Đến nội dung

Hình ảnh

$\forall x\in R:f(f(x))=f(x)+2x$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
NTHMyDream

NTHMyDream

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 94 Bài viết

Phương trình hàm Cauchy

bài 1: Tìm hàm số liên tục f:R->R thỏa mãn $\forall a,b,c>0: abc[f\left ( \frac{a}{b} \right )+f\left ( \frac{b}{c}\right ) +f\left ( \frac{c}{a} \right )-6042]=a^{2}c+b^{2}a+c^{2}b$

Ánh xạ

bài 2: cho hàm số liên tục f:R->R thoả mãn $\forall x\in R:f(f(x))=f(x)+2x$ chứng minh rằng f(0)=0 và tìm tất cả hàm số thoả mãn các điều kiện đã cho 

 

 



#2
vutuanhien

vutuanhien

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 690 Bài viết


bài 2: cho hàm số liên tục f:R->R thoả mãn $\forall x\in R:f(f(x))=f(x)+2x$ chứng minh rằng f(0)=0 và tìm tất cả hàm số thoả mãn các điều kiện đã cho 

Dạng này chắc quá quen thuộc rồi nhỉ :D

Giả sử $f(x)=f(y)$ thì $f(x)+2x=f(f(x))=f(f(y)=f(y)+2y\Rightarrow x=y$. Do đó $f$ là đơn ánh

Thay $x=0$ vào giả thiết ta được $f(f(0))=f(0)$ nên $f(0)=0$

Kết hợp với $f$ liên tục suy ra $f$ đơn điệu thực sự trên $\mathbb{R}$

Ta xét $2$ trường hợp

Trường hợp 1:$f$ là hàm đơn điệu tăng thực sự. Ta sẽ chứng minh $f$ toàn ánh, và do đó $f$ song ánh nên tồn tại hàm ngược $f^{-1}(x)$

Thật vậy, giả sử tồn tại $m\in \mathbb{R}$ mà $f(x)\neq m \forall x\in \mathbb{R}$

Do $f$ liên tục nên hoặc $f(x)> m$ $\forall m\in \mathbb{R}$, hoặc $f(x)< m$ $\forall m\in \mathbb{R}$

Nếu $f(x)> m$ $\forall m\in \mathbb{R}$ suy ra $f(f(x))> f(m)> m\Rightarrow f(x)=f(f(x))-2x> m-2x$

Suy ra $0>f(-n)> m+2n$ $\forall n\in \mathbb{N}$, 1 điều vô lí

Nếu $f(x)< m$ $\forall m\in \mathbb{R}$ thì làm tương tự ta cũng suy ra $0<m-2n$ $\forall n\in \mathbb{N}$, cũng vô lí

Do đó $f$ toàn ánh, nên $f$ song ánh và tồn tại hàm ngược $f^{-1}(x)$. Vì $f$ là hàm đơn điệu tăng thực sự nên $f^{-1}(x)$ là hàm đơn điệu tăng thực sự

Suy ra nếu $x> 0$ thì $f^{-1}(x)> f^{-1}(0)=0$, nếu $x< 0$ thì $f^{-1}(x)< f^{-1}(0)=0$

Với $x> 0$, ta xét dãy

$$u_1=x, u_{n+1}=f^{-1}(u_{n})$$

Thay $x$ bởi $f^{-1}(f^{-1}(x))$ ta được

$$f(f(f^{-1}(f^{-1}(x))))=f(f^{-1}(f^{-1}(x)))+2f^{-1}(f^{-1}(x)) (1)$$

$$\Rightarrow x=f^{-1}(x)+2f^{-1}(f^{-1}(x))$$

Do đó $2u_{2}+u_{1}-u_{0}=0$. Trong $(1)$ lại thay $x$ bởi $u_n$ ta thu được

$2u_{n+2}+u_{n+1}-u_{n}=0$ $\forall n\in \mathbb{N}$

Phương trình đặc trưng của dãy là $2u^2+u-1=0$ có $2$ nghiệm là $-1, \frac{1}{2}$

Suy ra $u_{n}=x_{1}.(\frac{1}{2})^n+x_{2}.(-1)^n$

Ta có $x_{1}+x_{2}=u_{0}=x$, $\frac{1}{2}x_{1}-x_{2}=u_{1}=f^{-1}(x)$

$\Rightarrow x_{1}=\frac{2x+2f^{-1}(x)}{3}, x_{2}=\frac{x-2f^{-1}(x)}{3}$

$\Rightarrow u_{n}=\frac{2x+2f^{-1}(x)}{3}.(\frac{1}{2})^n+\frac{x-2f^{-1}(x)}{3}.(-1)^n$

Nếu $\frac{x-2f^{-1}(x)}{3}< 0$ thì $\lim_{n\to \infty } u_{2n}=\frac{x-2f^{-1}(x)}{3}< 0$, vô lí vì tất cả các số của dãy đều dương

Nếu $\frac{x-2f^{-1}(x)}{3}> 0$ thì $\lim_{n\to \infty } u_{2n+1}=-\frac{x-2f^{-1}(x)}{3}< 0$, cũng suy ra vô lí 

Vậy $\frac{x-2f^{-1}(x)}{3}=0$ $\forall x> 0$. Do đó $f^{-1}(x)=\frac{x}{2}$ nên $f(x)=2x$ $\forall x> 0$

Tương tự với trường hợp $x< 0$, ta thu được $f(x)=2x$ $\forall x< 0$. Kết hợp với $f(0)=0$ ta có $f(x)=2x$ $\forall x\in \mathbb{R}$

Trường hợp 2:$f$ là hàm đơn điệu giảm thực sự

Với mỗi $x\neq 0$ xét dãy $u_{0}=x, u_{n+1}=f(u_{n})$

Thế thì $u_{n+2}-u_{n+1}-2u_{n}=0$

Phương trình đặc trưng $u^2-u-2=0$ có $2$ nghiệm là $-1$, $2$

Do đó $u_{n}=x_{1}.(-1)^n+x_{2}.(2)^n$

Ta có $x_{1}+x_{2}=u_{0}=x, x_{1}-2x_{2}=u_{1}=-f(x)$

$\Rightarrow x_{1}=\frac{f(x)-2x}{3}, x_{2}=\frac{x+f(x)}{3}$

$\Rightarrow u_{n}=\frac{f(x)-2x}{3}.(-1)^n+\frac{x+f(x)}{3}.(2)^n$

Nếu $x+f(x)\neq 0$ thì

$\lim_{n\to \infty } \frac{u_{n+1}}{u_{n}}=\lim_{n\to \infty } \frac{[f(x)-2x]+2[x+f(x)](2)^n}{[2x-f(x)]+[x+f(x)](2)^n}=\lim_{n\to \infty } 2+\frac{3}{\frac{[x+f(x)](2)^n}{f(x)-2x}-1}=2$

Điều này vô lí vì $\frac{u_{n+1}}{u_{n}}=\frac{f(u_{n})}{u_{n}}=\frac{f(u_{n})-f(0)}{u_{n}-0}< 0$

( vì $f$ là hàm đơn điệu giảm)

Vậy $x+f(x)=0$, hay $f(x)=-x$. Kết hợp $f(0)=0$ ta được $f(x)=-x$ $\forall x\in \mathbb{R}$

Thử lại thấy thỏa mãn

Vậy $f(x)=2x$ hoặc $f(x)=-x$ $\forall x\in \mathbb{R}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vutuanhien: 07-02-2014 - 10:54

"The first analogy that came to my mind is of immersing the nut in some softening liquid, and why not simply water? From time to time you rub so the liquid penetrates better, and otherwise you let time pass. The shell becomes more flexible through weeks and months—when the time is ripe, hand pressure is enough, the shell opens like a perfectly ripened avocado!" - Grothendieck





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh