Đến nội dung

Hình ảnh

Jean Pierre Serre, giải Abel đầu tiên

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
canh_dieu

canh_dieu

    Trung sĩ

  • Founder
  • 150 Bài viết
Như chúng ta đã biết giải Abel đã được lập ra cách đây 3 năm. Thông tin về giải này các bạn có thể xem bài viết của ngocson52 trong box này. Người được trao giải Abel đầu tiên là Giáo sư Jean-Pierre Serre, Collège de France. Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu về ông bằng việc dịch nội dung cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi 2 nhà Toán học người Dan Mach và Na Uy, M. Raussen và C. Skau, ngay trước lễ trao giải Abel. Bản gốc tiếng Anh có thể được xem tại http://www.ams.org/n.../comm-serre.pdf .

J. P. Serre (sinh ngày 15/9/1926, Pháp) được trao giải Abel do đã có ìnhững thành tựu quan trọng tạo nền tảng cho các lý thuyết hiện đại của nhiều lĩnh vực khác nhau của Toán học, trong đó có Topo, Lý thuyết số và Hình học đại số”. Ông là người đã đoạt nhiều giải thưởng quan trọng trong giới Toán học, trong đó có giải Field năm 1954 (khi ông mới 28 tuổi), giải Wolf năm 2000, và giải Abel đầu tiên năm 2003. Nội dung cuộc phỏng vấn sau đây cho chúng ta biết rất nhiều về ông, về quá trình làm Toán, cái nhìn của ông với thời cuộc…

Trong quá trình dịch tớ đành để nguyên một số thuật ngữ chuyên ngành, một phần vì không biết, một phần vì không biết nghĩa tiếng Việt. Có những từ không chắc nghĩa tiếng Việt lắm thì tớ có kèm luôn theo từ gốc tiếng Anh. Có lẽ cũng không ảnh hưởn̉g gì lắm, vì nếu như ai không biết định nghĩa thì tiếng Anh cũng như tiếng Việt, còn nếu biết rồi thì tất phải biết nghĩa tiếng Anh :wacko: Cao thủ nào biết những khái niệm đó thì góp ý/sửa dùm.


Phỏng vấn Jean-Pierre Serre

1. Topo

Raussen & Skan: Trước hết chúng tôi xin chúc mừng nhân dịp giáo sư được trao giải Abel đầu tiên. Giáo sư khởi đầu sự nghiệp bằng một luận án về Topo đại số, vốn dĩ không phải là một ngành mới mẻ và chủ đạo lúc bấy giờ. Điề̀̀u gì đã khiến giáo sư lựa chọn đề tài đó?

Serre: Lúc đó tôi tham dự Cartan Seminar về Topo đại số́. Cartan không trực tiếp giao vấn đề cho học trò: ngược lại, họ phải tự lựa chọn lấy cho mình một đề tài, sau đó Cartan mới huớng dẫn. Tôi nhận thấy Lý thuyêt Leray ( về các fibre space và spectral sequence của chúng) có thể ứng dụng vào nhiều tình huống hơn ta tưởng, cụ thể có thể dùng để tính các nhóm đồng luân-homotopy groups.

R & S: Những phương pháp và kết quả mà giáo sư đã thu được trong luận án đã làm thay đổi lý thuyết đồng luân và đặt nó trong một cái nhìn hiện đại…

Serre: Chắc chắn là chúng mở ra được nhiều hướng mới. Trước đó ta hầu như không biết tí gì về nhóm đồng luân của mặt cầu, thậm chí ta còn không biết liệu chúng có phải là hữu hạn sinh hay không!

Một sản phẩm thú vị của phương pháp tôi đưa ra là đặc trưng đại số-algebraic character. Nó giúp tôi có thể thực hiện được các tính toán ìđịa phương”, ở đây từ địa phương được hiểu là tương đói với một số nguyên tố cho trước (trong Lý thuyết số).

R & S: Có phải một vấn đề quan trọng trong câu chuyện này của giáo sư là đi tìm một cái gì đó giống như fibre spaces mà cũng không hẳn thế…

Serre: Để có thể dùng được Lý thuyểt Leray tôi đã cần phải xây dựng các fibre spaces mà vốn dĩ không tôn tại nếu ta dùng định nghĩa thông thường. Cụ thể, với mỗi không gian X tôi cần một fibre space E với base X và nhóm đồng luân tầm thường (chẳng hạn, không gian co rút được-contractible). Nhưng làm thế nào xây dựng được nó?

Vào một đêm năm 1950 khi tôi đang trên tàu trở về nhà sau kỳ nghỉ hè, một ý nghĩ chợt hiện ra: chỉ cần lấy E là không gian các đường trong X ( với điểm đầu cố định a), phép chiếu E--- > X sẽ là hàm giá trị: đường --- > điểm cuối của đường. Khi đó fibre sẽ là loop space của (X,a). Hoàn toàn không nghi ngờ gì về ý tưởng đó, tôi thậm chí đã đánh thức vợ tôi dậy để kể lại câu chuyện… Điều ngạc nhiên là một xây dựng đơn giản như vậy lại có rất nhiều hệ quả.

2. Phong cách làm việc

R & S: Câu chuyện về ý tưởng bất ngờ của giáo sư gợi lại câu chuyện tương tự của Poincare khi ông ta bước vào đường xe điện, mà đã được thuật lại trong cuốn sổ của Hadamard ìThe Psychology of invention in the mathematical field ”.́ Giáo sư có cho rằng công việc của mình thường xuyên dựa vào những khoảnh khắc bất ngờ đó, hay vào những kết quả có tính hệ thống?

Serre: Có một số vấn đề tôi thỉnh thoảng quay lại với chúng (chẳng hạn, biểu diễn l-adic), nhưng tôi không giải quyết một cách có hệ thống. Tôi muốn được đi tiếp trên con đường mình đang đi. Những khoảnh khắc như trong câu chuyện kế của Hadamard tôi chỉ có vài đôi lần, hiếm lắm…Nhưng chúng thật tuyệt vời.

R & S: Chúng tôi nghĩ rằng những giây phút lóe sáng đó là hệ quả của những nỗ lực kiên trì…

Serre: Tôi sẽ không dùng từ ìnỗ lực”. Có thể đó là kết quả sau nhiều lần suy nghĩ. Cái đó không đến từ sự sáng suốt trong trí óc. Điều này được giải thích rất rõ trong cuốn sách ì A mathematician’s Miscellany” của Littlewood.

R & S: Hầu hết các kết quả của giáo sư ở ìthời kỳ Topo” đều phục vụ cho Lý thuyết số và Hình học đại số.

Serre: Các ông thấy đấy, tôi làm việc với nhiều vấn đề khác nhau, nhưng thực chất chúng đều có quan hệ với nhau. Chẳng hạn trong Lý thuyết số, Lý thuyết nhóm, hay Hình học đại số, tôi dùng các ý tưởng từ Topo như đối đồng điều-cohomology, bó-sheaves, và obstructions.

Do đó, tôi đặc biệt thích thú làm việc với các biểu diễn l-adic và dạng modular, là những lĩnh vực cần đến Lý thuyết số, Hình học đại số, nhóm Lie, q-mở rộng: một sự kết hợp tuyệt vời.

R & S: Giáo sư có trực quan vế hình học, hay đại số? Hay cả hai?

Serre: Tôi sẽ nghiêng về đạ̣i số, nhưng tôi hiểu ngôn ngữ hình học tốt hơn thuần túy đại số. Nếu tôi phải chọn giữa nhóm Lie và bi-algebra tôi sẽ chọn nhóm Lie! Tuy vậy, tôi vẫn không cảm thấy mình là một nhà hình học kiểu như Bott hay Gromov.

Tôi cũng thích giải tích, nhưng tôi cũng không thể tự nhận mình là một nhà giải tích được. Một nhà giải tích thực sự sẽ biết ngay lập tức cái gì là ìlarge”, ìsmall”, ìprobably small”,”provably small” (chúng khác nhau đấy nhé). Tôi không có trực quan đó; tôi phải ghi ra giấy những ước lượng tầm thường.

R & S: Giáo sư đã có một sự nghiệp dài và cũng đã làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Giáo sư thích lĩnh vực nào nhất?

Serre: Một câu hỏi tế nhị. Liệu ông có thể hỏi một người mẹ rằng bà thích đứa con nào nhất không?

Tôi chỉ có thể nói thế này, có một vài báo của tôi rất dễ viết, và cũng có những bài cực khó. Trong những bài dễ viết có FAC (ìFaisceaux algébraiques cohérents”). Khi tôi viết nó, tôi có cảm giác như mình đang sao lại từ một quyến sách nào đó; hầu như không có chút nỗ lực nào. Về các bài viết khó, tôi nhớ là có một bài báo về nhóm con mở của profinite groups đã làm tôi khó nhọc đến mức cho tới cuối cùng tôi vẫn không biết là minh đang chứng minh một định lý hay đang đưa ra một phản ví dụ !. Một ví dụ khác là bài báo mà tôi đề tặng Manin, ở đó tôi có đưa ra một vài giả thuyết về các biểu diễn ìmodular” Galois (mod p); công việc này thật là nhọc nhằn. Sau khi viết xong, tôi mệt đến mức dừng việc đăng báo trong nhiều năm liền.

Có một bài báo khiến tôi rất hài lòng, đó là bài tôi đề tặng Borel, về tích tensor của các biểu diễn nhóm với đặc số p. Tôi đã từng là người yêu lý thuyết nhóm từ khi còn 20 tuổi. Tôi cũng đã dùng nhiều đến nhóm và có chứng minh một vài định lý về chúng. Nhưng cái định lý về tích tensor, cuối những năm 60 tuổi, đã khiến tôi rất khoái. Tôi có cảm giác rằng lý thuyết nhóm, sau 40 năm ve vãn, tán tỉnh, đã đồng ý cho tôi một nụ hôn.

S & R: Giáo sư đã làm việc rất tích cực hơn 50 năm. Một câu nói thường được mọi người trích dẫn của Hardy là ìToán học là một trò chơi của giới trẻ”. Chẳng nhẽ điều đó là sai-giáo sư có phải là một phản ví dụ không?

Serre: Không hẳn lắm. Các ông có nhận ra rằng hầu hết các trích dẫn về giải Abel đều liên quan đến những vấn đề tôi làm những năm tôi 40 tuổi không?

Có điều đúng là những người thuôc thế hệ tôi (Atiyah, Borel, Bott, Shimura…) tiếp tục làm việc lâu những ngườí thế hệ trước (ngoại trừ Élie Cartan, Siegel, Zariski). Tôi hi vọng là chúng tôi vẫn giữ được phong độ.

3. Lịch sử Toán học.

S & R: Chúng tôi muốn hỏi giáo sư một số câu hỏi về Toán học thời của Abel. Các phương trình đại số mà Abel và Galois nghiên cứu, đến từ lý thuyết chuyển dịch-transformation theory-của các hàm elliptic, về sau này đã chứng tỏ tầm quan trọng đối với lý thuyết số học-arithmetic-của các đường cong elliptic. Giáo sư có bình luận gì về sự kiện này, đặc biệt là trong mối quan hệ với những đóng góp của giáo sư?

Serre: Đúng, các đường cong elliptic rất hợp thời ( từ chương trình Langlands cho tới lý thuyết mã hóa). Trong những năm 60, 70, tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu những điểm phân chia-division points-và nhóm Galois của chúng. Đó là một chò trơi giải trí: anh phải kết hợp các thông tin từ nhiều nguồn như phân tich Hodge-Tate, tame inertia, các phần tử Frobenius, các định lý hữu hạn của Siegel…

R & S: Hermite đã từng nói rằng Abel đã tạo việc làm cho các nhà Toán học trong 150 năm tiếp theo. Giáo sư có đồng ý như vậy không?

Serre: Tôi không thích những câu nói mạnh mồm kiểu như vậy. Nó chứng tỏ rằng người nói biết được những gì sẽ xảy ra trong thế kỷ sau. Thật là kiêu ngạo.

S & R: Trong lời mở đầu của một bài báo của Abel có viết rằng ta nên cố gắng phát biểu bài toán dưới một dạng mà có thể tìm được lời giải-một điều mà ông ấy khẳng định là luôn có thể làm được. Rồi ông ấy tiếp tục rằng việc diễn đạt tốt một bài toán sẽ chứa đựng những ý tưởng cho lời giải.

Serre: Một cách nhìn thật lạc quan!. Grothendieck sẽ rất tán thành nó. Bản thân tôi sợ rằng điều đó chỉ có thể đúng với các phương trình đại số, chứ không phải cho những vấn đề số học-arithmetic. Chẳng hạn, liệu Abel sẽ nói như thế nào về giả thuyết Riemann? Chẳng nhẽ bài toán đó vẫn chưa được phát biểu dưới dạng tốt nhất hay sao?

4. Vai trò của chứng minh

S & R: Khi làm toán, giáo sư có thể biết trước một khẳng định nào đó sẽ đúng trước khi tìm ra chứng minh hay không?

Serre: Tất nhiên rồi, đó là điều phổ biến. Nhưng ta phải biết phân biệt được những mục đích thật sự (chẳng hạn, về modular của các đường cong elliptic trong trường hợp của Wiles)- đó là những cái mà ta cảm giác chắc chắn đúng, với những mệnh đề phụ trợ (bổ đề, …)- là những cái mà có thể ta không xơi được (như đã xảy ra với Wiles), thậm chí có thể hoàn toàn sai (như đã xảy ra với Lafforgue).

R & S: Có phải chứng minh nào cũng có giá trị không? Chẳng hạn như chứng minh của định lý 4 màu-four color theorem?

Serre: Chúng ta đang tiến vào thời kỳ các chứng minh được trợ giúp bởi máy tính. Đó không phải là những chứng minh thông thường mà ta có thể kiểm tra bằng tay được. Chúng đặc biệt không thể tin tưởng được khi máy tính đưa ra một cái gì đó và khẳng định đó là một danh sách đầy đủ.

[Tôi nhớ năm 1990 có nhận được một cái danh sách như thế về các nhóm con với chỉ số cho trước của một nhóm rời rạc nào đó. Máy tính tìm được, ví dụ, 20 nhóm. Tôi không lạ gì với những nhóm này và tự mình tìm được bằng tay khoảng 30 nhóm con như vậy. Tôi gửi thư cho các tác giả kia. Họ tìm ra lỗi của họ, đó là họ đã thực hiện một chương trình tính toán ở Nhật, một ở Đức, nhưng quên mất mấy khâu trung gian…Rất điển hình]

Mặt khác, các chứng minh được trợ giúp bởi máy tính thường thuyết phục hơn những chứng minh dựa trên các biểu đồ mà được khẳng định là giao hoán, các mũi tên được giả sử là như nhau, và những lập luận được dành cho bạn đọc.

R & S: Thế còn chứng minh về sự phân loại các nhóm đơn hữu hạn thì sao?

Serre: Các ông đã chọn đúng câu hỏi rồi đó. Đã hàng năm nay tôi luôn tranh luận với các nhà lý thuyết nhóm, họ luôn khẳng định rằng ìĐịnh lý phân loại” là một định lý, tức là đã được chứng minh. Thực sự là đã có một thông báo như thế năm 1890 đưa ra bởi Gorenstein, nhưng người ta phát hiện ra một lỗ hổng sau đó ít lâu. Cứ mỗi khi tôi hỏi các nhà lý thuyết nhóm là lại nhận được câu trả lời ìỒ không, đó không phải là một lỗ hổng, nó chẳng qua là chưa được viết ra, nhưng đã có một bản thảo 800 trang chưa hoàn chỉnh về nó rồi”.

Thế có khác gì một lỗ hổng đâu? Tại sao không ai lại công nhận điều đó nhỉ? Rất may là hiện nay Aschbecher và Smith đang hoàn thiện một bản thảo dài khoảng 1200 trang để vá lỗ hổng đó. Chỉ khi nào nó được các chuyên gia kiểm tra xong thì chúng ta mới được nâng cốc chúc mừng.

R & S: Nhưng một chứng minh dài 1200 trang thì có ý nghĩa gì?

Serre: Cái chứng minh ấy thậm chí còn dài hơn 1200 trang- có thể gấp 10 lần như thế. Nhưng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên: ngay cái nội dung định lý đã rất dài, vì để có í́ch hơn, nó cần phải đề cập đến những miêu tả chi tiết của không những các nhóm Chevalley mà còn cả 26 nhóm sporadic.

Đây là một định lý đẹp. Nó có rất nhiều ứng dụng bất ngờ. Tôi không nghĩ rằng việc sử dụng nó sẽ gây nên những phiền toái cho các nhà Toán học ở lĩnh vực khác:họ chỉ cần chỉ rõ trong chứng minh của họ phần nào có sử dụng đến định lý này.

5. Các bài toán quan trọng

R & S: Giáo sư có cho rằng có những xu hướng chủ đạo trong Toán học? Có vấn đề nào được cho là quan trọng hơn những vấn đề khác không?

Serre: Một câu hỏi tế nhị. Rõ ràng là có những lĩnh vực được cho là kém quan trọng: những lĩnh vực mà người ta chỉ loay hoay với một vài tiên đề và những phụ thuộc logic của chúng lẫn nhau. Nhưng ta không thể độc đoán về nó như vậy được. Đôi khi một lĩnh vực bị xem thường lại trở nên thú vị và có những mối liên hệ mới với các lĩnh vực khác.

Mặt khác, có những câu hỏi mà rõ ràng là trọng tâm để giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế giới Toán học: giả thuyết Riemann và chương trình Langlands chẳng hạn. Cũng phải kể đến giả thuyết Poincare, mà có thể nó sẽ không còn là giả thuyết nữa nhờ Perelman!

R & S: Giáo sư có thông tin gì mới, hay linh cảm, về tính đúng đắn của chứng minh đó không?

Serre: Linh cảm ư? Ai quan tâm đến nó? Thông tin à? Không hẳn vậy nhưng tôi có nghe nói mọi người tại IHES (Institut des Hautes Études Scientific) và MIT (Massachusetts Institute of Technology) đang rất hào hứng với chứng minh đó. Điều thú vị của phương pháp của Perelman là nó đã dùng giải tích cho một bài toán thuần túy Topo. Rất đáng hoan nghênh.

R & S: Chúng ta đã chuyển dần sang các vấn đề trong tương lai với các thảo luận về giả thuyết Poincare. Giáo sư muốn vấn đề nào sẽ được giải quyết trong tương lai gần? Giáo sư có đồng ý với sự lựa chọn các bài toán để trao giải của viện Clay không?

Serre: A, các bài toán một triệu đô-la của Clay! Một ý tưởng lạ lùng: thưởng quá lớn cho một bài toán…nhưng làm sao tôi có thể chỉ trích nó sau khi chính tôi đã lãnh giải Abel? Tuy vậy, tôi vẫn có cảm giác có cái gì đó mạo hiểm, bởi mọi người sẽ sợ sệt khi nói về những kết quả chưa hoàn chỉnh, như đã từng xảy ra đối với bài toán Fermat 10 năm trước.

Tôi đồng ý với sự lựa chọn của Clay. Giả thuyết Riemann, giả thuyết Birch và Swinerton-Dyer rất xứng đáng. Giả thuyết Hodge cũng vậy nhưng với nguyên do khác: vẫn hoàn toàn chưa rõ ràng câu trả lời sẽ là khẳng định hay phủ định; điều tối quan trọng bây giờ là xác định xem câu trả lời sẽ là gì? Vấn đề P=NP cũng có tình cảnh tương tự, ngoại trừ người ta đã biết được rằng sẽ có rất nhiều ứng dụng nếu câu trả lời là khẳng định.

R & S: Giáo sư có thể giới thiệu một bài toán cùng tầm cỡ như thế không?

Serre: Như tôi đã nói chương trình Langlands là một trong những câu hỏi lớn của Toán học hiện đại. Nó không được xét trao giải của viện Clay có lẽ là vì rất khó có thể phát biểu nó một cách chính xác trong phạm vi cho phép.

R & S: Bên cạnh tài năng khoa học giáo sư còn được biết đến như một bậc thầy trong việc truyền thụ, như chúng tôi đã có dịp chứng kiến trong bài giảng của giáo sư hôm nay.

Serre: Cám ơn. Tôi đến từ miền nam nước Pháp, nơi mọi người ưa nói chuyện, không chỉ bằng miệng mà bằng cả chân tay, và trong trường hợp của tôi, với những viên phấn.

Khi tôi hiểu được một vấn đề gì, tôi có cảm giác là bất cứ ai cũng có thể hiểu được. Và tôi rất lấy làm hân hạnh được giải thích cho các nhà Tóán học khác, để trở thành học trò hay đồng nghiệp của họ.

Một vấn đề khác là một khẳng định sai sẽ làm cơ thể tôi khó chịu. Nếu tôi bắt gặp chúng trong một bài giảng tôi sẽ dừng người giảng bài lại; nếu tôi nhìn thấy chúng trong một tiền ấn phẩm, một bài báo, hay một quyển sách, tôi sẽ viết thư cho tác giả ( nếu tác giả đó lại là chính tôi, tôi sẽ ghi chú vào đó cho lần in sau). Tôi không dám chắc rằng chính thói quen này đã làm cho tôi trở nên rất đại chúng đối với mọi người.

6. Sự nhận thức và tầm quan trọng của Toán học

R & S: Toán học đã chứng kiến một sự bùng nổ củà các lĩnh vực mới làm cho việc tiếp thu nó cực khó khăn, dù chỉ là những lĩnh vực nhỏ. Mặt khác, giáo sư đã chỉ ra rằng các lĩnh vực khác nhau rất cần có các mối liên hệ. Vậy làm thế nào một nhà Toán học trẻ có thể đương đầu với sự bùng nổ này và tạo ra được những kết quả mới?

Serre: Ồ, tôi đã trả lời câu hỏi này trong một phỏng vấn của Intelligencer. Câu trả lời của tôi là: nếu anh chỉ thực sự quan tâm đến một câu hỏi cụ thể thì sẽ có rất it thông tin liên qua đến nó. Có nghĩa là anh sẽ phải tự mình mày mò lấy.

Về cái cảm giác ìbùng nổ” trong Toán học, tôi cho rằng Abel đã có cùng cảm giác ấy khi đi sau Euler, Lagrange, Legendre, Gauss. Nhưng ông ấy vẫn tìm được cho mình những câu hỏi và câu trả lời mới. Nó luôn luôn như thế. Không có gì đáng lo cả.

R & S: Một vấn đề hiện nay là rất nhiều các tài năng trẻ-cả những nhà lãnh đạo-không nghĩ rằng Toán học là quan trọng.

Serre: Đúng. Thật đáng buồn là có rất nhiều ví dụ như vậy.

Vài năm trước đây có một vị bộ trưởng Pháp (về nghiên cứu) đã phát biếu rằng Toán học đã trở nên vô ích vì giờ đây ta chỉ cần biết làm cách nào để gõ được các phím chữ trên máy vi tính. ( Chắc hẳn vị này nghĩ rằng các phím gõ và máy vi tính được mọc trên những ngọn cây…)

Tuy nhiên tôi vẫn rất lạc quan tin tưởng vào những bạn trẻ, những người đang khám phá và bị hấp dẫn bởi Toán học. Một hoạt động rất bổ ích của những ngày lễ trao giải Abel là có các cuộc thi giải Toán giành cho học sinh phổ thông.

7. Sở thích khác

R & S: Giáo sư có thể cho chúng tôi biết nhứng sở thích khác của mình ngoài Toán học?

Serre: Thể thao! Cụ thể là trượt tuyết, bóng bàn và leo núi. Tôi chưa bao giờ chơi tốt bất kỳ một trong những món này (chẳng hạn, khi tôi trượt tuyết, tôi không biết slalom, thế nên tôi cứ lao thẳng xuống thay vì rẽ sang hướng khác). Nhưng tôi rất khoái chúng.

Không biết có phải may mắn hay không, tuổi cao đã làm cho đầu gối tôi không làm việc được nữa (một bên đã bị thay thế bằng đồ giả), thành ra tôi phải dừng chơi thể thao. Tôi chỉ có thể leo núi bằng cách đưa các bạn tôi đến Fontainebleau và dụ dỗ họ leo lên những ngọn núi mà tôi có thể chinh phục được 10 năm trước đây. Vẫn vui nhưng không có được cảm giác thật.

Những sở thích khác:

Phim (Pulp Fiction là món khoái khẩu của tôi. Ngoài ra còn có Altman, Truffaut, Rohmer, The Coen brothers…)

Chơi cờ

Đọc sách (tất tần tật mọi thứ, từ Giono cho tới Boll và Kawabata, cả truyện thần tiên và các tập Harry Potter).

R & S: Chúng tôi, đại diện cho Hội Toán học Na Uy và Dan Mach, xin cám ơn giáo sư về cuộc phỏng vấn này.

Oslo, 7/2003.


Ghi chú:

Xin xem thêm thông tin tại

1. http://www.abelprise...49cd0763096cab7
2. http://www-groups.dc...ians/Serre.html

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi canh_dieu: 14-02-2005 - 07:52

<span style='color:blue'>Thu đi để lại lá vàng
Anh đi để lại cho nàng thằng ku</span>

#2
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Tớ nghĩ là đọc bằng tiếng Anh là việc rất cần thiết cho tất cả chúng ta- những người muốn làm khoa học hoặc tiếp thu kiến thức từ ngòai VN. Vì vậy không có lý do gì để phải dịch các bài giới thiệu, phỏng vấn .v.v. sang tiếng Việt. Nếu có cần dịch cái gì đó sang tiếng Việt, có lẽ chỉ là dịch những tác phẩm chuyên ngành.

Dưới đây là bài phỏng vấn khá thú vị với Jeans Pierre Serre- một nhà tóan học lớn của thế kỷ 20, sinh năm 1926, hiện vẫn đang còn sống. Serre là người trẻ nhất từng được giải Fields (năm 1954- khi 28 tuổi) và là người đầu tiên đựơc giải Abel mới đựơc Nauy chính thức đưa ra cách đây 2 năm.

An Interview With Jean-Pierre Serre
By C.T. Chong and Y.K. Leong
National University of Singapore

--------------------------------------------------------------------------------
Note: This article was first published in the June 1985 Issue of Mathematical Medley, a publication of the Singapore Mathematical Society.

Jean-Pierre Serre was born in 1926 in France. He studied mathematics at the Ecole Normale Superieure. In 1954, at the age of 28, he was awarded a Fields Medal by the International Mathematical Union, the highest recognition for achievement in mathematics. Two years later he was appointed Professor of Algebra and Geometry at the College de France, where for about 15 years he was the youngest professor. He visited the Department of Mathematics, National University of Singapore, from 2 to 15 February 1985. His visit was sponsored by the French-Singapore Academic Exchange Programme. While in Singapore, Professor Serre delivered two lectures on algebraic curves over finite fields and one lecture on the Ramanujan function. He also gave a two-hour seminar talk on Faltings' proof of the Mordell conjecture, and a Colloquium lecture entitled "Discriminant = b2 - 4ac" on class numbers of imaginary quadratic fields. On February 14, 1985, he gave an interview in which he discussed various aspects of his mathematical career and his views of mathematics. What follows is a transcript of this interview, edited by C.T. Chong and Y.K. Leong, and revised by J-P. Serre.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : What made you take up mathematics as your career?

A : I remember that I began to like mathematics when I was perhaps 7 or 8. In high school I used to do problems for more advanced classes. I was then in a boarding house in Nimes, staying with children older than I was, and they used to bully me. So to pacify them, I used to do their mathematics homework. It was as good a training as any.

My mother was a pharmacist (as was my father), and she liked mathematics. When she was a pharmacy student, at the University of Montpellier, she had taken a first-year course in calculus, just for fun, and passed the exam. And she had carefully kept her calculus books (by Fabry and Vogt, if I remember correctly). When I was 14 or 15, I used to look at these books, and study them. This is how I learned about derivatives, integrals, series and such (I did that in a purely formal manner - Euler's style so to speak : I did not like, and did not understand, epsilons and deltas.) At that time, I had no idea one could make a living by being a mathematician. It was only later I discovered one could get paid for doing mathematics! What I thought at first was that I would become a high school teacher: this looked natural to me. Then, when I was 19, I took the competition to enter the Ecole Normale Superieure, and I succeeded. Once I was at "I'Ecole", it became clear that it was not a high school teacher I wanted to be, but a research mathematician.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Did other subjects ever interest you, subjects like physics and chemistry?

A : Physics not much, but chemistry yes. As I said, my parents were pharmacists, so they had plenty of chemical products and test-tubes. I played with them a lot when I was about 15 or 16 besides doing mathematics. And I read my father's chemistry books (I still have one of them, a fascinating one, "Les Colloides" by Jacques Duclaux). However, when I learned more chemistry, I got disappointed by its almost mathematical aspect : there are long series of organic compounds like CH4, C2H6, etc, all looking more or less the same. I thought, if you have to have series, you might as well do mathematics! So, I quit chemistry - but not entirely : I ended up marrying a chemist.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Were you influenced by any school teacher in doing mathematics?

A : I had only one very good teacher. This was in my first year in high school (1943-1944), in Nimes. He was nicknamed "Le Barbu" : beards were rare at the time. He was very clear, and strict; he demanded that every formula and proof be written neatly. And he gave me a thorough training for the mathematics national competition called "Concours General", where I eventually got first prize.

Speaking of Concours General, I also tried my hand at the one in physics, the same year (1944). The problem we were asked to solve was based entirely on some physical law I was supposed to know, but did not. Fortunately, only one formula seemed to me possible for that law. I assumed it was correct, and managed to do the whole 6-hour problem on that basis. I even thought I would get a prize. Unfortunately, my formula was wrong, and I got nothing - as I deserved!


--------------------------------------------------------------------------------
Q : How important is inspiration in the discovery of theorems?

A : I don't know what "inspiration" really means. Theorems, and theories, come up in funny ways. Sometimes, you are just not satisfied with existing proofs, and you look for better ones, which can be applied in different situations. A typical example for me was when I worked on the Riemann-Roch theorem (circa 1953), which I viewed as an "Euler-Poincare" formula (I did not know then that Kodaira-Spencer had had the same idea.) My first objective was to prove it for algebraic curves - a case which was known for about a century! But I wanted a proof in a special style; and when I managed to find it, I remember it did not take me more than a minute or two to go from there to the 2-dimensional case (which had just been done by Kodaira). Six months later, the full result was established by Hirzebruch, and published in his well-known Habilitationsschrift.

Quite often, you don't really try to solve a specific question by a head-on attack. Rather you have some ideas in mind, which you feel should be useful, but you don't know exactly for what they are useful. So, you look around, and try to apply them. It's like having a bunch of keys, and trying them on several doors.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Have you ever had the experience where you found a problem to be impossible to solve, and then after putting it aside for some time, an idea suddenly occured leading to the solution?

A : Yes, of course this happens quite often. For instance, when I was working on homotopy groups (~1950), I convinced myself that, for a given space X, there should exist a fibre space E, with base X, which is contractible; such a space would indeed allow me (using Leray's methods) to do lots of computations on homotopy groups and Eilenberg-MacLane cohomology. But how to find it? It took me several weeks (a very long time, at the age I was then...) to realize that the space of "paths" on X had all the necessary properties - if only I dared call it a "fibre space", which I did. This was the starting point of the loop-space method in algebraic topology, many results followed quickly.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Do you usually work on only one problem at a time or several problems at the same time?

A : Mostly one problem at a time, but not always. And I work often at night (in half-sleep), where the fact that you don't have to write anything down gives to the mind a much greater concentration, and makes changing topics easier.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : In physics, there are a lot of discoveries which were made by accident, like X-rays, cosmic background radiation and so on. Did that happen to you in mathematics?

A : A genuine accident is rare. But sometimes you get a surprise because some argument you made for one purpose happens to solve a question in a different direction; however, one can hardly call this an "accident".


--------------------------------------------------------------------------------
Q : What are the central problems in algebraic geometry or number theory?

A : I can't answer that. You see, some mathematicians have clear and far-ranging "programs". For instance, Grothendieck had such a program for algebraic geometry; now Langlands has one for representation theory, in relation to modular forms and arithmetic. I never had such a program, not even a small size one. I just work on things which happen to interest me at the moment. (Presently, the topic which amuses me most is counting points on algebraic curves over finite fields. It is a kind of applied mathematics : you try to use any tool in algebraic geometry and number theory that you know of ... and you don't quite succeed!)


--------------------------------------------------------------------------------
Q : What would you consider to be the greatest developments in algebraic geometry or number theory within the past five years?

A : This is easier to answer. Faltings' proof of the Mordell conjecture, and of the Tate conjecture, is the first thing which comes to mind. I would also mention Gross-Zagier's work on the class number problem for quadratic fields (based on a previous theorem of Goldfeld), and Mazur-Wiles theorem on Iwasawa's theory, using modular curves. (The application of modular curves and modular functions to number theory are especially exciting : you use GL2 to study GL1, so to speak! There is clearly a lot more to come from that direction ... may be even a proof of the Riemann Hypothesis some day!)


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Some scientists have done fundamental work in one field and then quickly moved on to another field. You worked for three years in topology, then took up something else. How did this happen?

A : It was a continuous path, not a discrete change. In 1952, after my thesis on homotopy groups, I went to Princeton, where I lectured on it (and on its continuation : "C-theory"), and attended the celebrated Artin-Tate seminar on class field theory.

Then, I returned to Paris, where the Cartan seminar was discussing functions of several complex variables, and Stein manifolds. It turned out that the recent results of Cartan-Oka could be expressed much more efficiently (and proved in a simpler way) using cohomology and sheaves. This was quite exciting, and I worked for a short while on that topic, making applications of Cartan theory to Stein manifolds. However, a very interesting part of several complex variables is the study of projective varieties (as opposed to affine ones - which are somewhat pathological for a geometer); so, I began working on these complex projective varieties, using sheaves : that's how I came to the circle of ideas around Riemann-Roch, in 1953. But projective varieties are algebraic (Chow's theorem), and it is a bit unnatural to study these algebraic objects using analytic functions, which may well have lots of essential singularities. Clearly, rational functions should be enough - and indeed they are. This made me go (around 1954) into "abstract" algebraic geometry, over any algebraically closed field. But why assume the field is algebraically closed? Finite fields are more exciting, with Weil conjectures and such. And from there to number fields it is a natural enough transition ... This is more or less the path I followed.

Another direction of work came from my collaboration (and friendship) with Armand Borel. He told me about Lie groups, which he knows like nobody else. The connections of these groups with topology, algebraic geometry, number theory, ... are fascinating. Let me give you just one such example (of which I became aware about 1968) :

Consider the most obvious discrete subgroup of SL2®, namely G = SL2(Z). One can compute its "Euler-Poincare characteristic" X(G) which turns out to be -1/12 (it is not an integer: this is because G has torsion). Now -1/12 happens to be the value zeta(-1) of the Riemann's zeta-function at the point s=-1 (a result known already to Euler). And this is not a coincidence! It extends to any totally real number field K, and can be used to study the denominator of zetak(-1). (Better results can be obtained by using modular forms, as was found later.) Such questions are not group theory, nor topology, nor number theory : they are just mathematics.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : What are the prospects of achieving some unification of the diverse fields of mathematics?

A : I would say that this has been achieved already. I have given above a typical example where Lie groups, number theory, etc, come together, and cannot be separated from each other. Let me give you another such example (it would be easy to add many more) :

There is a beautiful theorem proved recently by S. Donaldson on four-dimensional compact differentiable manifolds. It states that the quadratic form (on H2) of such a manifold is severely restricted; if it is positive definite, it is a sum of squares. And the crux of the proof is to construct some auxiliary manifold (a "cobordism") as the set of solutions of some partial differential equation (non linear, of course)! This is a completely new application of analysis to differential topology. And what makes it even more remarkable is that, if the differentiability assumption is dropped, the situation becomes quite different : by a theorem of M. Freedman, the H2-quadratic form can then be almost anything.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : How does one keep up with the explosion in mathematical knowledge?

A : You don't really have to keep up. When you are interested in a specific question, you find that very little of what is being done has any relevance to you; and if something does have relevance, then you learn it much faster, since you have an application in mind. It is also a good habit to look regularly at Math. Reviews (especially the collected volumes on number theory, group theory, etc). And you learn a lot from your friends, too: it is easier to have a proof explained to you at the blackboard, than to read it.

A more serious problem is the one on the "big theorems" which are both very useful and too long to check (unless you spend on them a sizable part of your lifetime...). A typical example is the Feit-Thompson Theorem : groups of odd order are solvable. (Chevalley once tried to take this as the topic of a seminar, with the idea of giving a complete account of the proof. After two years, he had to give up.) What should one do with such theorems, if one has to use them? Accept them on faith? Probably. But it is not a very comfortable situation.

I am also uneasy with some topics, mainly in differential topology, where the author draws a complicated picture (in 2 dimensions), and asks you to accept it as a proof of something taking place in 5 dimensions or more. Only the experts can "see" whether such a proof is correct or not - if you can call this a proof.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : What do you think will be the impact of computers on the development of mathematics?

A : Computers have already done a lot of good in some parts of mathematics. In number theory, for instance, they are used in a variety of ways. First, of course, to suggest conjectures, or questions. But also to check general theorems on numerical examples - which helps a lot with finding possible mistakes.

They are also very useful when there is a large search to be made (for instance, if you have to check 106 or 107 cases). A notorious example is the proof of the Four-Colour Theorem. There is however a problem there, somewhat similar to the one with Feit-Thompson : such a proof cannot be checked by hand; you need a computer (and a very subtle program). This is not very comfortable either.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : How could we encourage young people to take up mathematics, especially in the schools?

A : I have a theory on this, which is that one should first discourage people from doing mathematics; there is no need for too many mathematicians. But, if after that, they still insist on doing mathematics, then one should indeed encourage them, and help them.

As for high school students, the main point is to make them understand that mathematics exists, that it is not dead (they have a tendency to believe that only physics, or biology, has open questions). The defect in the traditional way of teaching mathematics is that the teacher never mentions these questions. It is a pity. There are many such, for instance in number theory, that teenagers could very well understand : Fermat of course, but also Goldbach, and the existence of infinitely many primes of the form n2+1. And one should also feel free to state theorems without proving them (for instance Dirichlet's theorem on primes in arithmetic progression).


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Would you say that the development of mathematics in the past thirty years was faster than that in the previous thirty years?

A : I am not quite sure this is true. The style is different. In the 50's and 60's, the emphasis was quite often on general methods : distributions, cohomology and the like. These methods were very successful, but nowadays people work on more specific questions (often, some quite old ones: for instance the classification of algebraic curves in 3-dimensional projective spaces!). They apply the tools which were made before; this is quite nice. (And they also make new tools : microlocal analysis, supervarieties, intersection cohomology...).


--------------------------------------------------------------------------------
Q : In view of this explosion of mathematics, do you think that a beginning graduate student could absorb this large amount of mathematics in four, five or six years and begin original work immediately after that?

A : Why not? For a given problem you don't need to know that much, usually - and, besides, very simple ideas will often work.

Some theories get simplified. Some just drop out of sight. For instance, in 1949, I remember I was depressed because every issue of Annals of Mathematics would contain another paper on topology which was more difficult to understand than the previous ones. But nobody looks at these papers any more; they are forgotten (and deservedly so: I don't think they contained anything deep ...). Forgetting is a very healthy activity.

Still, it is true that some topics need much more training than some others, because of the heavy technique which is used. Algebraic geometry is such a case; and also representation theory.

Anyway, it is not obvious that one should say "I am going to work in algebraic geometry", or anything like that. For most people, it is better to just follow seminars, read things, and ask questions to oneself; and then learn the amount of theory which is needed for these questions.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : In other words, one should aim at a problem first and then learn whatever tools that are necessary for the problem?

A : Something like that. But since I know I cannot give good advice to myself, I should not give advice to others. I don't have a ready-made technique for working.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : You mentioned papers which have been forgotten. What percentage of the papers published do you think will survive?

A : A non-zero percentage, I believe. After all, we still read with pleasure papers by Hurwitz, or Eisenstein, or even Gauss.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Do you think that you will ever be interested in the history of mathematics?

A : I am already interested. But it is not easy; I do not have the linguistic ability in Latin or Greek, for instance. And I can see that it takes more time to write a paper on the history of mathematics than in mathematics itself. Still, history is very interesting; it puts things in the proper perspective.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Do you believe in the classification of finite simple groups?

A : More or less - and rather more than less. I would be amused if a new sporadic group were discovered, but I am afraid this will not happen.

More seriously, this classification theorem is a splendid thing. One may now check many properties by just going through the list of all groups (typical example : the classification of n-transitive groups, for n at least 4).


--------------------------------------------------------------------------------
Q : What do you think of life after the classification of finite simple groups?

A : You are alluding to the fact that some finite group theorists were demoralized by the classification; they said (or so I was told) "there will be nothing more to do after that". I find this ridiculous. Of course there would be plenty to do! First of course, simplifying the proof (that's what Gorenstein calls "revisionism"). But also finding applications to other parts of mathematics; for instance, there have been very curious discoveries relating the Griess-Fischer monster group to modular forms (the so-called "Moonshine").

It is just like asking whether Faltings' proof of the Mordell conjecture killed the theory of rational points on curves. No! It is merely a starting point. Many questions remain open.

(Still, it is true that sometimes a theory can be killed. A well-known example is Hilbert's fifth problem : to prove that every locally euclidean topological group is a Lie group. When I was a young topologist, that was the problem I really wanted to solve - but I could get nowhere. It was Gleason, and Montgomery-Zippin, who solved it, and their solution all but killed the problem. What else is there to find in this direction? I can think of one question : can the group of p-adic integers act effectively on a manifold? This seems quite hard - but a solution would have no application whatsoever, as far as I can see.)


--------------------------------------------------------------------------------
Q : But one would assume that most problems in mathematics are like these, namely that the problems themselves may be difficult and challenging, but after their solution they become useless. In fact there are very few problems like the Riemann Hypothesis where even before its solution, people already know many of its consequences.

A : Yes, the Riemann Hypothesis is a very nice case: it implies lots of things (including purely numerical inequalities, for instance on discriminants of number fields). But there are other such examples : Hironaka's desingularization theorem is one; and of course also the classification of finite simple groups we discussed before.

Sometimes it is the method used in the proof which has lots of applications : I am confident this will happen with Faltings. And sometimes, it is true, the problems are not meant to have applications; they are a kind of test on the existing theories; they force us to look further.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Do you still go back to problems in topology?

A : No. I have not kept track of the recent techniques, and I don't know the latest computations of the homotopy groups of spheres pin+k(Sn) (I guess people have already reached up to k=40 or 50. I used to know them up to k=10 or so.)

But I still use ideas from topology in a broad sense, such as cohomology, obstructions, Stiefel-Whitney classes, etc.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : What has been the influence of Bourbaki on mathematics?

A : A very good one. I know it is fashionable to blame Bourbaki for everything ("New Math" for instance), but this is unfair. Bourbaki is not responsible. People just misused his books; they were never meant for university teaching, even less high school teaching.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Maybe a warning sign should have been given?

A : Such a sign was indeed given by Bourbaki : it is the Seminaire Bourbaki. The seminaire is not at all formal like the books; it includes all sorts of mathematics, and even some physics. If you combine the seminaire and the books, you get a much more balanced view.


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Do you see a decreasing influence of Bourbaki on mathematics?

A : The influence is different from what it was. Forty years ago, Bourbaki had a point to make; he had to prove that an organized and systematic account of mathematics was possible. Now the point is made and Bourbaki has won. As a consequence, his books now have only technical interest; the question is just whether they give a good exposition of the topic they are on. Sometimes they do (the one on "root systems" has become standard reference in the field); sometimes they don't (I won't give an example : it is too much a matter of taste).


--------------------------------------------------------------------------------
Q : Speaking of taste, can you say what kind of style (for books, or papers), you like most?

A : Precision combined with informality! That is the ideal, just as it is for lectures. You find this happy blend in authors like Atiyah or Milnor, and a few others. But it is hard to achieve. For instance, I find many of the French (myself included) a bit too formal, and some of the Russians a bit too imprecise...

A further point I want to make is that papers should include more side remarks, open questions, and such. Very often, these are more interesting than the theorems actually proved. Alas, most people are afraid to admit that they don't know the answer to some question, and as a consequence they refrain from mentioning the question, even if it is a very natural one. What a pity! As for myself, I enjoy saying "I do not know".

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 26-07-2011 - 00:13

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#3
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết

Tớ nghĩ là đọc bằng tiếng Anh là việc rất cần thiết cho tất cả chúng ta- những người muốn làm khoa học hoặc tiếp thu kiến thức từ ngòai VN. Vì vậy không có lý do gì để phải dịch các bài giới thiệu, phỏng vấn .v.v. sang tiếng Việt. Nếu có cần dịch cái gì đó sang tiếng Việt, có lẽ chỉ là dịch những tác phẩm chuyên ngành.

Không hoàn toàn đồng ý với bác Poly vì ở đây ko phải ai cũng đọc được 1 bài viết dài thế. Nếu tiếng Anh còn kém, thì việc vừa đọc vừa tra từ điển (từ mới) thì khi đọc xong chắc chả nhớ được mình vừa đọc cái gì :) ;) Hơn nữa, một lý do khác rất quan trọng là học sinh (SV) ở VN ko có nhiều thời gian online nên chắc chắn họ sẽ không mất thời gian vào việc này.
Chính vì thế, việc dịch một bài viết hay (hình thức là gì đi nữa) là một việc làm cần thiết, như thế nó sẽ hướng được đến với nhiều người đọc hơn; còn những ai muồn đọc bằng nguyên bản, có thể tìm đọc theo links.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#4
cobenhanhnhau

cobenhanhnhau

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Mình ko phủ nhậnviêcđọc bằng tiếng anh là cần thiết nhưng bài phỏng vấn (bằng tiếng việt) này đã có trên diễn đàn bạn làm thế liệu có là hơi thừa ko?
MÌnh hoàn toàn ủng hộ ý kiến của bác Ngọc Sơn vì đẻ ngồi đọc một bài phỏng vấn chưa được dịch và một bài phỏng vấn đã được dịch thìai cũng muốn đọc bài được dich rồi hơn.

#5
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Quan điểm của mình là : để học hỏi đựơc văn minh phương Tây triệt để nhất- đừng bao giờ trông đợi vào sách người khác dịch cho mình- thứ nhất là vừa ít người làm việc này thứ nhì là sách dịch thường là sai! Ví dụ người Đức đọc Karl Marx nguyên bản mòn cả sách còn chưa hiểu, thì đọc mấy cuốn người ta dịch Marx ra tiếng Tàu rồi được người Việt xào từ tiếng Tàu sang tiếng Việt ích gì? Nếu không nói là sai rất nhiều. Mà sai một ly đi một dặm. Đó là những sách quan trọng, nên người ta mới bỏ thời gian công sức ra dịch. Chứ những thứ phỏng vấn, giới thiệu thuần túy tin tức như bài mình gửi trên mà có người cũng bỏ thời gian ra dịch thì còn thời gian đâu để làm những việc khác? :)

Nếu không ngại đọc tiếng Anh, mình đảm bảo sau 6 tháng tất cả các bạn sẽ đọc được tất cả mọi thứ bằng tiếng Anh mà chả thấy khó chịu gì nữa. Khi ấy, chân trời kiến thức mới rộng mở đối với các bạn, nhất là nhờ đóng góp to lớn của Google. Cứ nhìn ngay trong box này thì rõ: chỉ có lèo tèo vài bài giới thiệu vài ông trong lịch sử tóan. Nhưng nếu biết tiếng Việt- các bạn có thể biết về bất cứ ông nào, thông qua tiếng Anh và Google. ;)

Chúng ta cứ nói đến yêu nước, phát triển VN, học hỏi các nước tư bản giàu mạnh làm gì trong khi việc đầu tiên cần làm để có thể học đựơc văn hóa Tây chính là ngoại ngữ thì ngay cả thanh niên cũng ngại học.







-------------------------


Bản thân mình cho tới tận hôm nay cũng có thể coi như chưa bao giờ học tiếng Anh thật sự! Mãi đến trước khi thi tốt nghiệp lớp 12 độ 3-4 tháng, mình mới bắt đầu học tiếng Anh thông qua việc mua cuốn Grammatic in use của Murphy về tự học ngữ pháp và thi tốt nghiệp (thi xong quên luôn!). Chuyện nghe có vẻ không tin được nhưng đó là sự thật. Mình học tiếng Anh từ lớp 6, nhưng lười đến mức ngòai từ "hello, monday, yes, no" ra có thể coi như mình không biết từ nào khác, chứ không nói gì đến ngữ pháp, phát âm, nghe hiểu v.v.

Ở đây mình học bằng tiếng Đức hòan tòan. Đến khi học một khóa tóan bằng tiếng Anh năm ngóai, mình vào nghe chả hiểu gì cả. Nhưng muốn học quá nên cứ ngồi nghe. 3 buổi cũng bắt đầu hiểu. Giáo trình tiếng Anh tòan bộ, đọc 3 lần không hiểu nên đọc 5-7 lần. Mãi cũng hiểu. Mình không thích các lọai từ điển, nên không bao giờ tra. Cứ đọc mãi quen cũng thành hiểu ý người ta nói gì. Rồi nhiều khi buộc phải lên mạng tra cứu khái niệm, tài liệu, chả có cách nào khác mình phải đọc tiếng Anh. Muốn tìm hiểu nhân vật này kia, mình cũng phải đọc tiếng Anh. Xin nhắc lại là mình hầu như không tra từ điển, hãn hữu lắm với những câu quan trọng mà mình muốn hiểu rõ mình mới tra. Dần dần đến giờ mình đọc các bài phỏng vấn hay giới thiệu như trên khá nhanh, cũng không cảm thấy ngại đọc nữa.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Polytopie: 03-03-2005 - 17:54

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#6
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
cobenhanhnhau đúng là cô bé nhanh nhẩu :). Bài này không phải bài đã được dịch nhân dịp Serre được giải Abel năm 2003 mà có bạn đã dịch ra và đăng lên. Bài tớ gửi lên là bài phỏng vấn năm 1985.

Bác Ngocson52: việc không online đựơc lâu là việc không nên nói tới. Để đọc đựơc offline, chỉ cần copy cái text là xong. Ai thích đọc được offline mà vẫn giữ nguyên font html, thì chỉ cần ấn Save là xong. Sau đó mở thư mục mình đã save bài vào, click, và đọc được ở form html đúng như trên internet.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Polytopie: 03-03-2005 - 17:59

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#7
NangLuong

NangLuong

    Thành viên Diễn đàn Toán.

  • Hiệp sỹ
  • 2488 Bài viết

Mình ko phủ nhậnviêcđọc bằng tiếng anh là cần thiết nhưng bài phỏng vấn (bằng tiếng việt) này đã có trên diễn đàn bạn làm thế liệu có là hơi thừa ko?

Bạn hơi nhầm rồi đấy, bài phỏng vấn tiếng Việt và bài này là 2 bài phỏng vấn hoàn toàn khác nhau.

Tất nhiên có một điểm phải đồng ý đó là nếu dịch được ra tiếng Việt thì sẽ dễ đọc hơn và phổ biến được rộng rãi hơn cho người đọc. Tuy nhiên rất có thể chính người đọc bài này không có thời gian hoặc dịp nào để dịch, nhưng vẫn thấy tâm huyết và muốn đưa lên diễn đàn. Điều ấy không thừa tí nào cả.

Nên chăng, nếu anh Polytpie không có thời gian dịch thì có thể điểm qua vài nét chính mà bản thân anh thấy là quan trọng, kiểu như cái mở bài khoảng 7,8 dòng chẳng hạn, để nếu người đọc thấy thích thú thì có thể đọc nguyên bản. Em cũng hay làm như thế, nhiều khi em thấy có những cái rất hay trên web phù hợp với diễn đàn nhưng quá dài em không dịch được vì vậy em chỉ dịch qua phần mở đầu 5,6 dòng sau đó để lại link hoặc copy nguyên văn cho những người muốn tìm hiểu sâu hơn.

Đấy là ý kiến của mình.

#8
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Mình còn định đưa một bài giới thiệu tiểu sử A. Grothendieck dài cỡ 30 trang bằng tiếng Anh lên nhưng có vẻ các bạn lừơi đọc tiếng Anh thì thôi. Bản thân mình để đọc hết bài này cũng phải mất tới vài tiếng. Nhưng nói chung cái gì cũng có giá của nó cả.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#9
RongChoi

RongChoi

    Thượng sĩ

  • Founder
  • 215 Bài viết
Polytopie cu dua bai tieng Anh dai 30 trang len di. Noi chung theo y minh la ai da biet tieng Anh nen doc nhung bai ban goc bang tieng Anh (tat nhien ko nen doc bai phong van Ngo Bao Chau dich sang tieng ANh chang han :) ), ai chua biet tieng Anh nen doc tieng Anh de biet tieng Anh, ai biet tieng Anh va tot bung thi dich bai tu tieng Anh sang tieng Viet de pho bien rong rai cho nhung ai dieu kien phat trien tieng Anh khong theo kip long ham say kham pha the gioi.
Trong moi truong hop thi viec Polytopie dua cang nhieu bai hay len day cang tot Truyen dich, ai dich, ai thich dich, ai thich doc dich, ai thich binh luan co le la viec ban sau khi ban tieng Anh da duoc dua len ...

#10
BadMan

BadMan

    Người quản trị

  • Founder
  • 1369 Bài viết
Đúng ra chúng ta tập trung/focus vào bài phỏng vấn mà Poly đưa ra thì cuối cùng lại bàn đến vấn đề tiếng Anh-tiếng Việt. Mình đồng ý với Poly về vấn đề này, "tâm sự" của Poly cũng là một kinh nghiệm cho nhiều người, những người bước đầu đọc tài liệu trình bày bằng ngoại ngữ.

Đúng là nhìn cả bày phỏng vấn dài thế này, nhiều người sẽ ngại khi đọc nó, ngay cả tiếng Việt mà thấy dài dài thì cũng bỏ qua nữa là tiếng Anh. Tuy nhiên có một kinh nghiệm trao đổi khi vấn đề được trình bày bằng tiếng nước ngoài (mà chúng ta vẫn thường gặp là English) là thế này: Bài viết bằng tiếng Anh, người đưa ra bài viết nên giới thiệu 1 chút về nội dung chính hoặc vài điểm lưu ý, ... Người theo giỏi có thể đọc hết hoặc 1 phần nhưng cố gắng để lại ý kiến của mình, cũng có thể quote vài dòng và cho rằng thích/không thích chỗ này chỗ kia, ... việc làm này kích thích người khác xem bằng cách rê chuột lên/xuống tìm cho ra đoạn quote, sau đó phải đọc lên phía trên hay xuống phía dưới vài dòng, mở rộng xung quanh quote đó để hiểu vì sao người khác nói như thế? Tóm lại với những nội dung được trình bày bằng tiếng nước ngoài thì mọi người phải chịu khó trao đổi thì dần dần sẽ rèn luyện được. Đây cũng là 1 cách tích lũy ngoại ngữ tốt, mình ủng hộ là vì thế.
Cơm, áo, gạo, tiền
Bút, nghiên, sách, vở




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh