Đến nội dung

Hình ảnh

Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 748 trả lời

#701
aristotle pytago

aristotle pytago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 383 Bài viết

d.chứng minh dễ dàng CQ vuông góc với BP vậy PN vuông BC và QM vuông góc BC vậy PN song song QM

gọi giao của CQ và BP là I$\Delta QPI\sim \Delta BCI\Rightarrow \widehat{PQI}=\widehat{CBI}$

và $\Delta IMN\sim \Delta ICB\Rightarrow \widehat{INM}=\widehat{IBC}$  vậy PQ song song với MN vậy QPNM là hình bình hành mà BP vuông với CQ nên là hình vuông



#702
Angel of Han Han

Angel of Han Han

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 77 Bài viết

http://diendantoanho...375-hình-học-9/


Thất bại lớn nhất của đời người là đánh cắp thành công của kẻ khác...


#703
aristotle pytago

aristotle pytago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 383 Bài viết

cho tam giác ABC nhọn nội tiếp 

a) chứng minh cosA+cosB+cosC>$\frac{sinA+sinB+sinC}{2}$



#704
phuonggmai

phuonggmai

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Cho $\Delta ABC$ nhọn nội tiếp đường tròn (O). Các đường cao AK, BI cắt nhau tại H. Gọi D, E, F lần lượt là tâm của các đường tròn ngoại tiếp các tam giác AIH, AKC, BKI

a/ CM OEDF là hình bình hành

b/ CH cắt AB ở J. CM

AK.BI.CJ=AB.AC.BC.sinBAC.sinACB.sinCBA

AK.BI.CJ=AB.AC.BC.cosCAK.cosABI.cosBCJ

c/ CM sinABC.sinACB-cosABC.cosACB=cosBAC


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phuonggmai: 13-08-2015 - 17:32


#705
MinhKhue0310

MinhKhue0310

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Cho tam giác ABC có AB<AC. đường cao AE và BF cắt nhau tại H. M là trung điểm của BC. Qua H kẻ đường thẳng a vuông góc với HM cắt AB và AC lần lượt tại I và K. Chứng minh HI=HK.

 

p/s: giúp mình với!!!!!!!!!!!!!!! :(



#706
tunglamlqddb

tunglamlqddb

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 148 Bài viết

Cho tam giác ABC có AB<AC. đường cao AE và BF cắt nhau tại H. M là trung điểm của BC. Qua H kẻ đường thẳng a vuông góc với HM cắt AB và AC lần lượt tại I và K. Chứng minh HI=HK.
 
p/s: giúp mình với!!!!!!!!!!!!!!! :(

Định lý con bướm đó bạn!

#707
bacdaptrai

bacdaptrai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 127 Bài viết

giúp em với

File gửi kèm



#708
bacdaptrai

bacdaptrai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 127 Bài viết

Cho đường tròn (O;R) và dây cung AB= R*căn 3  cố định .Điểm P di động trên dây AB , P khác A và B . Gọi ( C ; R1) là đường tròn đi qua P và tiếp xúc với đường tròn (O;R ) tại A . Gọi ( D ; R2) là đường tròn đi qua P và tiếp xúc với đường tròn (O;R ) tại B. Các đường tròn (C) và (D) cắt nhau tại một điểm thứ hai M khác P

a)                 Chứng minh  R= R1 + R2

b)                 Chứng minh tứ giác MCDO nội tiếp được

c)                 Khi điểm P di động , điểm M di động trên đường nào ? Vì sao ?

d)                 Chứng minh rằng khi điểm P di động , đường thẳng MP luôn luôn đi qua một điểm cố định  Xác định vị trí cuả P để tích PM.PN lớn nhất . Tính giá trị lớn nhất cuả tích PM.PN theo R

 



#709
tanphat1002

tanphat1002

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O) vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là tiếp điểm). Gọi I là điểm bất kỳ trên cung nhỏ BC (I khác B và C). Tiếp tuyến tại I của đường tròn (O) cắt AB, AC lần lượt tại E và F.
Chứng minh BE + CF = EF.
Chứng minh và .
Các đường thẳng OE và CI cắt nhau tại M, các đường thẳng OF và BI cắt nhau tại N. Chứng minh OE ( BI và EF // MN.
Chứng minh tứ giác AMIN là hình bình hành.

Mấy bạn giúp mình câu d nha, chỉ sử dụng nội dung hình hk1 lớp 9 thôi nha! :)



#710
myduyen14798

myduyen14798

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

I)     Cho đường tròn (O;R) dây BC khác đường kính. Hai tiếp tuyến với đường tròn (O) tại B và C cắt nhau tại A. Kẻ đường kính CD, kẻ BH vuông góc với CD tại H.

a)    Chứng minh bốn điểm A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn.        

b)    Chứng minh AO vuông góc BC.           

c)    Chứng minh BC là phân giác của góc ABH     

Gọi I là giao điểm của AD và BH. Chứng minh: IH=IB.



#711
Hanhphuclavay

Hanhphuclavay

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết

bài 1 : tứ giác ABCD nội tiếp (O) có phân giác góc C và D cắt nhau tại một điểm trên AB . cm AB=CB+AD.

bài 2 : trên cạnh CD của hình vuông ABCD lấy một điểm M khác C và D . các đường tròn đường kính CD và AM cắt nhau tại N , N khác D . DN cắt BC tại P . cmr AC vuông góc PM

 


#712
Dam Quan Son

Dam Quan Son

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 12 Bài viết

Toán khó đây, đố ai làm dc : Bài 1 Cho đường trong tâm O từ M ngoài đường tròn kẻ tiếp tuyến MA và MB ( A; B là các tiếp điểm ) và cát tuyến MCD ( C nằm giữa M và D) .cung CAD nhỏ hơn cung CBD gọi E là giao điểm của AB vs OM
a, C/m góc DEC=2 góc DBC ( Đã Làm)

b, Từ O kẻ tia Ot vuông góc CD cắt tia BA tại K, C/m KC và KD là tiếp tuyến.
Bài 2 Cho ABCD nội tiếp (O). AB cắt CD tại E. AD cắt BC tại F. CMR: EF2=FA.FD+EA.EB



#713
Aktn7961

Aktn7961

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết

cho tam giác ABC nhọn nội tiếp 

a) chứng minh cosA+cosB+cosC>$\frac{sinA+sinB+sinC}{2}$

Gọi J, Q lần lượt là trung điểm AB, AC

JQ<OJ+OQ
RsinA<RcosB+RcosC
sinA<cosB+cosC
Chứng minh tương tự, suy ra đpcm



#714
Aktn7961

Aktn7961

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết

Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O; R). Các tiếp tuyến tại B, tại C của đường tròn (O) cắt nhau tại M.

a) Chứng minh rằng tứ giác OBMC nội tiếp đường tròn và xác định tâm K của đường tròn này.

b) Gọi D là giao điểm của MA và đường tròn (O) (D khác A), H là giao điểm của OM và BC. Chứng minh rằng MB2 = MD.MA.

c) Chứng minh rằng tứ giác OADH nội tiếp và góc AHO = góc MHD

d) Chứng minh rằng: góc BAD = góc CAH



#715
NgoKyAnh

NgoKyAnh

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

xem giúp mình câu d không làm được^^

 

Cho đường tròn (O ;R) và một điểm M nằm ngoài đường tròn. Từ M kẻ hai tiếp tuyến MA, MB (A, B là các tiếp điểm). N là điểm di động trên cạnh AO. Đường thẳng MN cắt (O) tại C và D ; cắt đường thẳng BO tại P.

a)      Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp.

  1. b)      Chứng minh MA2 = MC.MD.

c)      Chứng minh AC.BD = AD.BC.

d)     Khi OM = R.căn2. Gọi I là trung điểm của AB, đường thẳng IN cắt AP tại E. Tìm vị trí của điểm N để diện tích tam giác AOE lớn nhất.



#716
bequynh

bequynh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 75 Bài viết

giúp mình nhé :(

 

cho tam giác ABC nhọn (AB<AC) nội tiếp đường tròn (O). 3 đường cao AD,BE,CF cắt nhau tại H. EF cắt BC tại S. AS cắt (O) tại I. 

câu 1 : Qua D vẽ đường thẳng song song với AC cắt AB,AS lần lượt tại K và G. Cm : K là trung điểm của DG

câu 2 : gọi N là trung điểm của BC. NH cắt EF tại Q. Tiếp tuyến tại B và C của (O) cắt nhau tại M. Cm : M,D,Q thẳng hàng



#717
hoanam25

hoanam25

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 46 Bài viết

Cho ΔABC nhọn ( AB > AC) nội tiếp đường tròn (O;R) có ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp ΔAEF.

a) Chứng minh: HE.HB = 2HI.HD

b) Chứng minh: tứ giác DFIE nội tiếp và xác định tâm K của đường tròn ngoại tiếp.

c) BE cắt DF tại M; CF cắt DE tại N. Chứng minh: MN vuông góc với AK.

d) Cho $AB=R\sqrt{2};AC=R\sqrt{3}$. Tính độ dài EF theo R.

 

Giúp mình câu c với câu d. Cám ơn các bạn.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoanam25: 21-04-2016 - 23:26


#718
Aktn7961

Aktn7961

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết

Cho (O; R) và điểm M nằm ngoài (O). Vẽ hai tiếp tuyến MA, MB của (O) (A, B là các tiếp điểm)

a)     Chứng minh tứ giác AOBM nội tiếp.

b)     Vẽ đường kính BD của (O). Chứng minh MO là đường trung trực của AB. Suy ra AD song song với MO.

c)      Vẽ cát tuyến MEF của (O) (tia ME nằm giữa 2 tia MO và MB, E nằm giữa M và F). Gọi K là giao điểm của MO và DF. Chứng minh tứ giác MAKF nội tiếp.

d)     Gọi I là giao điểm của DE và MO. Chứng minh OI = OK.



#719
Aktn7961

Aktn7961

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết

Từ điểm A nằm ngoài đường tròn (O) vẽ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là tiếp điểm). Gọi I là điểm bất kỳ trên cung nhỏ BC (I khác B và C). Tiếp tuyến tại I của đường tròn (O) cắt AB, AC lần lượt tại E và F.
Chứng minh BE + CF = EF.
Chứng minh và .
Các đường thẳng OE và CI cắt nhau tại M, các đường thẳng OF và BI cắt nhau tại N. Chứng minh OE ( BI và EF // MN.
Chứng minh tứ giác AMIN là hình bình hành.

Mấy bạn giúp mình câu d nha, chỉ sử dụng nội dung hình hk1 lớp 9 thôi nha! :)

d) Ta có AOC = 1/2 BOC (OA là tia phân giác góc BOC) nên MOK = AOC (cùng bằng 1/2 IOB)

Do đó hai tam giác vuông MKO và ACO đồng dạng.

Suy ra OM/OA = OK/OC

Xét hai tam giác MOA và KOC có MOA = MOK - AOK = AOC - AOK = KOC

và OM/OA = OK/OC nên chúng đồng dạng.

Do đó OMA = OKC = 90 độ

Suy ra MA vuông góc với OM mà NI vuông góc với OM nên MA // NI.

Tương tự NA // MI

Vậy tứ giác AMIN là hình bình hành.



#720
mathstu

mathstu

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết

MÌNH  có thắc mắc??? tại sao những đợt thảo luận đầu tiên chúng ta đã đánh số theo từng bài để tiện theo dõi, nhưng những gần đây topic này các bạn mới vào không đánh số nữa ??? mong các bạn đăng 1 lượng vừa phải để mọi người cùng giải và thảo luận và sau đó đăng thêm . Đăng nhiều thì làm không kịp   :(  :(

---thân ái chào ( đây  chỉ là  ý kiến riêng của mình )  :icon6:  :icon6:  :lol:  :wub:


Họ cười tôi vì tôi khác họ    

             

             Tôi cười họ vì tôi mắc cười    >:)  >:)  >:) 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh