Đến nội dung

Hình ảnh

Định lý về tam giác đều trên ba đường phân giác của tam giác

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
khongghen

khongghen

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 141 Bài viết

Định lý về tam giác đều trên ba đường phân giác của tam giác:

 

Cho M,N,P ∈ đường phân giác của tam giác ABC.

$AM=\left( {\frac{b+c-a}{2}-r/\sqrt{3}} \right)\cos\frac{A}{2}$
$BN=\left( {\frac{c+a-b}{2}-r/\sqrt 3 } \right)\cos\frac{B}{2}$
$CP=\left( {\frac{b+a-c}{2}-r/\sqrt 3 } \right)\cos\frac{C}{2}$
$r$ bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC
$K$ tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác (MNP), I tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC, O tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác (ABC).

Dao Thanh Oai.gif

 

Khi đó ta có:

 

1-MNP là tam giác đều

2-K,I,O thẳng hàng


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khongghen: 15-06-2013 - 05:56


#2
nhokqn245

nhokqn245

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

Câu a, dùng biểu thức $IM=r\sqrt{3}\cos\frac{A}{2}$, tương tự cho IN và IP rồi dùng định lí hàm cosin để tính các cạnh.

Câu b, mình nghĩ dùng các kết quả về tâm tỉ cự để chứng minh.

$O$ là tâm tỉ cự của $(A,B,C)$ với hệ số $(b^2+c^2-a^2,a^2+c^2-b^2,a^2+b^2-c^2)$

$I$ là tâm tỉ cự của $(A,B,C)$ với hệ số $(a,b,c)$

$K$ là trọng tâm tam giác $MNP$

rồi biểu diễn $\overrightarrow{IK}$ theo $\overrightarrow{IO}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 12-06-2013 - 22:38


#3
khongghen

khongghen

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 141 Bài viết

Câu a, dùng biểu thức $IM=r\sqrt{3}\cos\frac{A}{2}$, tương tự cho IN và IP rồi dùng định lí hàm cosin để tính các cạnh.

Câu b, mình nghĩ dùng các kết quả về tâm tỉ cự để chứng minh.

$O$ là tâm tỉ cự của $(A,B,C)$ với hệ số $(b^2+c^2-a^2,a^2+c^2-b^2,a^2+b^2-c^2)$

$I$ là tâm tỉ cự của $(A,B,C)$ với hệ số $(a,b,c)$

$K$ là trọng tâm tam giác $MNP$

rồi biểu diễn $\overrightarrow{IK}$ theo $\overrightarrow{IO}$

 

 

Bạn làm câu a, cho mình được không? câu a, bạn nói như thế nhưng mình không rõ là làm như thế nào?



#4
nhokqn245

nhokqn245

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

sr mình đọc nhầm

$IM=AI-AM=\frac{p-c}{cos\frac{A}{2}}-(p-a)cos\frac{A}{2}+\frac{r}{\sqrt{3}}cos\frac{A}{2}$

$=r(sin\frac{A}{2}+\frac{cos\frac{A}{2}}{\sqrt{3}})$

Tương tự cho IN,IP

$MP^{2}=IM^{2}+IP^{2}+2IM.IP.sin\frac{C}{2}$

$\Leftrightarrow ...$$\Leftrightarrow MP^{2}=r^{2}(\frac{sinA+sinB+sinC}{\sqrt{3}}+\frac{8}{3}sin\frac{A}{2}sin\frac{B}{2}sin\frac{C}{2}+\frac{4}{3})$

bạn tính tương tự cho 2 cạnh kia

lượng giác mình k được tốt, bạn kiểm tra giúp, hi vọng nó đúng


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhokqn245: 13-06-2013 - 17:09


#5
khongghen

khongghen

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 141 Bài viết

sr mình đọc nhầm

$IM=AI-AM=\frac{p-c}{cos\frac{A}{2}}-(p-a)cos\frac{A}{2}+\frac{r}{\sqrt{3}}cos\frac{A}{2}$

$=r(sin\frac{A}{2}+\frac{cos\frac{A}{2}}{\sqrt{3}})$

Tương tự cho IN,IP

$MP^{2}=IM^{2}+IP^{2}+2IM.IP.sin\frac{C}{2}$

$\Leftrightarrow ...$$\Leftrightarrow MN^{2}=r^{2}(\frac{sinA+sinB+sinC}{\sqrt{3}}+\frac{8}{3}sin\frac{A}{2}sin\frac{B}{2}sin\frac{C}{2}+\frac{4}{3})$

bạn tính tương tự cho 2 cạnh kia

lượng giác mình k được tốt, bạn kiểm tra giúp, hi vọng nó đúng

 

Bạn biến đổi tắt quá mình đọc không hiểu.



#6
khongghen

khongghen

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 141 Bài viết

Nếu như ban quản trị thấy bài toán này có ý nghĩa, tôi hi vọng  ban quản trị diễn đàn đưa file đính kèm nên trang chủ

 

Equilateral triangle on angle bisectors of a triangle theorem

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khongghen: 14-06-2013 - 08:07





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh