Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng; a) $\Delta PQE$ cân. b) $EF^2=FA.FD + EA.EB$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
thanglong2000pro

thanglong2000pro

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết

Bài 1: 

 

 Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Các đường thẳng $AB$ và $CD$ cắt nhau tại $E$; các đường thẳng $AD$ và $BC$ cắt nhau tại $F$. Phân giác trong của góc $\widehat{DFC}$ cắt $AB$ tại $P$, cắt $CD$ tại $Q$. Chứng minh rằng;

a) $\Delta PQE$ cân.

b) $EF^2=FA.FD + EA.EB$

 

Bài 2: 

 

Cho tam giác $ABC$ ( $AB<AC$ ) ngoại tiếp đường tròn $(O)$; $I,J$ lần lượt là các tiếp điểm của $(O)$ với các cạnh $AB,AC$. Gọi $(K)$ là đường tròn bàng tiếp trong góc $\widehat{BAC}$ của tam giác $ABC$ tiếp xúc với các cạnh $AB,AC$ lần lượt tại $F,G$. Các đường thẳng $IJ$ và $BO$ cắt nhau tại $H$.

a) Chứng minh rằng $\widehat{BHC}=90$

b) Gọi $M$ là giao điểm của $KC$ và $GF$; N là giao điểm của $IJ$ và $CO$. Chứng minh rằng $MN$ song song với $AC$.

 


#2
Chung Anh

Chung Anh

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 420 Bài viết

 

Bài 1: 

 

 Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Các đường thẳng $AB$ và $CD$ cắt nhau tại $E$; các đường thẳng $AD$ và $BC$ cắt nhau tại $F$. Phân giác trong của góc $\widehat{DFC}$ cắt $AB$ tại $P$, cắt $CD$ tại $Q$. Chứng minh rằng;

a) $\Delta PQE$ cân.

b) $EF^2=FA.FD + EA.EB$

 

 

a.Vì ABCD nội tiếp nên góc A=góc DCF

Lại có $\widehat{EPF}=\widehat{A}+\frac{\widehat{F}}{2} $

          $\widehat{PQE}=\frac{\widehat{F}}{2}+\widehat{QCF} $

=> $\widehat{PQE}=\widehat{EPF}$=>đpcm

b.Trên FE lấy H sao cho góc EHC=góc EDA $\Rightarrow \widehat{ABC}+\widehat{CHA}=\widehat{EHC}+\widehat{EDA}=180^{\circ} $

Vì ABCD nội tiếp nên $\widehat{ABC}+\widehat{ADC}=180^{\circ}\Rightarrow \widehat{EBC}+\widehat{EDF}=180^{\circ}$

=> $\widehat{EBC}=\widehat{CHF}$

*Tam giác EHC và EDF đồng dạng $\frac{EC}{EH}=\frac{EF}{ED}\Rightarrow EB.EA=ED.EC=EF.EH$         (1)

Tương tự $FA.FB=FC.FB=FH.FE $                         (2)

Cộng theo vế (1) và (2) ta có đpcm


Chung Anh


#3
thanglong2000pro

thanglong2000pro

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết

a.Vì ABCD nội tiếp nên góc A=góc DCF

Lại có $\widehat{EPF}=\widehat{A}+\frac{\widehat{F}}{2} $

          $\widehat{PQE}=\frac{\widehat{F}}{2}+\widehat{QCF} $

=> $\widehat{PQE}=\widehat{EPF}$=>đpcm

b.Trên FE lấy H sao cho góc EHC=góc EDA $\Rightarrow \widehat{ABC}+\widehat{CHA}=\widehat{EHC}+\widehat{EDA}=180^{\circ} $

Vì ABCD nội tiếp nên $\widehat{ABC}+\widehat{ADC}=180^{\circ}\Rightarrow \widehat{EBC}+\widehat{EDF}=180^{\circ}$

=> $\widehat{EBC}=\widehat{CHF}$

*Tam giác EHC và EDF đồng dạng $\frac{EC}{EH}=\frac{EF}{ED}\Rightarrow EB.EA=ED.EC=EF.EH$         (1)

Tương tự $FA.FB=FC.FB=FH.FE $                         (2)

Cộng theo vế (1) và (2) ta có đpcm


 

bạn làm giúp mình nốt câu 2 dc ko? tks nhiều


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thanglong2000pro: 31-01-2015 - 17:29


#4
Chung Anh

Chung Anh

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 420 Bài viết

 

 

 

Bài 2: 

 

Cho tam giác $ABC$ ( $AB<AC$ ) ngoại tiếp đường tròn $(O)$; $I,J$ lần lượt là các tiếp điểm của $(O)$ với các cạnh $AB,AC$. Gọi $(K)$ là đường tròn bàng tiếp trong góc $\widehat{BAC}$ của tam giác $ABC$ tiếp xúc với các cạnh $AB,AC$ lần lượt tại $F,G$. Các đường thẳng $IJ$ và $BO$ cắt nhau tại $H$.

a) Chứng minh rằng $\widehat{BHC}=90$

b) Gọi $M$ là giao điểm của $KC$ và $GF$; N là giao điểm của $IJ$ và $CO$. Chứng minh rằng $MN$ song song với $AC$.

 

a.Ta có $\widehat{BIH}=90^{\circ}-\frac{\widehat{A}}{2}\Rightarrow \widehat{IHB}=\frac{\widehat{C}}{2}\Rightarrow \widehat{JHO}=\widehat{JCO}$

nên=> HJOC nội tiếp=> ${OJC}=\widehat{OHC}=90^{\circ} $ (đpcm)

b.Có $\widehat{AGC}=90^{\circ}-\frac{\widehat{A}}{2};\widehat{MCG}=\frac{180^{\circ}-\widehat{C}}{2}=90^{\circ}-\frac{\widehat{C}}{2}$

         $\Rightarrow \widehat{FMK}=\widehat{CMG}=\frac{\widehat{A}+\widehat{C}}{2}=\frac{\widehat{FBC}}{2}=\widehat{FBK}$

         $\Rightarrow \widehat{FMK}=\widehat{FBK} $

=> FKMB là tứ giác nội tiếp=> $\widehat{BMK}+\widehat{BFK}=180^{\circ}\Rightarrow \widehat{BMK}=90^{\circ}$

Tương tự (a) có $\widehat{BNC}=90^{\circ} $

Lại có $\widehat{NCM}=90^{\circ} $

=>NCMB là hình chữ nhật=> BN=CM và BN//CM

Gọi E là giao của AC và BN=> NE=BN

=>NE=CM và NE//CM

=>NECM là hình bình hành

=>AC//MN(đpcm)

.

.

P/s:Sorry bạn nha,giờ mình mới để ý đến cái này


Chung Anh





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh