Jump to content

Photo

CM:Với p là số nguyên tố thì : $a^p-a\vdots p$


  • Please log in to reply
3 replies to this topic

#1
AnhNgoc030201

AnhNgoc030201

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 29 posts

Chứng minh định lý FERMAT nhỏ.

Với p là số nguyên tố thì :

$a^p-a\vdots p$ ( Với a thuộc Z )



#2
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 posts

$a^p-a\vdots p$ (1)

Nhân bài toán này. Mình sẽ giới thiệu cho các bạn  cách để chứng minh định lý fermat nhỏ.

Đây là bài toán mình đã đọc trong sách của Lê Quốc Hán mà có 1 cách mình khá tâm đắc.

Giải :

CÁCH 1:.Chứng minh bằng phương pháp quy nạp và vận dụng nhị thức NEWTON:

Trường hợp 1:

+ Với $a=1$ thì (1) hiển nhiên đúng

Ta giả sử nó đúng với $a=n$ tức $n^p-n\vdots p$ 

 

Ta chứng minh nó đúng đến $a=n+1$

 

Thật vậy, theo nhị thức NEWTON, ta có :

 

$(n+1)^p=n^p+C_{n}^{1}.n^{p-1}+C_{n}^{2}.n^{p-2}+...+C_{n}^{n-2}.n^{2}+C_{n}^{n-1}.n^{1}+1$

(Với $C_{n}^{p}=\frac{n!}{p!(n-p)!}$)

 

Ta thấy $C_{n}^{k}$ luôn chia hết cho p do p là số nguyên tố, nên biểu thức được viết lại thành:

$(n+1)^p=n^p+pm+1$

(với m là một số nguyên nào đó thuộc Z )

 

Mà do $n^p-n\vdots p$ nên $(n+1)^p-(n+1)=n^p-n+pm$ cũng chia hết cho p

Do đó (1) đúng với a dương

 

Trường hợp 2: a là âm

Trường hợp này ta chỉ cần đặt $a=-b$ thì => b dương

Do vậy $-(b^p-b)$ cũng chia hết cho p. Tức (1) đúng

 

(p/s: Cách mình tâm đắc thì mình sẽ ko public nó đâu :closedeyes: :closedeyes: )


Edited by Namthemaster1234, 29-08-2014 - 17:20.

Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:


#3
huy2403exo

huy2403exo

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 216 posts

 

$a^p-a\vdots p$ (1)

Nhân bài toán này. Mình sẽ giới thiệu cho các bạn  cách để chứng minh định lý fermat nhỏ.

Đây là bài toán mình đã đọc trong sách của Lê Quốc Hán mà có 1 cách mình khá tâm đắc.

Giải :

CÁCH 1:.Chứng minh bằng phương pháp quy nạp và vận dụng nhị thức NEWTON:

Trường hợp 1:

+ Với $a=1$ thì (1) hiển nhiên đúng

Ta giả sử nó đúng với $a=n$ tức $n^p-n\vdots p$ 

 

Ta chứng minh nó đúng đến $a=n+1$

 

Thật vậy, theo nhị thức NEWTON, ta có :

 

$(n+1)^p=n^p+C_{n}^{1}.n^{p-1}+C_{n}^{2}.n^{p-2}+...+C_{n}^{n-2}.n^{2}+C_{n}^{n-1}.n^{1}+1$

(Với $C_{n}^{p}=\frac{n!}{p!(n-p)!}$)

 

Ta thấy $C_{n}^{k}$ luôn chia hết cho p do p là số nguyên tố, nên biểu thức được viết lại thành:

$(n+1)^p=n^p+pm+1$

(với m là một số nguyên nào đó thuộc Z )

 

Mà do $n^p-n\vdots p$ nên $(n+1)^p-(n+1)=n^p-n+pm$ cũng chia hết cho p

Do đó (1) đúng với a dương

 

Trường hợp 2: a là âm

Trường hợp này ta chỉ cần đặt $a=-b$ thì => b dương

Do vậy $-(b^p-b)$ cũng chia hết cho p. Tức (1) đúng

 

(p/s: Cách mình tâm đắc thì mình sẽ ko public nó đâu :closedeyes: :closedeyes: )

 

hồi xưa mình nhớ bài này lớp 6 cô từng bắt làm rồi . Thế có cách nào theo kiểu lớp 6 không ?


Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết

Nhiều người ước mơ được thành công. Thành công chỉ có thể đạt được qua thất bại và sự nội quan liên tục. Thật ra, thành công thể hiện 1% công việc ta làm – kết quả có được từ 99% cái gọi là thất bại.

 

 

Điều bạn gặt hái được bằng việc đạt được mục tiêu không quan trọng bằng con người bạn trở thành khi đạt được mục tiêu.

  •  

 


#4
chardhdmovies

chardhdmovies

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 638 posts

Anh có cách chứng minh bằng tổ hợp-hình học khá là hay  :icon6:
Xét đường tròn đơn vị, chia đường tròn thành thành $p$ cung bằng nhau, mỗi cung được tô bởi 1 trong $a$ màu. Ta sẽ tìm số cách tô màu $a$ màu vào $p$ cung sao cho không có số cách tô nào bằng nhau.
Trước hết số cách tô $a$ màu cho $p$ cung là $a^{p}$, tuy nhiên trong số cách tô đó, ta xét TH tất cả các cung đều được tô bằng 1 màu trong $a$ màu. Khi đó ta thấy với mọi phép quay tâm ta đều nhận được cách tô ban đầu nên số cách tô trong TH này là $a$
Xét các TH còn lại, tức là $p$ cung không được tô bởi cùng 1 màu, số cách tô trong TH này là $a^{p}-a$. Khi đó vì $p$ là số nguyên tố nên không tồn tại phép chia $p$ cung thành các phần chứa số cung bằng nhau, khi đó thực hiện $p$ phép quay tâm với $p$ cung thì 1 cách tô cho ra $p$ cách tô tương ứng nên số cách tô bị lặp lại $p$ lần, suy ra số cách tô trong TH này là $\frac{a^{p}-a}{p}$
Từ đó ta có tổng số cách tô là $\frac{a^{p}-a}{p}+a$ mà số cách tô luôn là số nguyên nên ta suy ra $a^{p}-a\vdots p$.
Định lý được chứng minh.


 


                                                                                    chúng tôi là 3 người từ lớp 10 cá tính:NRC,NTP,A-Q





1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users