Đến nội dung

Hình ảnh

Shimura Varieties

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Sắp tới IHES có tổ chức 1 summer school Asian-Frech về algebraic geometry and number theory, trong đó có Prof Ngô Bảo Châu đọc bài giảng về Shimura Varieties. Tôi biết sẽ có khá nhiều sinh viên vietnam tham dự khóa học này. Mục đích của topic này là tìm hiểu sơ qua về Shimura Varieties, nếu tôi may mắn được tham dự summer school này, thì tôi sẽ cố gắng post lần lượt các Lecture Notes hoặc scan và gửi lên diễn đàn. Tham gia hướng dẫn seminars còn có các tên tuổi lớn như Maxim Kontsevich , Michael Harris , Laurent lafforgue , ...

Motivation: Shimura Varieties là 1 phần quan trọng trong 1 lãnh vực rộng complex Abelian varieties của hình học đại số. Nó nghiên cứu Moduli spaces của abelian varieties với các Endomorphism Structure. Điều làm tôi kinh ngạc trong lãnh vực này đó là sự giao thoa giữa hình học đại số và vật lý lý thuyết. 1 bên là Jacobian varieties, Moduli, Abelian Varietes trong hình học đại số, còn 1 bên là Heisenberg Groups, Schrödinger representation của cơ học lượng tử. Có thể nói motivation thực sự được khởi nguồn từ các nhà toán học thế kỷ thứ 19 với các tên tuổi như Niels Henrik Abel ( Norwegian ) và Carl Gustav Jacob Jacobi ( German ). Thời đó các nhà toán học quan tâm tới 1 số lãnh vực của cơ học và vật lý ví dụ như cơ học thiên thể, bài toán Kepler và đi tới 1 trong những tích phân quan trọng đó là tích phân hyperelliptic. Nó có dạng http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\gamma là 1 đường cong trong mặt phẳng phức và http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\sqrt{f} vậy thì C sẽ là 1 double covering của mặt cầu Riemann http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\mathbb{P}_1. Điều này có nghĩa là covering map http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\infty nếu d là lẻ. Bây giờ người ta có thể xem http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\omega như là 1 holomorphic differential form trên C, tức là được định nghĩa ( well-defined ). Bài toán được rút về việc nghiên cứu các tính chất topological của C. Nếu các tính chất này càng phức tạp thì việc lấy tích phân http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\omega sẽ càng khó. Xin chú thích thêm ý tưởng này xuất phát ban đầu từ Riemann, nó xuất hiện đầu tiên trong Dissertation của Riemann ở Göttingen với tiêu đề "Grundlagen für eine allgemeine Theorie der Funktionen einer veränderlichen komplexen Größe" , tạm dịch: Kiến thức cơ bản về 1 lý thuyết tổng quát của các hàm phức 1 biến. Sau này Dieudoné có viết: "L'on voit Riemann, prèsque systématiquement, penser à côté (suitvant l'expression de Hadamard ), abordant chaque problème d'une facon à laquelle aucun de ses prédésseurs n'avait songé ". Nói chung thời gian đó ít người có thể hiểu được ý tưởng của Riemann, thậm chí Gauss nói rằng, "der größte Teil der Leser möchte wohl in einigen Teilen noch eine größere Durchsichtigkeit der Anordnung wünschen".
Thực ra Riemann chỉ có ý tưởng và cố gắng thực hiện nó, nhưng ông ta không đưa ra 1 lời giải thích nào trong Dissertation của ông về sự hữu ích của việc nghiên cứu lý thuyết hàm trên các diện Riemann.

Vào khoảng đầu thế kỷ 19 Abel và Jacobi đã tìm được cách tấn công bài toán tích phân hyperelliptic. Ý tưởng chính của nó là: Không chỉ lấy tích phân mỗi http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?\omega mà lấy tích phân cả 1 hệ các holomorphic differential http://dientuvietnam...imetex.cgi?p_0. Thật không may mắn là ánh xạ này không thể mở rộng trên toàn C, tức là global không well-defined bởi vì tích phân phụ thuộc vào dạng của đường cong nối giữa http://dientuvietnam...mimetex.cgi?p_0 và p. Tuy nhiên nếu ta lấy modulo giá trị của tích phân dọc theo các đường cong kín thì ta sẽ nhận được 1 well-defined map ( cũng xin lưu ý, đây là ý tưởng chung của toán học: modulo tất cả những gì không được định nghĩa ).

Nói 1 cách topological thì người ta xét nhóm Homology, như đã biết, đây là abelization của fundamental group, tức là . Ảnh của ánh xạ là 1 nhóm rời rạc hạng 2g. Do đó nhóm thương là 1 complex torus ( xuyến phức), và được gọi là Jacobi variety của C. Người ta cũng chứng minh được là J© đẳng cấu với projective variety. Với cách xây dựng như thế này chúng ta thu được 1 mở rộng từ integration map như đã thảo luận ở trên thành 1 holomorphic map được định nghĩa global và được gọi là ánh xạ Abel-Jacobi.

Bài toán bây giờ được đưa về đó là xác định đa tạp Jacobi và mô tả ánh xạ Abel-Jacobi. ( Lưu ý, trong hình học phức đôi khi người ta cũng gọi ánh xạ này là Albanese map và đa tạp Jacobi được gọi là Albanese Torus ). Tất nhiên thời đó Abel và Jacobi không thể trình bày bằng ngôn ngữ hình học đại số hay hình học phức như ở trên, họ là những nhà giải tích, do đó họ làm việc với các Abelian Fuctions hay chính xác hơn là Abelian Integrals. Sau đó Riemann cũng bổ xung thêm 1 vài vấn đề, thời kỳ này bắt đầu xuất hiện Theta functions, 1 đối tượng quan trọng sau này trong hình học đại số như Theta divisors, Theta structures, Theta groups và liên kết rất chặt chẽ với Vật lý lý thuyết là Heisenberg groups và Schrödinger representation. Jacobi varieties theo ngôn ngữ hiện đại thuộc về 1 đối tượng rộng lớn hơn đó là Abelian varieties mà trong đó cũng có cả Shimura varieties. Có thể nói tiên phong trong Abelian varieties phải kể đến trường phái toán học Italian: Scorza, Rosati và tổng quát hơn thì có Lefschetz, người có công phát triển (1,1)-classes trong Hodge theory mà tôi đã có lần giới thiệu trong topic Hodge conjecture.

Nói về mặt ứng dụng của Abelian Varieties trong Number theory, Galois Representation thì không kể xiết, các câu hỏi rational và transcendence chẳng hạn, và thật đáng là kinh ngạc khi transcendence methode lại có tương tác rất mạnh với mảng Quantum Gravity bên vật lý ( Khi nào tôi hiểu đôi chút về phần này sẽ post lên diễn đàn để thảo luận ). Ngoài ra người ta cũng tìm thấy ứng dụng của Abelian Varieties trong các lãnh vực như dynamical systems, Hamilton systems. Có thể kể đến các đối tượng toán học như : Picard Varieties, Albanese Varieties, Jacobi Varieties, Shimura Varieties. Còn rất nhiều vấn đề mở và thú vị xung quanh câu chuyện Abelian Varieties như compactifications of moduli spaces, Schottky problems, Jacobians và relation with Hodge theory. Hiện nay ở Đức người ta cũng tập trung phát triển các hướng của hình học phức này, ví dụ có nhiều chương trình Deutsche Forschungs Gemeinschaft via dem Schwerpunkt "Komplex Mannigfaltigkeiten". hoặc Schwerpunkt trong "Global Methode in komplexer Geometrie". Tại thời điểm này Vietnam có anh Phùng Hồ Hải cũng đang tham gia đề tài này tại trường đại học Essen-Duisburg.

( Kỳ sau tôi sẽ đi vào chi tiết việc thảo luận Abelian Varieties, Moduli và Shimura Varieties ).

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quantum-cohomology: 12-03-2006 - 12:41


#2
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Tại sao đa tạp Shimura lại có thể liên hệ được với trường lượng tử và hệ Hamilton nhỉ. Compact hóa của không gian moduli thì có thể hiểu là có liên hệ với lý thuyết dây, nhưng mà cái này thì quả là không thể tưởng tượng nổi. Quả là tuyệt vời nếu như lý thuyết số nhập cuộc vào tấn công hình học lượng tử như thế này. Không thể hiểu nổi sau này toán học còn xuất hiện mối liên hệ nào nữa đây.
PhDvn.org

#3
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Hình như ý tưởng của Number theory đã xâm nhập vào Hình học lượng tử đầu tiên là của Connes thì phải.

#4
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Cái này hay đấy. Mình cũng ngồi mò mẫm thử mấy thứ này, nhưng vì kiến thức gần số mo nên không hiểu mấy. QC bây giờ vẫn làm topo đại số là chính hay cũng chuyển dần sang hình học vi phân lượng tử, toán lý rồi? Còn Kaka làm chính về cái gì?
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#5
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Em vẫn học hình học đại số thôi, chứ thực ra toán lý thì em biết cũng ít lắm, mà topo đại số thì em học để bổ sung cho hình học đại số thôi, chứ không hẳn là chính. Sau này có thể em sẽ đọc chơi thêm algebraic number theory và Galois representation. Anh Polytopie đã thi xong mấy môn Diplom-Prüfungen chưa? Em đang phân vân chưa biết nên thi Lý thuyết biểu diễn hay đại số giao hoán hay Topo đại số trong phần đại số.
Anh chọn thi những môn nào trong Diplom? Mấy cái Scheine của các môn trong Hauptdiplom em có đủ cả, nhưng chưa quyết định sẽ thi môn nào, híc híc. Chả biết sở trường của mình bây giờ là gì, chả biết sở thích bây giờ là gì. Đến đâu tính sau. Nhưng chắc là làm đâu đó về hình học đại số ( chủ yếu Schubert varieties, quantum cohomology, Intersection, Flag varieties, Grassmannian ), lý thuyết biểu diễn ( chủ yếu biểu diễn của nhóm Lie và đại số Lie nửa đơn ), hình học phức ( chủ yếu là đa tạp Kähler , Hodge theory, holomorphic vector bundles ), nhóm đại số ( chủ yếu là nhóm đại số nửa đơn), thêm 1 ít lý thuyết số học đại số ( connection giữa hình học đại số và hàm Zeta , p-adic cohomology, arithmetic, elliptic curves ) và tổ hợp ( Shubert cells, cohomology rings ) .

Hôm nọ em có trao đổi với anh Ngô Bảo Châu, thì hướng em làm nói chung là quá cổ điển. Chắc sau này sẽ chuyển hướng làm toán hiện đại.

#6
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Phần hình học đại số như Schubert varieties, Grassmannian thì đều có liên hệ với Combinatorics- là phần mà bọn nhóm thầy mình cũng làm. Tiếc là lão ấy chuyển từ tổ hợp đại số thiên hẳn sang hình học rời rạc với tối ưu hóa cho nên chả có chú nào trong nhóm thầy tớ làm thiên về hình học đại số. Tớ thì ghét ứng dụng, thích những thứ chả giúp được gì cho đời, nhưng lại chả biết cái gì mới cái gì cũ. Thế giáo sư Châu bảo hiện nay cái gì là mới trong các thứ hình học đại số hả QC?

Các môn chuyên ngành của mình đa phần là Tin. Đang còn nợ mấy môn vì tin chán quá mình không học mấy. Nhưng rồi hết kỳ hè này cũng phải giải quyết xong để viết luận án thôi. Gia đình nhiều chuyện nên mình mất thời gian linh tinh lắm.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#7
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết
Tiếp tục đi QC, kể chuyện đi, mình cũng tò mò muốn biết GS. Châu đang làm về hướng gì !
Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#8
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Xin lỗi mất mấy hôm mình phải suy nghĩ tìm cách trả lời cho hợp lý, vì cũng chả biết phải trả lời như thế nào.
Trước hết Doreamon có hỏi

mình cũng tò mò muốn biết GS. Châu đang làm về hướng gì

thì AG và algebraic Groups. Thực ra thì có ngồi đọc mấy papers mà GS Châu viết thì cũng không hiểu gì, cho nên phải làm trực tiếp với GS Châu thì mới có thể biết Modern Algebraic Geometry là gì.
Anh Polytopie có hỏi

Thế giáo sư Châu bảo hiện nay cái gì là mới trong các thứ hình học đại số hả QC?

Cái này thì GS Châu không nói cụ thể. Em cũng không thể trả lời được cái gì là Modern Algebraic Geometry vì riêng phần classical học cũng đủ mệt nhoài.
Văn hóa hiểu biết của em về AG nói chung tương đối thấp. :P nhưng theo em hiểu thì Moduli problem vẫn là 1 trong các hot thema. :pe Nhiều hơn thì em cũng chẳng biết đâu. Về connection giữa AG với Symplectic Geometry có lẽ phải hỏi anh Kaka, 1 vài stichwort có thể kể ra: Symplectic quotient, Symplectic Invariant...

Anh Politopy có khi nên chuyển về gần vùng bọn em đi. Anh Châu có khuyên sinh viên ở Đức nếu muốn học AG thì nên vào học 2 vợ chồng ở Essen hoặc xuống Stuggart (phía đấy em không biết). GS Ngô Việt Trung thì khuyên nếu học CA thì học Herzog ở Essen là tốt (1 trong 2 tác giả của cuốn Cohen-Macaulay Rings). Nói chung thì Essen tương đối mạnh trong AG, CA, NT. Tuy nhiên khả năng được 2 vợ chồng đó nhận thì khá thấp, vì hiện nay họ có rất nhiều PhD Students.

Làm toán lý, ví dụ NG, QA thì ở Münster và Bielefeld là tốt. Ví dụ như GS Đỗ Ngọc Diệp đã từng có thời viết Habilitation ở Bielefeld. Làm topo thì chắc là xuống Bonn thì hợp lý.

#9
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Ừ, Essen có đôi vợ chồng ông Viehweg - là cao thủ về hình học đại số ở Đức. Đôi này đã từng được giải Leibnitz cho toán của bọn Đức, nên mình cũng có nghe nói đến rồi. Tuy nhiên để xin học được đôi đấy chắc còn mệt, để mình chạy sang trường Humboldt học tạm 1 năm xem sao đã.
À mình vừa vào xem lý lịch ông Huybrechts- hóa ra ông này lại chính xuất thân từ Berlin, học Humboldt ra. Chắc sau kiểu gì cũng chạy ngược lại về Berlin thôi. Mình chạy sang Humboldt xin học chắc cũng ok.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Polytopie: 26-03-2006 - 23:44

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh