Đến nội dung

Friedrich Engels

Friedrich Engels

Đăng ký: 11-12-2011
Offline Đăng nhập: 28-11-2012 - 17:28
****-

#337335 Tìm tất cả các đa thức không hằng số T(y) sao cho: $T(y)T(y+1) = T(y^2+y...

Gửi bởi Friedrich Engels trong 18-07-2012 - 18:34

Bài này rất cơ bản cho những bạn nào muốn giải đa thức qua số phức.
ta có \[T\left( y \right)T\left( {y + 1} \right) = T\left( {{y^2} + y + 1} \right) \Rightarrow T\left( {y - 1} \right)T\left( y \right) = T\left( {{y^2} - y + 1} \right)\]
Vậy nếu y là nghiệm của T thì ${y^2} + y + 1\& {y^2} - y + 1$ cũng là nghiệm của T
T có hữu hạn nghiệm, trong đó ta chọn nghiệm m có module lớn nhất, tức là

\[\begin{array}{l}
\left| {{m^2} + m + 1} \right| \le \left| m \right|;\left| {{m^2} - m + 1} \right| \le \left| m \right|\\
\Rightarrow 2\left| m \right| \ge \left| {{m^2} + m + 1} \right| + \left| {{m^2} - m + 1} \right| \ge \left| {\left( {{m^2} + m + 1} \right) - \left( {{m^2} - m + 1} \right)} \right| = 2\left| m \right|
\end{array}\]
Vậy đẳng thức xảy ra nên ${m^2} + m + 1 = - \left( {{m^2} - m + 1} \right) \Rightarrow m = \pm i$ và ${x^2} + 1$ là thừa số của T
Gọi r là số lớn nhất sao cho có thể đặt
\[T\left( x \right) = {\left( {{x^2} + 1} \right)^r}P\left( x \right) \Rightarrow P\left( x \right)P\left( {x + 1} \right) = P\left( {{x^2} + x + 1} \right)\]
Nếu P có nghiệm thì theo chứng minh trên thì ${x^2} + 1$ là thừa số của P, mâu thuẫn với cách chọn r
Vậy P là hằng số, tức là P=1, vậy $T\left( x \right) = {\left( {{x^2} + 1} \right)^r}$ với r là số nguyên dương nào đó


#331578 Bài toán hiệp sĩ bảo vệ công chúa

Gửi bởi Friedrich Engels trong 03-07-2012 - 18:41

Tổng quát lên một chút.
Số hiệp sỹ lúc này sẽ là n, số hiệp sỹ được lựa chọn là k.
đặt n hiệp sĩ theo chiều kim đồng hồ là ${A_1} \to {A_n}$.
Nếu ${A_1}$ được chọn, khi đó, gọi ${x_t}$ là khoảng cách từ ${A_t}$ ( được chọn) đến người tiếp theo được chọn, tức là
\[\sum\limits_k {{x_i}} = n - k;{x_i} > 0\]
Như ta đã biết, phương trình này có $C_{n - k - 1}^{k - 1}$
Nếu ${A_1}$ không được chọn, tính từ ${A_1}$, ${A_p}$ là số được chọn đầu tiên thì ta có
\[\sum\limits_k {{x_i}} = n - k;{x_i} > 0\]
Nhưng lần này, \[{x_k} > p - 2\], tức là số nghiệm sẽ là $C_{n - k - p + 1}^{k - 1}$
vậy số nghiệm sẽ là

\[M = C_{n - k - 1}^{k - 1} + \sum\limits_{p = 2 \to n + 2 - 2k} {C_{n - k - p + 1}^{k - 1}} = C_{n - k - 1}^{k - 1} + C_{n - k}^k\]
P/S: bài này làm thì k mệt mà gõ mathtype thì mệt bơ phờ luôn , nên ai thấy hay thì like nhé ;)


#310441 European Girls’ Mathematical Olympiad 2012

Gửi bởi Friedrich Engels trong 14-04-2012 - 22:19

European Girls’ Mathematical Olympiad 2012

Ngày thi thứ nhất: 12-04-2012



Bài 3. Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\to\mathbb{R}$ thỏa
$$f(yf(x+y)+f(x))=4x+2yf(x+y),\forall x,y\in\mathbb{R}.$$

Bạn nào dịch luôn đề của ngày thi thứ hai (trong file đính kèm) nhé.

Cho y=0 thì \[f\left( {f\left( x \right)} \right) = 4x\]
vậy f là song ánh.
mặt khác, cho x=0 thì \[f\left( {yf\left( y \right) + f\left( 0 \right)} \right) = 2yf\left( y \right)\]
vì f là song ánh nên tồn tại a để \[f\left( a \right) = 2\]
chọn x=a-y, ta được

\[\begin{array}{l}
f\left( {2y + f\left( {a - y} \right)} \right) = 2\left( {a - y} \right)f\left( a \right) + 2yf\left( a \right) = 2af\left( a \right) = f\left( {af\left( a \right) + f\left( 0 \right)} \right)\\
\Rightarrow 2y + f\left( {a - y} \right) = 2a + f\left( 0 \right)\\
\Rightarrow f\left( {a - y} \right) = 2\left( {a - y} \right) + f\left( 0 \right)\\
\Rightarrow f\left( x \right) = 2x + m
\end{array}\]
thay vào ta được m=0, f(x)=2x


#295286 VMF Next Top Model - Thí sinh dự thi

Gửi bởi Friedrich Engels trong 22-01-2012 - 12:19

SBD 09
Hình đã gửi

pre-gf của mình =)). Các bạn sôi nổi thế lí nào không tham gia :>


#294601 China - Đề thi học sinh giỏi quốc gia 2012

Gửi bởi Friedrich Engels trong 19-01-2012 - 00:16

Bài 5: chọn min k>0. khi đó, chọn a=k thì \[n + {k^2} = \left( {b + k} \right)\left( {c + k} \right)\]
vậy ta chọn \[b = p - k;c = \frac{{n + {k^2}}}{p} - k\]
Vì k min nên p>k => b>0. Mặt khác vì \[2\sqrt n \ge p\] nên c>0. và ta có \[\frac{{n + {k^2}}}{p} \ne p\]
Nếu không thì \[n = \left( {p - k} \right)\left( {p + k} \right)\].
p-k và p+k đồng tính chẵn lẻ, trong khi đó n chia 4 dư 2, vô lý.
Vậy ta có điểu phải chứng minh


#294592 China - Đề thi học sinh giỏi quốc gia 2012

Gửi bởi Friedrich Engels trong 18-01-2012 - 23:38

Bài 6: Ta thấy bộ 3 số phải thỏa mãn : có tổng là số chẵn, là bộ 3 số tam giác.
ta thấy k tối đa có thể để chọn được một bộ 3 số không thỏa mãn đề bài là 1007 với cách chọn 1,2,3,5,7,....,2011
Ta sẽ chứng minh k=1008 thì luôn chọn được bộ 3 số thỏa mãn đề bài.
đầu tiên ta thấy các số 1,2 là các số không thể có trong bộ 3 số (do tính chất bộ 3 số tam giác).
giả sử chọn 1,2, vậy trong 2010 số 3,4,...,2012, ta phải chọn 1006 số nữa.
=> theo nguyên lý dirichle, phải có 2 số liên tiếp.(a,a+1)
giả sử còn có một bộ liên tiếp khác là b,b+1(b>a+1) thì trong bốn số a,a+1,b,b+1luôn chọn được bộ 3 số thỏa mãn.
Nếu chỉ có một bộ duy nhất thì ta có các số còn lại đều phải cách đều 2, dĩ nhiên là tất cả không thể cùng chẵn, nếu không ta có thể chọn 3 số chẵn liên tiếp. vậy tất cả còn lại đều phải lẻ, như vậy ta chọn 2 số lẻ liên tiếp lớn nhất cùng với một số chẵn trong bộ a,a+1, ta sẽ được bộ 3 số thỏa mãn.
Vậy min=1008


#291361 Với những tấm lát cỡ 1x2 và 2x2 có thể lát được chiệc bảng 2x12 bằng bao nhiê...

Gửi bởi Friedrich Engels trong 01-01-2012 - 09:29

S(n) là số cách lát bảng 2xn
Nếu ô ở ngoài cùng là ô 1x2 nằm dọc thì phần còn lại là bảng 2x(n-1), có S(n-1) cách lát
Nếu ở ngoài cùng là ô 2x2 hoặc 2 ô 1x2 xếp thành hình vuông (nằm ngang) xếp thành hình vuông 2x2 thì phần còn lại là bảng 2x(n-2), có S(n-2) cách lát
Vậy S(n)=S(n-1)+2S(n-2). đến đây bạn tìm cttq thôi :-"