Đến nội dung

thukilop

thukilop

Đăng ký: 24-09-2011
Offline Đăng nhập: 02-11-2022 - 16:00
***--

Trong chủ đề: Đăng ký mua áo đồng phục VMF 2016

09-06-2016 - 17:55

BQT cho mình hỏi khi nào in áo vậy, vì địa chỉ mình đăng kí nhận là địa chỉ trọ, nếu trong tháng 7,8 thì mình về quê, nên nếu gởi trong khoảng thời gian đó mình phải viết lại địa chỉ 


Trong chủ đề: Topic Tổng Hợp Các Bài Toán Hình Học Phẳng Trong Các Đề Thi Thử THPT Quốc...

06-06-2015 - 22:44

Bài 28: cho hình bình hành ABCD có AC: x-y+1=0, G(1;4) là trọng tâm tam giác ABC, E(0;-3) thuộc đường cao kẻ từ D của tam giác ACD.Tìm tọa độ các đỉnh của hình bình hành biết diện tích AGCD bằng 32 và A có tung độ dương

Cách 2: 

DQR5YyR.png

* Tìm D: - Viết pt đt DE. 

 3.d(G,(AC))= d(G, (AC)) => tọa độ D

* Tìm B: ta có $\overrightarrow{OD}=-3 \overrightarrow{OG}$ suy ra tọa độ O => tọa độ B

* tìm A,C: từ S(AGCD) suy ra được độ dài AC.Từ đó có tọa độ A,C


Trong chủ đề: $2x+\frac{(3x^2+28x-24)}{(3x-4)^2}\sqr...

06-06-2015 - 01:41

Bài này chẳng đẹp chút nào :(

Quy đồng lên ta được bpt mới là: $(3x^2+28x-24)\sqrt{(x-1)(x-3)}+(2x-1)(3x-4)^2\leq 0$

Mình xài wolfram thấy nghiệm nó nè:

73KGPNo.png

* Giải kĩ hơn cái pt bậc 6 ấy ra: nó sẽ có các nghiệm như thế này:

pxcYh92.png

pt bậc 6 ấy có 4 nghiệm thực <=> phân tích được thành 2 đa thức bậc 3, một cái có 3 ng thực, cái kia chỉ có nghiệm duy nhất mà còn xấu nữa...

Mình nghĩ khó có thể bik chính xác nghiệm của bpt này, cùng lắm thì $ x \leq 0,73$


Trong chủ đề: $D(4;\frac{7}{2})$ $E(\frac...

31-05-2015 - 21:54

Trong không gian $Oxy$, cho tam giác $ABC$ và đường thẳng $(\Delta)$: $x-3y-1=0$. giả sử $D(4;\frac{7}{2})$ $E(\frac{14}{5};\frac{19}{10})$ $N(3;3)$ theo thứ tự là chân đường cao từ $A, B$ và trung điểm $AB$. tìm tọa độ các đỉnh tam giác $ABC$, biết trung điểm $M$ của $BC$ nằm trên $(\Delta)$ và xM nhỏ hơn hoặc bằng 4

tKdUYlH.png

* t dễ thấy DGEF nội tiếp (I), cm góc GEF = góc BDF. ta đã có tọa độ D,E,F nên ta viết được pt đtròn (I), ta sẽ có $I(4,\frac{9}{4})$ và $R=\frac{5}{4}$

Khi đó IM = R, ta tìm được điểm M 

Kết hợp NB,MB ta tìm dc B, suy ra C,A


Trong chủ đề: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp trong đường tròn tâm $I$...

31-05-2015 - 21:02

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$, cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn tâm I. Điểm $M(2;-1)$ là trung điểm $BC$ và $E(31/13;−1/13)$ là hình chiếu của $B$ lên $AI$. Biêt $AC: 3x+2y-13=0$. Tìm tọa độ điểm $A$

 

Mình xem lời gợi ý:

 

- Gọi $D=EM \cap AC$.

- Tứ giác $BEMI$ nội tiếp đường tròn đường kính $BI$

- Tứ giác $BEDA$ nội tiếp đường tròn đường kính $AB$

suy ra $ BD \bot AC$.

 

Mình không chứng minh được chỗ: "Tứ giác $BEDA$ nội tiếp đường tròn đường kính $AB$" Bạn nào CM giúp mình với!!!

BEMI nội tiếp (IB) thì $\widehat{BEM}$ =$ \widehat{BIM}$ = $\widehat{BAD}$ suy ra BEDA nội tiếp (AB)