


Thật khó mà tin một nhà khoa học lại có ý nghĩ như vậy. Chắc là bạn gặp trường hợp đặc biệt thôi. Hay là vị ấy do may mắn và vào được, sợ người nhà sang sẽ làm lộ hết thì nguy.

#56
salida

salida

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 34 Bài viết
Mình cũng nghĩ đó chỉ là một trường hợp đặc biệt thôi. Vì nhìn chung người Việt Nam đâu tệ vậy. Mình ở trong môi trường nhiều người Việt, mọi người rất đoàn kết và giúp đỡ nhau nhiệt tình. Mà mình thấy xu hướng bây giờ, nhiều hội lập ra cũng để giúp đỡ nhau mà.

#57
algalois

algalois

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Tôi nghe nói ở bên TQ, họ có collections các câu hỏi về GRE (Generals) và các GRE Subjects. Các sinh viên TQ khi đi lấy GRE, họ cố gắng nhớ càng nhiều câu hỏi, càng tốt , rồi chép lại cho mấy sinh viên học sau lấy ra học . Tôi thấy điều này có vẻ đúng . Cách đây vài năm, ETS phải hủy bỏ một kỳ thi GRE ở bên TQ vì có hơn 100 thí sinh TQ có bài essay viết y hệt nhau, không sai một dấu phẩy

Dân Mỹ giỏi và thông minh thì đi học luật, kinh tế, Y khoa để kiếm nhiều tiên. Nếu các nhà Tóan học mà được trả 1 triệu dollars/ năm thì tôi bảo đảm sẽ thấy nhiều nhà Tóan học hơn

#58
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
các cậu đã nghe chuyện vui chửa: Có 1 thằng tàu làm PhD bên Mỹ, ông giáo sư hướng dẫn góp ý với hắn là: Trình độ của ngài thì không kém đâu, nhưng tiếng Anh của ngài thì kém quá, tôi sợ là sau này ngài không có việc làm bên Mỹ này đâu.
Khoảng 2 năm sau, ông giáo sư nọ vô tình gặp lại thằng sinh viên phd của mình ơ 1 công ty, lão hỏi, thế nào tiếng anh của ngài đến đâu rồi, chắc khá lắm nên mới đựoc ở đây làm việc phải không?
thằng Chinese trả lời: Không ạh, tiếng anh của tôi còn kém hơn hồi học phd, vì làm ở đây tôi toàn nói tiếng TQ, Công ty có khoảng 10 nhân viên thì 8 thằng là TQ ạ, chỉ cần 1 thằng giỏi tiếng anh để giao dịch là được. Còn bọn tôi toàn nói tiếng TQ

#59
bupbebe

bupbebe

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết

Ở VN chán lắm, SV nào mà học hơn người khác là người ta không thích đâu và tìm cách lôi cổ xuống cho = người ta, học giỏi mà không phải nhờ các thầy mà là tự học là các thầy cũng ghét.


Tôi học ĐH tại khoa toán ĐHQG HN. Tuy tôi đồng ý là không khí và điều kiện học ở nhà không được tốt, nhưng trong suốt thời gian học tôi không hề thấy
chuyện như Kakalotta viết ở trên.

#60
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết

Ở VN chán lắm, SV nào mà học hơn người khác là người ta không thích đâu và tìm cách lôi cổ xuống cho = người ta, học giỏi mà không phải nhờ các thầy mà là tự học là các thầy cũng ghét.


Tôi học ĐH tại khoa toán ĐHQG HN. Tuy tôi đồng ý là không khí và điều kiện học ở nhà không được tốt, nhưng trong suốt thời gian học tôi không hề thấy
chuyện như Kakalotta viết ở trên.

Có thể Bupbebe không gặp nhưng tôi thì có gặp rồi đấy, tôi không biết nhiều về khoa toán, nhưng tôi học ở khoa Vật lý đại học tổng hợp Hn, tôi thấy chuối lắm. Chuối không phải là do trình độ mà là do vì các sếp ở trên đấu đá quyền lực. Cái chuối thứ 2 là có 1 vài thầy giáo trình độ yếu kém, nhưng không bao giờ chịu thừa nhận, và luôn tìm cách lẩn tránh cũng như dìm các sinh viên được liệt vào hạng "cá biệt".
Tôi còn nhớ, ngày xưa tôi thi môn Dao động và sóng, tôi trình bày cách thiết lập phương trình truyền sóng theo 2 phương pháp: 1 là Fourier và 2 là phương pháp nghiên cứu toán tử Laplace. Tuy nhiên ông thầy giáo chê, và bắt buộc phải theo phương pháp của ông ý ( ý kiến của ông ý là cách làm của tôi thiên về toán học quá) , phương pháp của ông ý là: Giả thiết nghiệm sóng có dạng exponentiell luôn, sau đó dạo hàm 2 lần để tìm dạng của phương trình. Nhưng nói thật cái phương pháp này thì trẻ con cũng làm được, hơn nữa cho dù phương pháp này có nhiều tính vật lý đi chăng nữa thì cũng không đúng trong nhiều trường hợp, ví dụ như hiện tượng sóng nổ , shock wave, thế thì cách đặt nghiệm của bài toán như thế là phá sản rồi còn gì.
Sau đó tôi còn mở rộng phương trình truyền sóng cho hạt lượng tử, và chỉ rõ mối quan hệ giũa lý thuyết cổ điển và lượng tử thông qua cơ học Hamilton, nhưng lão này cho rằng tôi là 1 con người kiêu căng ngạo mạn, thầy chưa dạy cơ học lượng tử, mà học trò dám trình bày vào bài thi.
Môn điện tôi còn nhớ: Tôi thiết lập hệ Maxwell trên đa tạp, cuối cùng 1 lão thầy giáo cóc hiểu gì, lại còn không cho điểm nữa chứ. Lão này cóc biết giải tích trên đa tạp là cái quái gì. Sau đó tôi còn trình bày yếu điểm của lý thuyết này, và chỉ ra cách chuyển từ điện học cổ điển sang điện động lực học lượng tử bằng phương pháp hàm Lagrange.
Tôi nhớ môn dao động sóng được có 6 điểm và điện học đựoc 5 điểm. Đấy là do mấy lão làm Vật lý thực nghiệm không hiểu biết gì về toán học cũng như vật lý lý thuyết chấm bài của tôi đấy.
Cái đáng ghét không phải là các lão ý chấm bài của mình thấp, mà cái đáng ghét là họ còn đem mình ra bêu xấu trước lớp, và chỉ trích tôi trước tập thể lớp B1K45 khoa Vật lý là tôi là 1 con người ngạo mạn, kiêu căng, đem những thứ toán học "quái đản" vào vật lý hòng làm loè bịp thầy giáo.
Cái kiểu giáo dục như thế thì không làm tôi phục.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh