Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An năm 2011-2012


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU

NĂM HỌC 2011-2012

-------------------------------------


Môn thi: TOÁN

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

_______________________________


Câu 1. (7,0 điểm)
a) Giải phương trình $$\sqrt{3x}+ \sqrt{15-3x}=\sqrt{8x-5}.$$
b) Giải hệ phương trình $$\begin{cases} xy+x+y=3 \\ \dfrac{1}{x^2+2x}+ \dfrac{1}{y^2+2y}= \dfrac 2 3. \end{cases}$$

Câu 2. (3,0 điểm) Tìm các số nguyên $x$ và $y$ thoả mãn $$5x^2+2xy+y^2-4x-40=0$$

Câu 3. (6,0 điểm) Cho đường tròn $(O) $ và đường thẳng $d$ cố định ($(O)$ và $d$ không có điểm chung).$M$ là điểm di động trên $d$. Vẽ hai tiếp tuyến $MA,MB$ phân biệt và cát tuyến $MCD$ của $(O)$ ($A,B$ là tiếp điểm, $C$ nằm giữa $M$ và $D$, $CD$ không đi qua $(O)$).Vẽ dây $DN$ của $(O)$ song song với $AB$. Gọi $I$ là giao điểm của $CN$ và $AB$. Chứng minh rằng
a) $\dfrac{IC}{IA}= \dfrac{BC}{BD}$ và $IA=IB$.
b) Điểm $I$ luôn thuộc một đường cố định khi $M$ di động trên đường thẳng $d$.

Câu 4. (2,0 điểm) Cho các số thực dương $a, b, c$. Chứng minh rằng:
$$\sqrt{(a^2b+b^2c+c^2a)(ab^2+bc^2+ca^2)} \ge abc+\sqrt[3]{(a^3+abc)(b^3+abc)(c^3+abc)}$$

Câu 5. (2,0 điểm) Cho một đa giác lồi có chu vi bằng $1$. Chứng minh rằng tồn tại một hình tròn bán kính $\frac{1}{4}$ chứa đa giác đó.




----------------- Hết -----------------


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Câu 2.(3,0 điểm) Tìm các số nguyên $x$ và $y$ thoả mãn $$5x^2+2xy+y^2-4x-40=0$$

Câu này chắc cho điểm :D
Câu 2.
$$PT\Leftrightarrow x^2+2xy+y^2+4x^2-4x+1=41\Leftrightarrow (x+y)^2+(2x-1)^2=41$$
Mà $41=16+25=4^2+5^2$
Mặt khác $(2x-1)^2$ là 1 số chính phương lẻ nên $(2x-1)^2=25\Leftrightarrow (2x-1)=\pm 5\Leftrightarrow x=3\vee x=-2$
Thay 2 giá trị $x$ vừa tìm được vào phương trình:
$$(x+y)^2=16\Leftrightarrow (x+y)=\pm 4$$
Đáp số: $(x;y)=(3;1);(3;-7);(-2;6);(-2;-2)$

Thích ngủ.


#3
minhtuyb

minhtuyb

    Giả ngu chuyên nghiệp

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

Câu 2. (3,0 điểm) Tìm các số nguyên $x$ và $y$ thoả mãn $$5x^2+2xy+y^2-4x-40=0$$

SOLUTION:
$$pt\Leftrightarrow (x^2+2xy+y^2)+(4x^2-4x+1)=41\\ \Leftrightarrow (x+y)^2+(2x-1)^2=41=4^2+5^2$$
-Vì $2x-1$ lẻ nên ta xét các trường hợp:
$$+)\left\{\begin{matrix}x+y=4\\2x-1=5 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=3\\y=1 \end{matrix}\right.$$
$$+)\left\{\begin{matrix}x+y=4\\2x-1=-5 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=-2\\y=6 \end{matrix}\right.$$
$$+)\left\{\begin{matrix}x+y=-4\\2x-1=5 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=3\\y=-7 \end{matrix}\right.$$
$$+)\left\{\begin{matrix}x+y=-4\\2x-1=-5 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=-2\\y=-2 \end{matrix}\right.$$
Vậy pt đã cho có nghiệm $(x;y)=(3;1);(-2;6);(3;-7);(-2;-2)$

OTHER SOLUTION:
$$pt\Leftrightarrow y^2+2xy+5x^2-4x-40$$
Coi phương trình trên là pt bậc 2 ẩn $y$, tham số $x$. Để pt có nghiệm thì:
$$\Delta' =-4x^2+4x+40\ge 0\\ \Leftrightarrow \frac{1-\sqrt{41}}{2}\le x\le \frac{1+\sqrt{41}}{2}\\ \Leftrightarrow -2\le x\le 3 \text{Do x nguyên}$$
-Thay lần lượt các giá trị của $x$ ta cũng tìm được các bộ số trên

P/s: Chậm chân :(

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhtuyb: 31-05-2012 - 09:13

Phấn đấu vì tương lai con em chúng ta!

#4
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết

Câu 4. (2,0 điểm) Cho các số thực dương $a, b, c$. Chứng minh rằng:
$$\sqrt{(a^2b+b^2c+c^2a)(ab^2+bc^2+ca^2)} \ge abc+\sqrt[3]{(a^3+abc)(b^3+abc)(c^3+abc)}$$

(KMO Winter Program Test 2001) :)
Chia 2 vế cho abc ta có
$$\sqrt{(\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{b})(\frac{c}{a}+\frac{a}{b}+\frac{b}{c})}\geq 1+\sqrt[3]{(\frac{a^2}{bc}+1)(\frac{b^2}{ac}+1)(\frac{c^2}{ab}+1)}$$

Đặt $x=\frac{a}{b};y=\frac{b}{c};z=\frac{c}{a}$. Ta có $xyz=1$. Nên BĐT trên $$\iff\sqrt{(x+y+z)(xy+xz+yz)}\geq 1+\sqrt[3]{(\frac{x}{z}+1)(\frac{y}{z}+1)(\frac{z}{y}+1)}$$
Do $xyz=1$ nên ta có $$(\frac{x}{y}+1)(\frac{y}{z}+1)(\frac{z}{y}+1)=(\frac{x+z}{z})(\frac{x+y}{x})(\frac{x+y}{y})=(x+y)(x+z)(y+z)$$

$$\iff (x+y+z)(xy+xz+yz)=(x+y)(x+z)(y+z)+xyz=(x+y)(y+z)(z+x)+1$$
Đặt $p=\sqrt[3]{(x+y)(x+z)(y+z)}$, BĐT cần cm tương đương $\sqrt{p^3+1}\geq 1+p$. Áp dụng BĐT AM-GM ta có
$p\geq \sqrt[3]{2\sqrt{xy}2\sqrt{yz}2\sqrt{xz}}=2$
BĐT trên tương đương $(p^3+1)-(1+p)^2=p(p+1)(p-2)\geq 0$
Ngoài ra còn 1 cách là dùng Chuẩn hóa. Có thể tham khảo trong topic BĐT THCS 2

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 31-05-2012 - 09:28

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#5
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Câu 1.(7,0 điểm)

a) Giải phương trình $$\sqrt{3x}+ \sqrt{15-3x}=\sqrt{8x-5}.$$

Chém câu dễ này luôn nhé :"))
Câu 1.
a) ĐKXĐ: $\frac{5}{8}\leq x\leq 5$
$$PT\Rightarrow (\sqrt{3x}+\sqrt{15-3x})^2=(\sqrt{8x-5})^2$$
$$\Leftrightarrow \sqrt{9x(5-x)}=4x-10$$
$$\Rightarrow 9x(5-x)=(4x-10)^2$$
(ĐK: $\frac{5}{2}\leq x$)
$$\Leftrightarrow x^2-5x+4=0\Leftrightarrow (x-1)(x-4)=0\Leftrightarrow x=1\vee x=4$$
Ta nhận giá trị $x=4$ thỏa mãn ĐK

Thích ngủ.


#6
Poseidont

Poseidont

    Dark Knight

  • Thành viên
  • 322 Bài viết
Ai vẽ em cái hình nhé :lol: :namtay , Câu 3
a/$DN // AB \Rightarrow AN=BD$
Ta có $\triangle AIN \sim \triangle CIB \Rightarrow\frac{ IC}{IA}=\frac{BC}{AN}=\frac{BC}{BD}$ (1)
Theo tính chất của tứ giác " đẹp " ta có $\frac{AC}{CD}=\frac{BC}{BD}$ (2)
Mặt khác$\triangle BIC \sim \triangle ACD \Rightarrow\frac{ IC}{IB}=\frac{AC}{AD}$ (3)
Từ (1),(2),(3) $\Rightarrow IA=IB$
b/ Dễ dàng chứng minh M,I,O thẳng hàng, kẻ OK vuông góc với d, gọi giao điểm của OK với AB là H
$OH.OK=OI.OM=AO^2=R^2\Rightarrow OH=\frac{R^2}{OK}$ (k đổi)
nên N cố định suy ra I năm trên đường tròn đường kính OH

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyen Duc Nghia: 31-05-2012 - 09:49

Nguyễn Đức Nghĩa tự hào là thành viên VMF


#7
minhtuyb

minhtuyb

    Giả ngu chuyên nghiệp

  • Thành viên
  • 470 Bài viết

Câu 1. (7,0 điểm)
b) Giải hệ phương trình $$\begin{cases} xy+x+y=3 \\ \dfrac{1}{x^2+2x}+ \dfrac{1}{y^2+2y}= \dfrac 2 3. \end{cases}$$

SOLUTION:
$$Hpt\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}(x+1)(y+1)=4\\\frac{1}{(x+1)^2-1}+\frac{1}{(y+1)^2-1}=\frac{2}{3}\end{matrix}\right.$$
-Đến đây ta đặt $a=x+1;b=y+1$ thì hệ trên tương đương với hệ :
$$\left\{\begin{matrix}ab=4(1)\\\frac{1}{a^2-1}+\frac{1}{b^2-1}=\frac{2}{3}(2)\end{matrix}\right.$$
-Xét pt $(2)$:
$$(2)\\ \Leftrightarrow \frac{a^2+b^2-2}{a^2b^2-a^2-b^2+1}=\frac{2}{3}\\ \Leftrightarrow 3a^2+3b^2-6=2a^2b^2-2a^2-2b^2+2\\ \Leftrightarrow 5(a^2+b^2)=2a^2b^2+8$$
-Rút $ab$ từ $(1)$ thế vào pt trên, ta được:
$$5(a^2+b^2)=40\\ \Leftrightarrow (a+b)^2-2ab=8\\ \Leftrightarrow (a+b)^2=16\\ \Leftrightarrow a+b=4\vee a+b=-4$$
-Với $a+b=4;ab=4$. Theo viet đảo ta tìm được $a=b=2\Leftrightarrow x=y=1$
-Với $a+b=-4;ab=4$. Theo viet đảo ta tìm được $a=b=-2\Leftrightarrow x=y=-3$
Vậy hệ đã cho có nghiệm $(x;y)=(1;1);(-3;-3)$
------------------
P/s:@Mn: Dẹp nốt câu tổ hợp đi :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhtuyb: 31-05-2012 - 09:50

Phấn đấu vì tương lai con em chúng ta!

#8
Poseidont

Poseidont

    Dark Knight

  • Thành viên
  • 322 Bài viết

Chuẩn hóa $abc=1$

Nhân ra, ta có

$(a^2b+b^2c+c^2a)(ab^2+bc^2+ca^2)=\sum (ab)^3+\sum a^3+3=x$ suy ra $x\geq 9$

$(a^3+1)(b^3+1)(c^3+1)=\sum (ab)^3+\sum a^3+2=x-1$


Thay vào BĐT trên, ta phải chứng minh $\sqrt{x}\geq 1+\sqrt[3]{x-1}\Leftrightarrow \sqrt{x}-1\geq \sqrt[3]{x-1}$

$\Leftrightarrow x\sqrt{x}-3x+3\sqrt{x}-1\geq x-1\Leftrightarrow x+3\geq 4\sqrt{x}$

$\Leftrightarrow (\sqrt{x}-1)(\sqrt{x}-3)\geq 0$ đúng vì $x\geq 9$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyen Duc Nghia: 31-05-2012 - 10:35

Nguyễn Đức Nghĩa tự hào là thành viên VMF


#9
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết
http://diendantoanho...showtopic=59968
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#10
yeutoan11

yeutoan11

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 307 Bài viết

đề ni bài tổ hợp thi AMS năm 2004/2005 dành cho khối chuyên toán tin
mình không muốn giải vì đã có trên mạng và tạp chi Toán học tuổi trể chũng mới đăng xong :icon6:

1 là giải hai thì thôi , không muốn giải cũng nói
Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc.
NGUYỄN HUỆ
Nguyễn Trần Huy
Tự hào là thành viên VMF




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh