Đến nội dung

Hình ảnh

Topic các bài toán số học THCS!


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 84 trả lời

#61
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 6: (của anh NAPOLE) Tìm tất cả số nguyên $p,q,r (1<p<q<r)$ và
$(pqr-1) \vdots (p-1)(q-1)(r-1)$
P/s:mấy bài còn lại mình sẽ cập nhật dần dần, mọi người cứ giải mấy bài này đã nhé!

Lời giải. Đặt
$$R(p,q,r)= \frac{pqr-1}{(p-1)(q-1)(r-1)}$$
với $1<p<q<r; p,q,r \in \mathbb{Z}$. Bài toán đòi hỏi tìm tất cả số $p,q,r$ sao cho $R(p,q,r)$ nguyên.

Ta viết $A$ dưới dạng
$$A= 1+ \frac{1}{p-1}+ \frac{1}{q-1}+ \frac{1}{r-1}+ \frac{1}{(q-1)(r-1)}+ \frac{1}{(r-1)(p-1)}+ \frac{1}{(p-1)(q-1)}.$$
Do $p,q,r>1$ nên $$R(p,q,r)>1. \text{ } (1)$$
Mặt khác nếu $p \ge p'>1, \ q \ge q' \ge 1, \ r \ge r' \ge 1$ thì
$$R(p,q,r) \le R(p',q',r') \text{ } (2)$$
Để ý rằng nếu $p,q,r$ cùng lẻ thì $pqr-1$ chẵn.

Nếu $pqr-1$ lẻ trong khi đó $(p-1)(q-1)(r-1)$ chẵn thì $p,q,r$ không thể nguyên. Vậy hoặc $p,q,r$ cùng chẵn hoặc cùng lẻ.

Đến đây xét các trường hợp
  • $p \ge 4$
  • $p=3$
  • $p=2$
$\boxed{ \text{Kết luân}}$. Ta tìm được $(p,q,r) \in \{ (3,5,15),(2,4,8) \}$. $\blacksquare$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyentrunghieua: 05-02-2012 - 20:22

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#62
thong715020

thong715020

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Các bạn giải giúp mình với

20122013+ 20152014 chia hết cho 7

#63
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Các bạn giải giúp mình với

20122013+ 20152014 chia hết cho 7


Bạn nên post trong box toán Số học của THCS chứ không phải ở đây.

Bạn đọc kĩ Nội quy diễn đàn Toán học

Nếu còn tái phạm thì bài viết sẽ bị xóa mà không có nhắc nhở.

------------------------
Chuyển từ http://diendantoanhoc.net/index.php?showtopic=69199&pid=303445&st=30&#entry303445 sang.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi xusinst: 12-03-2012 - 09:58


#64
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Bài 22: Cho $2$ số $a,b$ sao cho
$\dfrac{a^2-1}{b+1}+\dfrac{b^2-1}{a+1}$ là số nguyên
CM: mỗi số $\dfrac{a^2-1}{b+1};\dfrac{b^2-1}{a+1}$ đều là số nguyên

Lời giải:
Đặt $x_1=\frac{a^2-1}{b+1};x_2=\frac{b^2-1}{a+1}$
Theo định lý Viet ta có
$$\left\{\begin{array}{l}P = x_1 .x_2 = \frac{{(a^2 - 1)(b^2 - 1)}}{{(a + 1)(b + 1)}} \in Z \\S = x_1 + x_2 \in Z \end{array}\right.$$
$P=(a-1)(b-1)\Rightarrow x_1;x_2$ là nghiệm của phương trình $X^2-SP+P=0$ (*)
Phương trình (*) có nghiệm hữu tỉ hoặc nguyên.
Vì hệ số $X^2=1$ nên(*) có nghiệm nguyên
Vậy $\frac{a^2-1}{b+1}$ và $\frac{b^2-1}{a+1}$ là các hệ số nguyên
MOD THCS sửa hộ cái hệ dùm :(

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenta98: 23-03-2012 - 23:44
Gửi -> anh Kiên: em đã sửa

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#65
Dung Dang Do

Dung Dang Do

    Dũng Dang Dở

  • Thành viên
  • 524 Bài viết

Các bạn giải giúp mình với

20122013+ 20152014 chia hết cho 7

Giải như thế này
$$2012\equiv 3 (mod 7) \iff 2012^{2013}\equiv 3^{2013}$$
Lại có $$3^3 \equiv -1 (mod 7) \iff 3^{2013} \equiv -1(mod 7)<1>$$
Mà $$2015 \equiv -1 (mod 7) \iff 2015^{2014}\equiv 1 (mod7)<2>$$
Từ $<1><2> \to $
$\boxed{2012^{2013}+2015^{2014} \vdots 7}$
@@@@@@@@@@@@

#66
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết
Mọi người giải giùm nha: Tìm $x.y$ $\epsilon \mathbb{Z}$ biết
$$2x+\frac{1}{7}=\frac{1}{y}$$

:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#67
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5025 Bài viết

Mọi người giải giùm nha: Tìm $x.y$ $\epsilon \mathbb{Z}$ biết
$$2x+\frac{1}{7}=\frac{1}{y}$$

Lời giải:
\[
\begin{array}{l}
\frac{1}{y} = 2x + \frac{1}{7} = \frac{{14x + 1}}{7} \Leftrightarrow y = \frac{7}{{14x + 1}} \in Z \\
\Rightarrow 14x + 1|7 \Rightarrow 14x + 1 \in \left\{ { - 7; - 1;1;7} \right\} \Rightarrow x = 0 \Rightarrow y = 7 \\
\end{array}
\]
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#68
anh qua

anh qua

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 476 Bài viết
Mình có ý kiến thế này!
Mỗi bạn khi post bài nên ghi rõ nguồn thì sẽ hay hơn.
Chẳng hạn bài 6 ở trên là bài Shortlist năm nào đấy!
Give me some sunshine
Give me some rain
Give me another chance
I wanna grow up once again

#69
Beautifulsunrise

Beautifulsunrise

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 450 Bài viết
Bài 9. Tìm chữ số tận cùng của số $13^{13}+6^{6} + 2009^{2009}$
Bài 10. Tìm chữ số tận cùng của số $19^{6^{2005}}$
Bài 11. CMR: $n^{3}+17n$ chia hết cho 6 với mọi số tự nhiên n.
Bài 12. CMR với mọi số nguyên dương n, số

A(n) = $5^{n}(5^{n}+1)-6^{n}(3^{n}+2^{n})$ chia hết cho 91.

Bài 13. Với mỗi số nguyên dương n, đặt:

an = 22n+1 - 2n+1 + 1, bn = 22n+1 + 2n+1 + 1.

CMR: với mọi n thì an.bn chia hết cho 5 và an + bn không chia hết cho 5.

Bài 14. a.Tìm số tự nhiên n sao cho 2n - 1 chia hết cho 7.

b. CMR: 2n + 1 không chia hết cho 7 với moi số tự nhiên n.

Bài 15. Tìm các số tự nhiên n sao cho n.4n + 3n chia hết cho 49.
Bài 16. Tìm các số tự nhiên n sao cho 3n - 4, 4n - 5 và 5n - 3


đều là các số nguyên tố.

Bài 17. Chứng minh rằng với mọi số nguyên a, b, c số 4a2 + b2 + c2 - 7 không là

lập phương của một số chẵn.

Bài 18. CMR: số m = n(n +1)...(n + 7) + 7!

không thể biểu diễn được dưới dạng tổng của 2 số chính phương.

Hãy phát biểu BT tổng quát và giải.

Bài 19. Với mỗi số tự nhiên n, đặt: an = 3n2 + 6n + 13.

a. CMR: Nếu hai số ai, aj không chia hết cho 5 và có số dư khác nhau khi chia cho 5 thì ai + aj chia hết cho 5.

b. Tìm tất cả số tự nhiên n lẻ sao cho an là số chính phương.

Bài 20. Viết các số liên tiếp 111, 112, 113, ..., 887, 888 ta thu được số

A = 111112113...887888.

CMR: A chia hết cho 1998

Bài 21. Tìm các cặp số nguyên tố (p, q) thỏa mãn phương trình

$5^{2^{p}}+ 1997 = 5^{2q^{2}} + q^{2}$

Bài 22. Tìm các số tự nhiên n sao cho:

a. $3^{n}|2^{3^{15}}$

b.$2^{n}|3^{1024}$

Bài 23. CMR: với mọi số tự nhiên n ta luôn có $15^{n}+ 182n - 1 \vdots 196$
Bài 24. Tìm số dư trong phép chia A = 38 +36 +32004 cho 91.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhmetric: 08-06-2012 - 14:12


#70
kevinkernpham

kevinkernpham

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết
cho em đóng góp bài này ạ
tìm các số n nguyên dương sao cho n!+5 bằng lập phương của 1 số đúng
mọi người ghi cách giải kĩ giùm em với ạ,nếu được thì giảng thêm cho em cái phương pháp với,chứ em ko giỏi số học ạ.cảm ơn mọi người ^^

#71
lifeisgood2606

lifeisgood2606

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Đây là 1 bài khởi động trong đề thi HSG Tỉnh Bình Thuận năm 2008-2009. Các bạn tham khảo:
Biết rằng $\overline{2a12a1...2a1}$ (2009 lần) là một số chia hết cho 11. Tìm a

#72
Beautifulsunrise

Beautifulsunrise

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 450 Bài viết

cho em đóng góp bài này ạ
tìm các số n nguyên dương sao cho n!+5 bằng lập phương của 1 số đúng
mọi người ghi cách giải kĩ giùm em với ạ,nếu được thì giảng thêm cho em cái phương pháp với,chứ em ko giỏi số học ạ.cảm ơn mọi người ^^

n! + 5 = $y^3$
nếu n $\geq$ 11 thì VP $\vdots$ 25 => vô lý
Nếu n $\leq$ 10 thì thử trực tiếp.
Đáp số: n = 5, y = 5. Mình lười tính toán, bản tính hộ mình nha'. :icon6: :closedeyes:
___

$\boxed{\text{Nguyen Lam Thinh}}$ Sao lại vô lí được hả bạn? Với mọi y chia hết cho 5, điều đó hoàn toàn đúng!
___

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyen Lam Thinh: 13-06-2012 - 09:49


#73
thedragonknight

thedragonknight

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 229 Bài viết

Bài 9. Tìm chữ số tận cùng của số $13^{13}+6^{6} + 2009^{2009}$
Bài 10. Tìm chữ số tận cùng của số $19^{6^{2005}}$
Bài 11. CMR: $n^{3}+17n$ chia hết cho 6 với mọi số tự nhiên n.
Bài 12. CMR với mọi số nguyên dương n, số

A(n) = $5^{n}(5^{n}+1)-6^{n}(3^{n}+2^{n})$ chia hết cho 91.

Bài 13. Với mỗi số nguyên dương n, đặt:




an = 22n+1 - 2n+1 + 1, bn = 22n+1 + 2n+1 + 1.

CMR: với mọi n thì an.bn chia hết cho 5 và an + bn không chia hết cho 5.

Bài 14. a.Tìm số tự nhiên n sao cho 2n - 1 chia hết cho 7.




b. CMR: 2n + 1 không chia hết cho 7 với moi số tự nhiên n.

Bài 15. Tìm các số tự nhiên n sao cho n.4n + 3n chia hết cho 49.
Bài 16. Tìm các số tự nhiên n sao cho 3n - 4, 4n - 5 và 5n - 3




đều là các số nguyên tố.

Bài 17. Chứng minh rằng với mọi số nguyên a, b, c số 4a2 + b2 + c2 - 7 không là




lập phương của một số chẵn.

Bài 18. CMR: số m = n(n +1)...(n + 7) + 7!




không thể biểu diễn được dưới dạng tổng của 2 số chính phương.

Hãy phát biểu BT tổng quát và giải.

Bài 19. Với mỗi số tự nhiên n, đặt: an = 3n2 + 6n + 13.




a. CMR: Nếu hai số ai, aj không chia hết cho 5 và có số dư khác nhau khi chia cho 5 thì ai + aj chia hết cho 5.

b. Tìm tất cả số tự nhiên n lẻ sao cho an là số chính phương.

Bài 20. Viết các số liên tiếp 111, 112, 113, ..., 887, 888 ta thu được số




A = 111112113...887888.

CMR: A chia hết cho 1998

Bài 21. Tìm các cặp số nguyên tố (p, q) thỏa mãn phương trình




$5^{2^{p}}+ 1997 = 5^{2q^{2}} + q^{2}$

Bài 22. Tìm các số tự nhiên n sao cho:




a. $3^{n}|2^{3^{15}}$

b.$2^{n}|3^{1024}$

Bài 23. CMR: với mọi số tự nhiên n ta luôn có $15^{n}+ 182n - 1 \vdots 196$
Bài 24. Tìm số dư trong phép chia A = 38 +36 +32004 cho 91.


bài 17:
a,b,c cùng tính chẵn lẻ thì biểu thức đó lẻ nên ko thể là lập phương 1 số chẳn
a,b,c khác tính chẳn lẽ thì $4a^{2}$ luôn chẵn xét b,c.
b,c cùng tính chẵn lẻ thì $b^{2}+c^{2}$ luôn chẵn $\Rightarrow$ biểu thức đó lẻ.
b,c khác tính chẵn lẻ thì:
Nếu a chẵn và b chẳn thì $4a^{2}\vdots 8$ và $b^2$ có thể chia 8 dư 0 hoặc dư 4.Khi đó c lẻ thì $c^{2}$ chia 8 dư 1 suy ra $c^{2}-7$ chia 8 dư -6 tức là dư 2.Vậy biểu thức có thể chia 8 dư 2 hoặc dư 6.Vì vậy nó ko thể là lập phương của 1 số chẳn vì lập phương của 1 số chẳn luôn chia hết cho 8.
Nếu a lẻ thì $4a^{2}$ chia 8 dư 4 tương tự với b chẵn c lẻ. Ta đc biểu thức ấy chia 8 dư 2 hoặc dư 6
Vậy biểu thức trên ko phải là lập phương 1 số chẳn

#74
Beautifulsunrise

Beautifulsunrise

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 450 Bài viết

n! + 5 = $y^3$
nếu n $\geq$ 11 thì VP $\vdots$ 25 => vô lý
Nếu n $\leq$ 10 thì thử trực tiếp.
Đáp số: n = 5, y = 5. Mình lười tính toán, bản tính hộ mình nha'. :icon6: :closedeyes:
___

$\boxed{\text{Nguyen Lam Thinh}}$ Sao lại vô lí được hả bạn? Với mọi y chia hết cho 5, điều đó hoàn toàn đúng!
___

Vì khi đó VT không chia hết cho 25 mà bạn. :closedeyes:

#75
thedragonknight

thedragonknight

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 229 Bài viết
Bài 9:Ta có $13^{5}\equiv 93(mod100)$;$13^{3}\equiv 97(mod100)$
Suy ra $13^{13}=13^{5}.13^{5}.13^{3}\equiv 93.93.97\equiv 53(mod100)$
$6^{6}\equiv 56(mod100)$
$2009^{2}\equiv 1(mod100)\Rightarrow 2009^{2008}\equiv 2009^{2^{1004}}\equiv 1(mod100)\Rightarrow 2009^{2009}\equiv 9(mod100)$
Cộng lại ta đc chữ số tận cùng là 8
Bài 10:Nhận thấy $19^{6}$ tận cùng là 1 suy ra $19^{6^{2005}}$ tận cùng là 1
Bài 11:Phân tích ra ta đc$(n-1)n(n+1)+18n\vdots 6$

P/s: mới chém đc có 4 bài. Quải quá :D

#76
thedragonknight

thedragonknight

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 229 Bài viết
Bài 16: Thế n=0;1;2;..... thì thấy n=2 thỏa mãn.
Xét $n\geqslant 3$
Nếu n lẻ thì:$5n-3\equiv 0(mod2)$ mà $5n-3\geq 5.3-3=12> 2$
Nên 5n-3 là hợp số
Nếu n chẳn thì:$3n-4\equiv 0(mod2)$ mà $3n-4\geq 3.4-4=8> 2$
Nên 3n-4 là hợp số
Vậy n=2 thỏa mãn đề bài
P/s: xong 1 bài nữa

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thedragonknight: 13-06-2012 - 20:30


#77
ducthinh26032011

ducthinh26032011

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết
19)$ a_n=3(n+1)^{2}+10$
$\Rightarrow a_{i}=3(i+1)^{2}+10$ và $a_{j}=3(j+1)^{2}+10$
Vì số chính phương chia 5 dư 0;1;4.mà $a_{i};a_{j}$ không chia hết cho 5,và khác số dư,nên không mất tính tổng quát,ta giả sử $a_{i}:5$ dư 1 và $a_{j}:5$ dư 4 (do $10\vdots 5$)
$\Rightarrow a_{i}+a_{j}\vdots 5$
b)Đặt $n=2k+1$.Khi đó $ a_n=12(k+1)^{2}+10=x^{2}$
$ a_n\vdots 2\Rightarrow x^{2}\vdots 2\Rightarrow x^{2}\vdots 4\Rightarrow a_{2}\vdots 4$
mà 10 k chia hết cho 4 nên vô lí.
Vậy không tìm được....

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 13-06-2012 - 23:38

Hình đã gửi


#78
BearBean

BearBean

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết
Bài 24:

$3^{6}\equiv 1 (mod 91)$
$3^{8}=3^{6}.9\equiv 9(mod 91)$
$3^{2004}=(3^{6})^{334}\equiv 1(mod 91)$
Suy ra số dư là 11.

P/s: Em mới vào diễn đàn có gì sai sót mong các anh chỉ bảo

#79
tkvn97

tkvn97

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 381 Bài viết
Bài 25 : Chứng minh rằng nếu $a,b,c,d$ là các số nguyên dương đôi một khác nhau sao cho biểu thức $\frac{a}{a+b}+\frac{b}{b+c}+\frac{c}{c+d}+\frac{d}{d+a}$ là một số nguyên thì tích abcd là một số chính phương

- tkvn 97-


#80
thedragonknight

thedragonknight

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 229 Bài viết

Bài 25 : Chứng minh rằng nếu $a,b,c,d$ là các số nguyên dương đôi một khác nhau sao cho biểu thức $\frac{a}{a+b}+\frac{b}{b+c}+\frac{c}{c+d}+\frac{d}{d+a} (1)$ là một số nguyên thì tích abcd là một số chính phương

dễ dàng chứng minh đc $(1)>1$
ta có $\frac{a}{a+b}< \frac{a+c+d}{a+b+c+d}$
Tương tự.....
cộng từng vế ta đc:$(1)<3$
Suy ra $(1)=2$
$\Leftrightarrow \frac{ac-bd}{ac+ad+bc+bd}+\frac{bd-cd}{bd+ab+cd+ac}+2=2\Leftrightarrow \frac{ac-bd}{ac+ad+bc+bd}+\frac{bd-cd}{bd+ab+cd+ac}=0$
Nếu $ac-bd=0$ thì ta có ngay đpcm
Nếu $ac-bd>0\Rightarrow c>\frac{bd}{a}$
Khi đó $bd<cd\Rightarrow b<c$
Quy đồng lên rồi tìm chỗ vô lý (chỗ này mình chưa chắc vì có thể mình sai ở trên :D)



P/s:ko biết có sai ko nếu sai ai chỉ dùm :D




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh