Đến nội dung

hamdvk

hamdvk

Đăng ký: 06-04-2012
Offline Đăng nhập: 04-01-2014 - 20:09
*****

#394033 Tìm hàm f trên tập hữu tỉ dương thỏa: 1/ $f(x)+f(\frac{1}...

Gửi bởi hamdvk trong 06-02-2013 - 20:46

ta có $f(1)=\frac{1}{2}$
$\left\{\begin{matrix} f(2)+f(\frac{1}{2})=1 & & \\ f(1+2.\frac{1}{2})=\frac{1}{2}f(\frac{1}{2}) & & \end{matrix}\right.$
suy ra $f(2)=\frac{1}{3}$
dự đoán $f(x)=\frac{1}{x+1}$.thật vậy.
Dễ thấy $f(x)=\frac{1}{x+1}$ thỏa mãn
Nếu $f(x)>\frac{1}{x+1}$ thì $f(\frac{1}{x})>\frac{1}{\frac{1}{x}+1}=\frac{x}{x+1}$
suy ra $f(x)+f(\frac{1}{x})>1$(KTM)
tuơng tự thì $f(x)<\frac{1}{x+1}$ cũng ko tm
KL....

lio giai nay con sai o cho nho dau f(x) phai la 1 ham hoac la 2 ham chang han thi sao !


#382575 Giải pt nguyệm nguyên dương: $(x+y)^3=(x-y-6)^2$

Gửi bởi hamdvk trong 01-01-2013 - 15:00

Giải pt nguyệm nguyên dương: $(x+y)^3=(x-y-6)^2$

Dễ cm : $(x+y)^{3}=(x+y-6)^{2}=a^{6}$ $(a \epsilon Z+ )$
hay ta có $\left\{\begin{matrix} x+y=a^{2}\\ x-y-6=a^{3} \end{matrix}\right.$ hoặc $\left\{\begin{matrix} x+y=a^{2}\\ x-y-6=-a^{3} \end{matrix}\right.$
TH1 Nếu $\left\{\begin{matrix} x+y=a^{2}\\ x-y-6=a^{3} \end{matrix}\right.$
thì $\left\{\begin{matrix} x=a^{2}-y\\ x=a^{3}+y+6 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow a^{2}-y=a^{3}+y+6$
$\Leftrightarrow a^{2}-a^{3}=2y+6>0$
mà $a\geq 1 \Rightarrow a^{2}\leq a^{3} ; y> 0$
( mâu thuẫn )
TH2 Nếu $\left\{\begin{matrix} x+y=a^{2}\\ x-y-6=-a^{3} \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=a^{2}-y\\ x=y+6-a^{3} \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow a^{3}+a^{2}-6=2y$
$\Leftrightarrow \frac{a^{3}+a^{2}-6}{2}=y$
$\Rightarrow x=a^{2}-\frac{a^{3}+a^{2}-6}{2}=\frac{a^{2}-a^{3}+6}{2}$
Để ,y>o thì $a^{2}-a^{3}+6> 0$ và $a^{3}+a^{2}-6> 0$ hay a=2
Thay vào ta được $(x;y)=(1;3)$
:icon12:


#351492 Chứng minh XY, ZT, UV đồng qui

Gửi bởi hamdvk trong 02-09-2012 - 07:38

Cho tứ giác ABCD nội tiếp M là một điểm bất kì nằm trong tứ giác X, U, Y, V, Z ,T là hình chiếu của M trên AB, BC, CD, DA,AC, BD .
CMR : trung điểm XY, ZT , UV thẳng hàng

Hình đã gửi


#343108 Chứng minh rằng với 2 số thực $a,b$ tùy ý, ta có $a^{4}+b^{4}...

Gửi bởi hamdvk trong 03-08-2012 - 16:27

1.Chứng minh rằng với 2 số thực a,b tùy ý, ta có $a^{4}+b^{4}\geq a^{3}b+ab^{3}$

Đây là BĐT hoán vị nên bài này 2 dòng là ra
Không mất tính tổng quát giả sử $a\geq b$ ta sử dụng BĐT với 2 dãy đơn điệu ngược chiều sau
$\left\{\begin{matrix} a,b\\ a^{3},b^{3} \end{matrix}\right.$
Khi đó ta có : $a^{4}+b^{4}=a.a^{3}+b.b^{3}\geq ab^{3}+ba^{3}$
----------
BĐT hoán vị bạn có thể xem tại phần Khai triển Abel và BĐT hoán vị trong " Sáng tạo BĐT "


#342932 Topic hình học THCS

Gửi bởi hamdvk trong 02-08-2012 - 20:27

Bài 76. Cho tam giác ABC cân tại B và P nằm trong tam giác, biết $\angle ABC = {80^0},\angle PAC = {40^0},\angle PCA = {30^0}$. Tìm $\angle BPC$


Hình đã gửi

Bài 68 . Cho $\Delta ABC$ có $\widehat{B}=\widehat{C}=50^{\circ}$. N thuộc miền trong tam giác thoả mãn $\widehat{NBC}=10^{\circ};\widehat{NCB}=20^{\circ}$. Tính $\widehat{ANB}$


Hình đã gửi

Chỉ có yêu cầu là khác đi thôi !!
________________________________________
@Black: 2 bài khác nhau hoàn toàn đấy chị :)
@: em nhìn hình mà xem
______________
Chị dùng phép quay vẽ mới chuẩn chứ ;)
Ảnh chụp màn hình_2012-08-02_214603.png
trên hình cũng thể hiện hướng làm của em rồi đó ;)


#342834 Tìm GTNN: \[M = 3\left( {{a^2} + {b^2} +...

Gửi bởi hamdvk trong 02-08-2012 - 15:44

Cho a, b, c là độ dài 3 cạnh của tam giác ABC và a + b + c = 3.
Tìm GTNN của biểu thức M = 3a2 + 3b2 + 3c2 + 4abc

Cách khác
Đặt $ ab+bc+ca=q; abc=r$
ta có $q\leq 3$
$r\geq max\left \{ 0;\frac{(4q-9)}{3} \right \}$
Nếu
$4q-9\geq 0\Rightarrow r\geq \frac{4q-9}{3}$
$\Rightarrow 3\sum a^{2}+4abc=27-6q+4r\geq 27-6q+4.\frac{4q-9}{3}=15-\frac{2}{3}q\geq 15-2=13$
Dấu = khi a=b=c=0
Nếu $4q-9\leq 0\Leftrightarrow q\leq \frac{9}{4}$
$\Rightarrow 3\sum a^{2}+4abc=27-6q+4r\geq 27-6.\frac{9}{4}+0=13.5$
Vậy M min =13 tại a=b=c=1
------------
Đây là phương pháp đổi biến p,q,r có thể áp dụng với hầu hết các bài dạng này tại đây


#342740 Topic hình học THCS

Gửi bởi hamdvk trong 02-08-2012 - 09:27

Bài 72. Cho tam giác đều ABC, các điểm D , E theo thứ tự thuộc các cạnh AC , AB sao cho BD , CE cắt nhau tại P và diện tích tứ giác ADPE bằng diện tích tam giác BPC . Tính $\widehat{BPE}$

Hình đã gửi
Vì $S_{ADPF}=S_{BPC}\Rightarrow S_{ADPF}+S_{BFP}=S_{BPC}+S_{BFP}\Leftrightarrow S_{ABD}=S_{BFC}$
suy ra BF=AD ( ABC đều )
Hay ta có $\Delta ABD=\Delta BCF (c.g.c): AB=BC;AD=BF;\widehat{A}=\widehat{B}=60^{\circ}$
$\Rightarrow \widehat{ADP}=\widehat{BFP}$
$\Rightarrow AFPD$ là tứ giác nội tiếp nên $\widehat{BPF}=\widehat{BAC}=60^{\circ}$ (dpcm)


#342733 Lập công thức truy hồi tính $U_{n+1}$ theo $U_{...

Gửi bởi hamdvk trong 02-08-2012 - 09:09

Bài tập 1 . Cho dãy số : $U_{n}=\begin{pmatrix} \frac{3+\sqrt{5}}{2} & \end{pmatrix}^{2} + \begin{pmatrix} \frac{3-\sqrt{5}}{2} & \end{pmatrix}^{2} -2$

Hình như đề sai :)

Đúng là đề sai rồi ở kia phả là mũ n mà bạn
a) 5 số đầu tiên thì dễ rồi nhé ( sd casio 570 ES là an toàn nhất )
b) Đặt $\frac{3+\sqrt{5}}{2}=x;\frac{3-\sqrt{5}}{2}=y$
Suy ra ta có $\left\{\begin{matrix} x+y=3\\ xy=1 \end{matrix}\right.$
$U_{n}=x^{n}+y^{n}-2$
$\Rightarrow U_{n+1}=x^{n+1}+y^{n+1}-2=(x+y)(x^{n}+y^{n}-2)-xy(x^{n-1}+y^{n-1}-2)+2(x+y-xy-1)=3U_{n}-U_{n-1}+2$
c) quy trình liên tục sử dụng phím copy thì dễ rồi
-----------
p/s : bạn có thể đọc thêm về phương trình sai phân của phần này rất hữu dụng


#342729 Topic hình học THCS

Gửi bởi hamdvk trong 02-08-2012 - 08:57

Cho tứ giác ABCD. AB cắt CD tại F. AD cắt BC tại E. M,N,P lần lượt là trung điểm của AC,BD,EF. C/m M,N,P thẳng hàng

Hình đã gửi
lấy I trên FA sao cho FI=AB, lấy K trên FD sao cho FK=DC
Ta có
$S_{ABCD}=S_{ABD}+S_{BCD}=2(S_{ANB}+S_{DNC})$ ( Vì N là trung điểm BD)
=$2(S_{NFI}+S_{NFK})$ ( do FI=AB;FK=DC)
=$2S_{NIFK}=2S_{FIK}+2S_{NIK}$
CMTT Ta có
$S_{ABCD}=2S_{FIK}+2S_{MIK}$
$S_{ABCD}=S_{ECD}-S_{EAB}=S_{EFK}-S_{EFI}=2(S_{PFK}-S_{PFI})=2S_{FIK}+2S_{PFI}$
$\Rightarrow S_{NIK}=S_{MIK}=S_{PIK}$
Hay M,N,P cách IK một khoảng = nhau nên M,N,P thẳng hàng (đpcm)


#342715 $DM = 3BM$

Gửi bởi hamdvk trong 02-08-2012 - 08:04

Liệu đề có sao không ta ?
Mặt khác mình cũng ko thấy hằng số nào liên hệ giữa $DM$ và $BM$.

$BE = 2CE$.

Hình đã gửi
Em vẽ nhầm hình rồi


#342623 Chứng minh $\sqrt[3]{BE^2} + \sqrt[3]{CF^2...

Gửi bởi hamdvk trong 01-08-2012 - 20:32

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, gọi E, F là hình chiếu của H trên AB, AC. Chứng minh:
$\sqrt[3]{BE^2} + \sqrt[3]{CF^2} = \sqrt[3]{BC^2}$

Hình đã gửi
Theo tam giác đồng dạng ta có
$\frac{BE}{AB}=\frac{BH}{BC}$; $\frac{CF}{AC}=\frac{CH}{BC}$
$\Rightarrow BE=\frac{BH.AB}{BC}$ ; $\Rightarrow CF=\frac{CH.AC}{BC}$
Xét $\Delta ABC$ vuông tại A , đường cao AH nên theo hệ thức lượng trong $\Delta$ vuông ta có
$AB^{2}=BH.BC$ ; $AC^{2}=CH.BC$
Suy ra
VP=$\sqrt[3]{BE^{2}}+\sqrt[3]{CF^{2}}=\sqrt[3]{\frac{HC^{2}.AC^{2}}{BC^{2}}}+\sqrt[3]{\frac{HB^{2}.AB^{2}}{BC^{2}}}$
=$\sqrt[3]{\frac{HC^{3}.BC}{BC^{2}}}+\sqrt[3]{\frac{HB^{3}.BC}{BC^{2}}}= \frac{HB+HC}{\sqrt[3]{BC}}=\frac{BC}{\sqrt[3]{BC}}=\sqrt[3]{BC^{2}}$
=VT (đpcm)


#342568 Chứng minh tam giác $\Delta MBN$ cân tại $B$ và...

Gửi bởi hamdvk trong 01-08-2012 - 16:34

Bài 2:
Cho tam giác ABC đường cao tam giác hạ từ đỉnh A, đỉnh C cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác tại M,N chứng minh BO là phân giác góc $\widehat{MON}$

Hình đã gửi
Gọi trực tâm của $\Delta ABC$ là H , Đường cao AP,CQ ( P,Q thuộc BC,AB)
Ta sẽ cm H đối xứng với N,M qua BC, AB
Thật vậy
$\widehat{HBC}=90^{\circ}-\widehat{BCA}$
$\widehat{NBC}=90^{\circ}-\widehat{BNA}=90^{\circ}-\widehat{ACB}$
$\Rightarrow \widehat{NBC}=\widehat{BHP}$ mà $BP\perp NH$ tại P $\Rightarrow \Delta BHN$ cân tại B
hay H đối xứng với N qua BC
CMTT: H đối xứng với M qua AB
$\Rightarrow BM=BH=BN$$\Rightarrow \Delta BMN$ cân tại B nên BO lạ phân giác $\widehat{MBN}$ (dpcm)

Bài 1:
a,$\angle BMN=\angle DAB$

nhìn đi nhìn lại chị vẫn không thấy hai góc này = nhau được


#342225 Topic hình học THCS

Gửi bởi hamdvk trong 31-07-2012 - 16:14

Bài 71 .
Cho tam giác ABC có diện tích S . Các điểm D , E , F theo thứ tự nằm trên các cạnh AB , BC , CA sao cho AD = BD , $BE=\frac{1}{2}EC$ , $CF=\frac{1}{3}FA$. Các đoạn thẳng AE , BF , CD cắt nhau tạo thành một tam giác . Tính diện tích tam giác đó .

Sorry m' làm nhầm m' xin sửa như sau :

Hình đã gửi

Gọi ba đỉnh của tam giác đó là H,I,K . Đặt $S_{AHD}=S_{1};S_{BKE}=S_{2};S_{CIF}=S_{3};S_{HIK}=S_{4};$
Ta có
$S_{BIC}=S_{AIC}=3S_{3}\Rightarrow \frac{1}{3}S=S_{BFC}=S_{BIC}+S_{3}=4S_{3}$
.$\Rightarrow S_{3}=\frac{1}{12}.S$
CMTT ta có
$S_{2}=\frac{1}{21}.S$
$S_{1}=\frac{1}{10}.S$
Lại có
$\frac{7}{6}S=\frac{1}{2}S+\frac{1}{3}S+\frac{1}{3}S=S_{ADC}+S_{BCF}+S_{ABE}$
$=S-S_{4}+S_{1}+S_{2}+S_{3}$
$\Rightarrow S_{4}=S_{1}+S_{2}+S_{3}-\frac{1}{6}S=(\frac{1}{10}+\frac{1}{12}+\frac{1}{21}-\frac{1}{6})S=\frac{9}{140}S$


#342219 Tìm min f(x)=$\left | x-a \right |+\left | x-b \righ...

Gửi bởi hamdvk trong 31-07-2012 - 15:53

Bài toán
Cho a < b < c < d là bốn số thực tùy ý.Với giá trị nào của x ta có biểu thức: f(x)=$\left | x-a \right |+\left | x-b \right |+\left | x-c \right |+\left | x-d \right |$ đạt giá trị nhỏ nhất
Sau khi giải xong vấn đề này chúng ta nên đưa luôn bài toán tổng quát cho n số thực

Ta có
$f(x)=(\left | x-a \right |+\left | d-x \right |)+(\left | x-c \right |+\left | b-x \right |)$
.$\geq \left | x-a+d-x \right |+\left | x-c+b-x \right |=\left | d-a \right |+\left | b-c \right |=d-a+c-b$ (không đổi )
Dấu = xảy ra khi $\left\{\begin{matrix} (x-a)(x-d)\leq 0\\ (x-b)(x-c)\leq 0 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a\leq x \leq d \\ b\leq x \leq c \end{matrix}\right. \Leftrightarrow b\leq x\leq c$
Vậy $f(x)min=d-a+c-b$ đạt khi $ b\leq x\leq c$


#342212 Hãy vẽ 1 tứ giác không phải là hình bình hành có 1 cặp cạnh đối diện bằng nha...

Gửi bởi hamdvk trong 31-07-2012 - 15:26

Hãy vẽ 1 tứ giác không phải là hình bình hành có 1 cặp cạnh đối diện bằng nhau và 1 cặp góc đói diện bằng nhau.

Hình đã gửi
Trên đoạn BD vẽ hai cung chứa góc =$\alpha ^{\circ}$ ($\alpha < 45^{\circ}$)
Lấy A bất kì thuộc cung chứa góc_1 sao cho$AB> AD$ ( trường hợp ngược lại cũng đúng )
Vẽ (D;AB) cắt cung chứa góc tại hai điểm
( Trường hợp không cắt tại hai điểm thì điều chỉnh cung chứa góc nhỏ hơn nhưng theo em nghĩ $45^{\circ}$ là hợp lý )
Tồn tại một trong hai điểm ( điểm E ) cho tứ giác ABED là hình bình hành , điểm còn lại là C , do tính duy nhất của hình bình hành khi đã xác định ba điểm A,B,D
Vậy tứ giác ABCD thoả mãn yêu cầu đề bài và là tứ giác cần tìm