Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi Toán chuyên Bến Tre 2015-2016


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 19 trả lời

#1
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

Chuyên Bến Tre.jpg



#2
hoctrocuaHolmes

hoctrocuaHolmes

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1013 Bài viết

4.a) Bất đẳng thức cần cm tương đương với

$(\sqrt{a^{2}+x^{2}}+\sqrt{b^{2}+y^{2}})^{2}\geq (\sqrt{(a+b)^{2}+{(x+y)^{2}}})^{2}\Leftrightarrow a^{2}+x^{2}+b^{2}+y^{2}+2\sqrt{(a^{2}+x^{2})(b^{2}+y^{2})}\geq a^{2}+x^{2}+b^{2}+y^{2}+2ab+2xy$

$\Leftrightarrow \sqrt{(a^{2}+x^{2})(b^{2}+y^{2})}\geq ab+xy\Leftrightarrow (a^{2}+x^{2})(b^{2}+y^{2})\geq (ab+xy)^{2}\Leftrightarrow (ab)^{2}+(ay)^{2}+(bx)^{2}+(xy)^{2}-(ab)^{2}-(xy)^{2}-2abxy\geq 0\Leftrightarrow (ay-bx)^{2}\geq 0$ (luôn đúng)

Dấu''='' xảy ra $\Leftrightarrow ay=bx\Leftrightarrow \frac{a}{b}=\frac{x}{y}$

3.a) $\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+1}+\sqrt{y+2}=5(1) & \\ \sqrt{y+1}+\sqrt{x+2}=5 (2)& \end{matrix}\right.$

ĐKXĐ:$x;y\geq -1$

$PT(1)\Leftrightarrow (\sqrt{x+1}+\sqrt{y+2})^{2}=25\Leftrightarrow x+y+3+2\sqrt{(x+1)(y+2)}=25\Leftrightarrow x+y+2\sqrt{(x+1)(y+2)}=22 (*)$

$PT(2)\Leftrightarrow (\sqrt{y+1}+\sqrt{x+2})^{2}=25\Leftrightarrow x+y+3+2\sqrt{(y+1)(x+2)}=25\Leftrightarrow x+y+2\sqrt{(y+1)(x+2)}=22$ $(**)$

Từ $(*)(**)$ ta suy ra $\sqrt{(y+1)(x+2)}=\sqrt{(x+1)(y+2)}\Leftrightarrow (y+1)(x+2)=(x+1)(y+2)\Leftrightarrow xy+2y+x+2=xy+2x+y+2\Leftrightarrow y-x=0\Leftrightarrow x=y$

Thế vào 1 trong 2 phương trình ở hệ ta sẽ tìm được các nghiệm đúng


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi votruc: 17-06-2015 - 12:09


#3
vda2000

vda2000

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 301 Bài viết

 4.b) Thế này đúng ko nhỉ:

$\sum\frac{1}{\sqrt{(x+1)^2+1}+x+1}=\sum\frac{\sqrt{(x+1)^2+1}-(x+1)}{[\sqrt{(x+1)^2+1}+x+1][\sqrt{(x+1)^2+1}-(x+1)]}$

$=\sum\frac{\sqrt{(x+1)^2+1}-x-1}{(x+1)^2+1-(x+1)^2}=\sum\sqrt{(x+1)^2+1}-(x+y)-2\geq\sqrt{(x+y+2)^2+2^2}-4=\sqrt{20}-4=2\sqrt{5}-4$

(Bất đẳng thức $Minikovsky$)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vda2000: 17-06-2015 - 13:43

$\boxed{\textrm{Silence is the peak of contempt!}}$

If you see this, you will visit my facebook.....!


#4
Khoai Lang

Khoai Lang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 95 Bài viết

Câu 2:

a) Để phương trình $(1)$ có 2 nghiệm phân biệt thì:

$\Delta_{(1)}=4-m >0$

$\Leftrightarrow 4>m$

Vậy với $m<4$ thì phương trình $(1)$ có 2 nghiệm phân biệt.

b) Vì $x_1$ là nghiệm của phương trình $(1)$ nên

$x_1^2-2x_1+m-3=0$

$\Leftrightarrow x_1^2=2x_1-m+3$

Tương tự: $x_2^2=2x_2-m+3$

Mặt khác theo giả thiết ta có:

$\frac{x_1+x_2}{x_2^2+2x_1+m^2}+\frac{x_1^2+2x_2+m^2}{x_1+x_2}=\frac{53}{14}$

Thế $x_1^2,x_2^2$ vào ta được

$\frac{x_1+x_2}{2x_2-m+3+2x_1+m^2}+\frac{2x_1-m+3+2x_2+m^2}{x_1+x_2}=\frac{53}{14}$

Tới đây theo định lý Viet ta thế vào và tìm được $m$

c) Ta có $\Delta_{(2)}=m^2-m-3$

Xét tổng $\Delta_{(1)}+\Delta_{(2)}=m^2-2m+1=(m-1)^2\geq 0,\forall m$

Nên trong hai biệt thức trên tồn tại ít nhất một biệt thức lớn hơn hoặc bằng không, hay một trong hai phương trình có nghiệm (đpcm).


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Khoai Lang: 17-06-2015 - 14:03


#5
HoangVienDuy

HoangVienDuy

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 309 Bài viết

không ai làm 3b thì làm nốt luôn

3b.:$(2x-1)(3x-1)(x-3)(x-2)=4x^{2}\Leftrightarrow (2x-1)(1-\frac{2}{x})(3x-1)(1-\frac{3}{x})=4\Leftrightarrow (2x+\frac{2}{x}-5)(3x+\frac{3}{x}-10)=4\Leftrightarrow (2a-5)(3a-10)=5$

tìm a được rồi thay vào tìm x 


Có một người đi qua hoa cúc

Có hai người đi qua hoa cúc

Bỏ lại sau lưng cả tuổi thơ mình...

FB:https://www.facebook.com/hoang.vienduy


#6
aristotle pytago

aristotle pytago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 383 Bài viết

5) a.$\widehat{CMD}=90\Rightarrow$ C,I,D thẳng hàng

    b.kẻ tiếp tuyến chung tại M $\Rightarrow CD song song AB vậy ACDB là hình thang 

      ta có IN vuông với AB nên IN vuông với CD

      từ M kẻ đường thẳng vuông góc với CD tại H vậy MH song với IN

      $\widehat{HMN}=\widehat{INM}=\widehat{IMN}$

mà $\Delta MHC\sim \Delta BMA\Rightarrow \widehat{CMH}=\widehat{MBA}$

mà $\widehat{NMB}=\widehat{MBN}=\widehat{CMH}$

vậy MN là phân giác góc AMB



#7
aristotle pytago

aristotle pytago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 383 Bài viết

c. do MN là phân giác nên di qua điểm chính giửa cung AB không chứa M , và diểm này cố định nên đây chính là diểm K

$\widehat{AMK}=45=\widehat{KAB}\Rightarrow KN.KM=KA^{2}$ không đổi khi M di chuyển



#8
aristotle pytago

aristotle pytago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 383 Bài viết

d.$\widehat{NCD}=\widehat{NMD}=\widehat{NAQ}\Rightarrow \widehat{MCN}=\widehat{MAQ}\Rightarrow$

vậy NP song song với QK

vậy NPKQ là hình chữ nhật 

$S_{NPKQ}=NQ.NP\leq \frac{(NP+NP)^{2}}{4}=\frac{AK^{2}}{4}$ không dồi

$\frac{AK^{2}}{4}=\frac{(\sqrt{2}R)^{2}}{4}=\frac{R^{2}}{2}$



#9
Hoangtheson2611

Hoangtheson2611

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 435 Bài viết

Câu 1a :

$S=\frac{\sqrt{3}-1}{(1+\sqrt{3})(\sqrt{3}-1)}+...+\frac{\sqrt{9}-\sqrt{7}}{(\sqrt{9}+\sqrt{7})(\sqrt{9}-\sqrt{7})}=\frac{\sqrt{9}-1}{2}=1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoangtheson2611: 18-06-2015 - 21:26


#10
liembinh83

liembinh83

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 61 Bài viết

Bạn nào giải được câu c bài hình toán chung cho mình xin đáp án



#11
aristotle pytago

aristotle pytago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 383 Bài viết

c. do MN là phân giác nên di qua điểm chính giửa cung AB không chứa M , và diểm này cố định nên đây chính là diểm K

$\widehat{AMK}=45=\widehat{KAB}\Rightarrow KN.KM=KA^{2}$ không đổi khi M di chuyển

ở tren giai rồi mà ban



#12
liembinh83

liembinh83

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 61 Bài viết

ở tren giai rồi mà ban

đề toán chung cơ mà



#13
aristotle pytago

aristotle pytago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 383 Bài viết

bạn có thể chép đề được không



#14
liembinh83

liembinh83

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 61 Bài viết

Cho (O;R) và một điểm P cố định nằm ngoài đường tròn. Từ P vẽ tiếp tuyến PA và cát tuyến PBC tới đường tròn (cát tuyến không đi qua O và điểm B nằm giữa P và C). Gọi H là trực tâm tam giác ABC, H' là điểm đối xứng với H qua BC, điểm D đối xứng A qua O.

a) Chứng minh tứ giác ABH'C nội tiếp

b) Chứng minh PB.PC = PO2-R2.

c) Gọi O' đối xứng với O qua BC. Chứng minh tứ giác AHO'O là hình bình hành

d) Chứng minh H thuộc đường tròn cố định khi cát tuyến PBC thay đổi

Làm hộ mình câu d)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi liembinh83: 19-06-2015 - 22:04


#15
aristotle pytago

aristotle pytago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 383 Bài viết

HA vuông góc BC mà O$O{}'$ cung8 vuông với BC nên AH song song O$O{}'$

CMTT suy ra điều phải chứng minh



#16
liembinh83

liembinh83

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 61 Bài viết

HA vuông góc BC mà O$O{}'$ cung8 vuông với BC nên AH song song O$O{}'$

CMTT suy ra điều phải chứng minh

Nhờ bạn xem hộ câu d



#17
aristotle pytago

aristotle pytago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 383 Bài viết

AH=OO{}' không dổi Acố định nên  H thuộc dường tròn tâm A bán kính 2R



#18
liembinh83

liembinh83

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 61 Bài viết

AH=OO{}' không dổi Acố định nên  H thuộc dường tròn tâm A bán kính 2R

OO' thay đổi mà vì O' đối xứng O qua BC nên khi BC thay đổi thì OO' thay đổi



#19
aristotle pytago

aristotle pytago

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 383 Bài viết

mình tìm được đường tròn rồi nhưng không biết cách chứng minh



#20
liembinh83

liembinh83

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 61 Bài viết

mình tìm được đường tròn rồi nhưng không biết cách chứng minh

Đường tròn nào? có phải cung chứa góc dựng trên đoạn thẳng nối điểm đối xứng với D qua A và đối xứng với D qua tiếp điểm của tiếp tuyến thứ hai vẽ từ P không?






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh