Đến nội dung

Hình ảnh

$(2+a^2)(2+b^2)(2+c^2)$ $\geq$ $9(ab+ac+bc)$

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
VodichIMO

VodichIMO

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

 Chứng minh với mọi $a,b,c$ thực:

 $a)$: $a^2$ $+$ $b^2$ $+$ $c^2$ $+$ $2abc$ $+$ $1$ $\geq$ $2(ab+ac+bc)$

 $b)$: $(2+a^2)(2+b^2)(2+c^2)$ $\geq$ $9(ab+ac+bc)$

 


BẤT ĐẲNG THỨC CHÍNH LÀ THUỐC PHIỆN CỦA TOÁN HỌC  :namtay


#2
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

Bài toán $2$ , đặt $t=\frac{b+c}{2}$ , 

ta chứng minh được $(b^{2}+2)(c^{2}+2)\geq 3+6t^{2}$ ( thôi không post nữa )

Do đó chỉ cần chứng minh $(a^{2}+2)(3+6t^{2})\geq 9(2at+bc)$ 

Hơn nữa $t^{2}\geq bc$ 

Sau khi biến đổi tương đương thì ta có $(a-t)^{2}+(at-1)^{2}\geq 0$ hiển nhiên đúng , đẳng thức xảy ra $<=>a=b=c=1$


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#3
nguyentrungphuc26041999

nguyentrungphuc26041999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 406 Bài viết

 Chứng minh với mọi $a,b,c$ thực:

 $a)$: $a^2$ $+$ $b^2$ $+$ $c^2$ $+$ $2abc$ $+$ $1$ $\geq$ $2(ab+ac+bc)$

 $b)$: $(2+a^2)(2+b^2)(2+c^2)$ $\geq$ $9(ab+ac+bc)$

câu b

ta có $9\left ( ab+bc+ca \right )\leq 3\left ( a+b+c \right )^{2}$

sử dụng bunhiacopxki

$\left ( a+b+c \right )^{2}\leq \left ( a^{2}+2 \right )\left ( 1+\frac{\left ( b+c \right )^{2}}{2} \right )$

bây giờ ta cần chứng minh

$\left ( b^{2}+2 \right )\left ( c^{2}+2 \right )\geq 3\left ( 1+\frac{\left ( b+c \right )^{2}}{2} \right )$

nhân bung ra rồi rút gọn ta có

$\frac{b^{2}+c^{2}}{2}+b^{2}c^{2}-3bc+1\geq 0$

ta có

$\frac{b^{2}+c^{2}}{2}\geq bc$

$b^{2}c^{2}-2bc+1= \left ( bc-1 \right )^{2}\geq 0$(đpcm)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyentrungphuc26041999: 09-09-2013 - 21:11


#4
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 Bài viết

câu b

ta có $9\left ( ab+bc+ca \right )\leq 3\left ( a+b+c \right )^{2}$

sử dụng bunhiacopxki

$\left ( a+b+c \right )^{2}\leq \left ( a^{2}+2 \right )\left ( 1+\frac{\left ( b+c \right )^{2}}{2} \right )$

bây giờ ta cần chứng minh

$\left ( b^{2}+2 \right )\left ( c^{2}+2 \right )\geq 3\left ( 1+\frac{\left ( b+c \right )^{2}}{2} \right )$

nhân bung ra rồi rút gọn ta có

$\frac{b^{2}+c^{2}}{2}+b^{2}c^{2}-3bc+1\geq 0$

ta có

$\frac{b^{2}+c^{2}}{2}\geq bc$

$b^{2}c^{2}-2bc+1= \left ( bc+1 \right )^{2}\geq 0$(đpcm)

Đoạn cuối sai kìa , thế thì $bc=-1$ à


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#5
nguyentrungphuc26041999

nguyentrungphuc26041999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 406 Bài viết

Đoạn cuối sai kìa , thế thì $bc=-1$ à

nhầm,sửa rồi



#6
Kool LL

Kool LL

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 370 Bài viết

 Chứng minh với mọi $a,b,c$ thực:

$a)$: $a^2$ $+$ $b^2$ $+$ $c^2$ $+$ $2abc$ $+$ $1$ $\geq 2(ab+bc+ca)$

$b)$: $(2+a^2)(2+b^2)(2+c^2)$ $\geq$ $9(ab+ac+bc)$

 

a) Trong 3 số $(a-1),(b-1),(c-1)$ chắc chắn sẽ phải có 2 số cùng dấu. Không mất tính tổng quát, giả sử $(a-1),(b-1)$ cùng dấu. Khi đó $(a-1)(b-1)\ge0$.

$VT-VP=(a-b)^2+(c-1)^2+2c(a-1)(b-1)\ge0$. (đpcm)

 

b) $VT=a^2b^2c^2+4(a^2+b^2+c^2)+2(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)+8$

$=(a^2b^2c^2+1)+(a^2+b^2+c^2)+1+2[(a^2b^2+1)+(b^2c^2+1)+(c^2a^2+1)]$$+3(a^2+b^2+c^2)$

$\overset{Cauchy}{\ge} 2abc+(a^2+b^2+c^2)+1+4(ab+bc+ca)+3(ab+bc+ca)\overset{(a)}{\ge}9(ab+bc+ca)$. (đpcm)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kool LL: 09-09-2013 - 23:17


#7
VodichIMO

VodichIMO

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

a) Trong 3 số $(a-1),(b-1),(c-1)$ chắc chắn sẽ phải có 2 số cùng dấu. Không mất tính tổng quát, giả sử $(a-1),(b-1)$ cùng dấu. Khi đó $(a-1)(b-1)\ge0$.

$VT-VP=(a-b)^2+(c-1)^2+2c(a-1)(b-1)\ge0$. (đpcm)

 

 

Sai rồi kìa. c đã cho dương đâu.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi VodichIMO: 11-09-2013 - 20:37

BẤT ĐẲNG THỨC CHÍNH LÀ THUỐC PHIỆN CỦA TOÁN HỌC  :namtay


#8
Kool LL

Kool LL

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 370 Bài viết

a) Trong 3 số $(a-1),(b-1),(c-1)$ chắc chắn sẽ phải có 2 số cùng dấu. Không mất tính tổng quát, giả sử $(a-1),(b-1)$ cùng dấu. Khi đó $(a-1)(b-1)\ge0$.

$VT-VP=(a-b)^2+(c-1)^2+2c(a-1)(b-1)\ge0$. (đpcm)

 

b) $VT=a^2b^2c^2+4(a^2+b^2+c^2)+2(a^2b^2+b^2c^2+c^2a^2)+8$

$=(a^2b^2c^2+1)+(a^2+b^2+c^2)+1+2[(a^2b^2+1)+(b^2c^2+1)+(c^2a^2+1)]$$+3(a^2+b^2+c^2)$

$\overset{Cauchy}{\ge} 2abc+(a^2+b^2+c^2)+1+4(ab+bc+ca)+3(ab+bc+ca)\overset{(a)}{\ge}9(ab+bc+ca)$. (đpcm)

 


 Sai rồi kìa. c đã cho dương đâu.

 

Oh mình sơ suất rồi. Nếu vậy thì BDT câu $a): a^2+b^2+c^2+2abc+1\ge 2(ab+bc+ca)$ không đúng khi $a=b=c=-1$ vì khi đó $VT=2<VP=6$.

Câu $(a)$ muốn đúng thì cần thêm điều kiện $abc\ge0$. Khi đó số số âm không thể là lẻ. Ta có các TH sau :

  • Cả 3 số $\ge0$ thì làm như trên.
  • Có 2 số âm, một số không âm. Có thể giả sử $a,b\le0\le c$ thì $c(a-1)(b-1)\ge0$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kool LL: 12-09-2013 - 01:51





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh