Đến nội dung

Hình ảnh

[MHS2013] Trận 4 - Hình học không gian


  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Chuyển nhanh đến:
1) Điều lệ
2) Đăng kí thi đấu
3) Lịch thi đấu và tổng hợp kết quả


Vào hồi 20h, Thứ Sáu, ngày 21/09/2012, Tổ trọng tài sẽ ra đề vào topic này, sau khi có đề, các toán thủ bắt đầu thi đấu.

Các toán thủ khi thi đấu, cứ yên tâm rằng, sau khi trả lời là bài làm đã được lưu, BTC đã nhận được bài làm của bạn, có điều bạn không nhìn thấy được mà thôi. Bạn nên mừng vì điều này, như thế các toán thủ khác không thể copy bài của bạn được.

Bạn cũng nên sử dụng chức năng xem trước của diễn đàn để sửa các lỗi Latex trước khi gửi bài, vì gửi rồi sẽ không xem và sửa lại được nữa.

BTC lưu ý:
1) Trận 4 có 27 toán thủ nên sau trận này, 4 toán thủ ít điểm nhất sẽ bị loại

2) Các toán thủ chớ quên rằng mỗi một mở rộng đúng sẽ được 10 điểm, các bạn nên mở rộng bài toán để thu được nhiều điểm hơn.

3) Sau khi trận đấu kết thúc, toán thủ không được tự ý sửa bài của mình vì nếu sửa sẽ bị chấm là 0 điểm.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Cho tứ diện đều $S.ABC$ có tất cả các cạnh bằng $a$. Gọi $G$ là trọng tâm tứ diện. Mặt phẳng $(P)$ là mặt phẳng qua $G$ cắt đoạn $SA, SB, SC$ tại thứ tự $A_1, B_1, C_1$.
Tìm vị trí của mặt phẳng $(P)$ sao cho thể tích tứ diện $S.A_1B_1C_1$ nhỏ nhất.

Toán thủ ra đề
minh29995

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#3
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết
gọi M là trung điểm AC và $ G_1 $ là trọng tâm tam giác ABC.

vì tứ diện ABCD đều nên $ SG_1$ vuông góc $ (ABC) $

G là trọng tâm tứ diện nên $ G \in SG_1 $ và $ SG=\frac{2}{3}SG_1 $

ta có: $ SM=MB=\frac{a\sqrt{3}}{2} $ (do là trung tuyến của tam giác đều)

$ \Rightarrow MG_1=\frac{1}{3}MB=\frac{a}{2\sqrt{3}} $

tam giác $SG_1M $ vuông tại $ G_1 $

$ \Rightarrow SG_1=\sqrt{SM^2-MG_1^2}=a\sqrt{\frac{2}{3}} $

$ \Rightarrow V_{S.ABC}=\frac{1}{3}.SG_1.S_{ABC}=\frac{a^3\sqrt{2}}{12} $

lấy 2 điểm $ A_1; B_1 $ lần lượt thuộc SA;SB

vì $ B_1G $ và SM cùng thuộc mặt phẳng (SMB) nên $B_1G \cap SM= N$

$ A_1N $ và SC cùng thuộc $ mp(SAC) $ nên $ A_1N \cap SC=C_1 $

$ \Rightarrow (P) \equiv (A_1B_1C_1) $

đặt $ AA_1=x, BB_1=y, CC_1=z $

áp dụng công thức về tỉ số thể tích cho 2 khối tứ diện $ S.A_1B_1C_1 $ và $ S.ABC $ ta có:

$ \frac{V_{S.A_1B_1C_1}}{V_{S.ABC}}=\frac{SA_1.SB_1.SC_1}{SA.SB.SC}=\frac{xyz}{a^3} $

$ \Rightarrow V_{S.A_1B_1C_1}=\frac{xyz\sqrt{2}}{12} $ (1)

mặt khác, áp dụng công thức tỉ số thể tích cho 2 khối tứ diện $ S.A_1B_1.G $ và $ S.ABG_1 $ ta có:

$ \frac{V_{S.A_1B_1G}}{V_{S.ABG_1}}=\frac{SA_1.SB_1.SG}{SA.SB.SG_1}$

$ \Rightarrow V_{S.A_1B_1G}=\frac{2xy}{3a^2}.V_{S.ABG_1} $

chứng minh tương tự ta có:

$ V_{S.B_1C_1G}=\frac{2yz}{3a^2}.V_{S.BCG_1} $

$ V_{S.C_1A_1G}=\frac{2zx}{3a^2}.V_{S.CAG_1} $

mà $ V_{S.ABG_1}=V_{S.BCG_1}=V_{S.CAG_1}=\frac{V_{S.ABC}}{3} $

$ \Rightarrow V_{S.A_1B_1G}+V_{S.B_1C_1G}+ V_{S.C_1A_1G}=\frac{2zx}{3a^2}.V_{S.ABC} $

hay $ V_{S.A_1B_1C_1}=\frac{a\sqrt{2}}{18}(xy+yz+zx) $ (2)

từ (1) và (2) suy ra:

$ 3xyz=2a(xy+yz+zx) $

áp dụng bất đẳng thức AM-GM ta có:

$ 3xyz=2a(xy+yz+zx) \geq 6a\sqrt[3]{x^2y^2z^2}$

$ \Rightarrow xyz \geq \frac{8a^3}{27} $

$ \Rightarrow V_{S.A_1B_1C_1} \geq \frac{2a^3\sqrt{2}}{81}$

dấu bằng xảy ra khi $ AA_1= BB_1=CC_1=\frac{2}{3} $ hay (P) là mặt phẳng qua G và song song với BC.

1 điểm

S = 50 + 3x1 = 53

Hình gửi kèm

  • Untitled.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 02-10-2012 - 23:36
Ghi điểm

Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn

#4
Gioi han

Gioi han

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 384 Bài viết
cho em xin lỗi, em soạn trong word rồi gửi bài
mong BQT thông cảm cho em, chỉ lần này
File gửi kèm  trận 4.doc   78K   145 Số lần tải

#5
Gioi han

Gioi han

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 384 Bài viết
BQT thông cảm,em gửi bằng hình ảnh.

MHS.png
MHS..png
mhs1.png

#6
Gioi han

Gioi han

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 384 Bài viết
Mở rộng :
mhhh.png

Điểm bài : 10
S = 23 + 10x3 + 10 + 0 = 63

#7
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Trận đấu đã kết thúc, các toán thủ hãy nhận xét bài làm của nhau

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#8
minh29995

minh29995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

gọi M là trung điểm AC và $ G_1 $ là trọng tâm tam giác ABC.

vì tứ diện ABCD đều nên $ SG_1$ vuông góc $ (ABC) $

G là trọng tâm tứ diện nên $ G \in SG_1 $ và $ SG=\frac{2}{3}SG_1 $

ta có: $ SM=MB=\frac{a\sqrt{3}}{2} $ (do là trung tuyến của tam giác đều)

$ \Rightarrow MG_1=\frac{1}{3}MB=\frac{a}{2\sqrt{3}} $

tam giác $SG_1M $ vuông tại $ G_1 $

$ \Rightarrow SG_1=\sqrt{SM^2-MG_1^2}=a\sqrt{\frac{2}{3}} $

$ \Rightarrow V_{S.ABC}=\frac{1}{3}.SG_1.S_{ABC}=\frac{a^3\sqrt{2}}{12} $

lấy 2 điểm $ A_1; B_1 $ lần lượt thuộc SA;SB

vì $ B_1G $ và SM cùng thuộc mặt phẳng (SMB) nên $B_1G \cap SM= N$

$ A_1N $ và SC cùng thuộc $ mp(SAC) $ nên $ A_1N \cap SC=C_1 $

$ \Rightarrow (P) \equiv (A_1B_1C_1) $

đặt $ AA_1=x, BB_1=y, CC_1=z $

áp dụng công thức về tỉ số thể tích cho 2 khối tứ diện $ S.A_1B_1C_1 $ và $ S.ABC $ ta có:

$ \frac{V_{S.A_1B_1C_1}}{V_{S.ABC}}=\frac{SA_1.SB_1.SC_1}{SA.SB.SC}=\frac{xyz}{a^3} $

$ \Rightarrow V_{S.A_1B_1C_1}=\frac{xyz\sqrt{2}}{12} $ (1)

mặt khác, áp dụng công thức tỉ số thể tích cho 2 khối tứ diện $ S.A_1B_1.G $ và $ S.ABG_1 $ ta có:

$ \frac{V_{S.A_1B_1G}}{V_{S.ABG_1}}=\frac{SA_1.SB_1.SG}{SA.SB.SG_1}$

$ \Rightarrow V_{S.A_1B_1G}=\frac{2xy}{3a^2}.V_{S.ABG_1} $

chứng minh tương tự ta có:

$ V_{S.B_1C_1G}=\frac{2yz}{3a^2}.V_{S.BCG_1} $

$ V_{S.C_1A_1G}=\frac{2zx}{3a^2}.V_{S.CAG_1} $

mà $ V_{S.ABG_1}=V_{S.BCG_1}=V_{S.CAG_1}=\frac{V_{S.ABC}}{3} $

$ \Rightarrow V_{S.A_1B_1G}+V_{S.B_1C_1G}+ V_{S.C_1A_1G}=\frac{2zx}{3a^2}.V_{S.ABC} $

hay $ V_{S.A_1B_1C_1}=\frac{a\sqrt{2}}{18}(xy+yz+zx) $ (2)

từ (1) và (2) suy ra:

$ 3xyz=2a(xy+yz+zx) $

áp dụng bất đẳng thức AM-GM ta có:

$ 3xyz=2a(xy+yz+zx) \geq 6a\sqrt[3]{x^2y^2z^2}$

$ \Rightarrow xyz \geq \frac{8a^3}{27} $

$ \Rightarrow V_{S.A_1B_1C_1} \geq \frac{2a^3\sqrt{2}}{81}$

dấu bằng xảy ra khi $ AA_1= BB_1=CC_1=\frac{2}{3} $ hay (P) là mặt phẳng qua G và song song với BC.

10 điểm

Cách làm đúng rồi nhwung mà số má sai hết rồi :wacko: .. Tỉ số $\frac{SG}{SG_1}=\frac{3}{4}$..
${\color{DarkRed} \bigstar\bigstar \bigstar \bigstar }$ Trần Văn Chém

#9
minh29995

minh29995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Topic này dùng để BTC nhận đề thi từ các toán thủ thi đấu.






BTC yêu cầu các toán thủ nộp đề về Hình học không gian. Đề cần nộp cùng đáp án

Các toán thủ khi thi đấu, cứ yên tâm rằng, sau khi đánh máy là đề đã được lưu, BTC đã nhận được đề của bạn, có điều bạn không nhìn thấy được mà thôi. Bạn nên mừng vì điều này, như thế các toán thủ khác không thể biết trước đề của bạn được.

Bạn cũng nên sử dụng chức năng xem trước của diễn đàn để sửa các lỗi Latex trước khi gửi bài, vì gửi rồi sẽ không xem và sửa lại được nữa.

Đề bài:
Cho tứ diện đều S.ABC có tất cả các cạnh bằng a. Gọi G là trọng tâm tứ diện. Mặt phẳng $(P)$ là mặt phẳng qua G cắt đoạn SA, SB, SC tại thứ tự $A_1, B_1, C_1$.
Tìm mặt phẳng (P) sao cho thể tích tứ diện $S.A_1A_2A_3$ nhỏ nhất.
Bài giải:
Ta chứng minh 2 bổ đề sau:
Bổ đề 1:
Hình đã gửi
Cho tam giác ABC, M trung điểm AB, đường thẳng d là đường thẳng bất kì cắt các đoạn CB, CM, CA thứ tự tại D, E, F chứng minh:
$\frac{CA}{CF}+\frac{CB}{CD}=2\frac{CM}{CE}$
Giải:
Từ A và B kẻ các đường thẳng song song với d cắt AM thứ tự tại N và P.
$\Delta AMN= \Delta BMP$
Suy ra MN=MP
Ta có:
$\frac{CA}{CF}+\frac{CB}{CD}=\frac{CP+CN}{CE}=2\frac{CM}{CE}$
Bổ đề 2:
Hình đã gửi
Cho tam giác ABC, M thuộc BC sao cho MB=2MC, đường thẳng d là đường thẳng bất kì cắt các đoạn AC, AB, AM thứ tự tại D, E, F chứng minh:
$\frac{AB}{AE}+2\frac{AC}{AD}=3\frac{AM}{AF}$
Chứng minh tương tự bồ để 1.
Áp dụng vào bài toán ta có:
Gọi G' là trọng tâm tam giác ABC
$\frac{SA}{SA_1}+\frac{SB}{SB_1}+\frac{SC}{SC_1}=3\frac{SG'}{SG}=4$
Áp dụng AM-GM ta có:
$4\geq 3\sqrt[3]{\frac{V_{SABC}}{V_{SA_1B_1C_1}}}$
$\Leftrightarrow V_{SA_1B_1C_1}\geq \frac{27}{64}V_{SABC}=\frac{27\sqrt2}{768}a^3$
Dấu bằng xảy ra khi mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (ABC)

a
${\color{DarkRed} \bigstar\bigstar \bigstar \bigstar }$ Trần Văn Chém

#10
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Điểm ra đề
4x2 + 24x2 + 1x2 = 58

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#11
mekjpdoj

mekjpdoj

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 58 Bài viết
làm sao gưi đề thế




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh