Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chọn HSG Tiền Giang năm học 2011-2012 Vòng 2


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

ĐỀ THI CHỌN HSG TIỀN GIANG NĂM 2011-2012 VÒNG 2

Câu 1. Tìm tổng các nghiệm thuộc đoạn $[2;40]$ của phương trình

$$2\cos^2x+\cot^2x=\dfrac{\sin^3x+1}{\sin^2x}.$$

Câu 2.

  • Giải hệ phương trình
    $$\begin{cases} (1+4^{2x-y})5^{1-2x+y}=1+2^{2x-y+1}\\ y^3+4x+1+\ln(y^2+2x)=0.\end{cases}$$
  • Giải phương trình
    $$3x^2+1+\log_{2011}\dfrac{4x^2+2}{x^6+x^2+1}=x^6$$

Câu 3.
  • Chứng minh rằng $$\sin 18^{\circ}=\dfrac{\sqrt{5}-1}{4}.$$
  • Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số
    $$f(x)=(32x^5-40x^3+10x-1)^{2012}+(16x^3-12x+\sqrt{5}-1)^{2010}$$
  • Cho dãy số $(u_n)$ xác định bởi $u_0>0$
    $$u_{n+1}=\dfrac{2+\sqrt{2u_n^2+4u_n+4}}{u_n}$$
    với $n=1,2,3,\ldots$. Chứng minh rằng dãy $(u_n)$ có giới hạn và tìm giới hạn đó.

Câu 4. Cho hai đường tròn $(O)$ và $(O')$ cắt nhau tại $A$ và $B$. Trên tia đối $Ax$ của tia $AB$ lấy điểm $M$. Từ $M$ kẻ hai tiếp tuyến $MC$ và $MD$ ($C,D$ là các tiếp điểm và $D$ nằm trong $(O)$). Đường thẳng $AC$ cắt $(O)$ tại $P$ và đường thẳng $AD$ cắt $(O)$ tại $Q$. Chứng minh rằng $PQ$ luôn đi qua một điểm cố định.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Quang Toàn: 16-11-2011 - 20:25

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Câu 1. Tìm tổng các nghiệm thuộc đoạn $[2;40]$ của phương trình

$$2\cos^2x+\cot^2x=\dfrac{\sin^3x+1}{\sin^2x}.$$

Tương tự bài ở đây (bài 1)
http://diendantoanho...showtopic=62550

#3
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Câu 2.

  • Giải hệ phương trình
    $$\begin{cases} (1+4^{2x-y})5^{1-2x+y}=1+2^{2x-y+1}\\ y^3+4x+1+\ln(y^2+2x)=0.\end{cases}$$

Hướng dẫn:
Từ phương trình thứ nhất, đặt $t=2x-y$ và xét hàm số $f\left( t \right) = \left( {1 + {4^t}} \right){5^{1 - t}} - {2^{t + 1}} - 1 \Rightarrow t = 1$
Sau đó thế vào phương trình thứ hai và xét hàm $f\left( y \right)$.
Nghiệm của hệ đã cho là $\boxed{\left( {x,y} \right) = \left( {0, - 1} \right)}$.

#4
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Câu 2.

2. Giải phương trình
$$3x^2+1+\log_{2011}\dfrac{4x^2+2}{x^6+x^2+1}=x^6$$

Phương trình đã cho tương đương với: $${\log _{2011}}\dfrac{{4{x^2} + 2}}{{{x^6} + {x^2} + 1}} = {x^6} - 3{x^2} - 1$$
$$ \Leftrightarrow {\log _{2011}}\left( {4{x^2} + 2} \right) - {\log _{2011}}\left( {{x^6} + {x^2} + 1} \right) = \left( {{x^6} + {x^2} + 1} \right) - \left( {4{x^2} + 2} \right)$$
$$ \Leftrightarrow {\log _{2011}}\left( {4{x^2} + 2} \right) + \left( {4{x^2} + 2} \right) = {\log _{2011}}\left( {{x^6} + {x^2} + 1} \right) + \left( {{x^6} + {x^2} + 1} \right)$$
Xét hàm số: $f\left( t \right) = {\log _{2011}}t + t,\,\,t > 0 \Rightarrow f'\left( t \right) = \dfrac{1}{{t\ln 2011}} + 1 > 0 \Rightarrow $ hàm $f$ đơn điệu tăng.
Khi đó: $$f\left( {4{x^2} + 2} \right) = f\left( {{x^6} + {x^2} + 1} \right) \Leftrightarrow 4{x^2} + 2 = {x^6} + {x^2} + 1 \Leftrightarrow {x^6} - 3{x^2} - 1 = 0$$
$$ \Leftrightarrow {u^3} - 3u - 1 = 0,\,\,\,u = {x^2} \geqslant 0$$
Phương trình chỉ có nghiệm trong khoảng $\left( {0,2} \right)$. Đặt $u = 2\cos t,\,\,0 < t < \dfrac{\pi }{2} \Rightarrow c{\text{os}}3t = \dfrac{1}{2}$
Từ đó suy ra nghiệm của phương trình là $\boxed{x = \pm \sqrt {2\cos \dfrac{\pi }{9}} }$.

#5
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Câu 3.
1. Chứng minh rằng $$\sin 18^{\circ}=\dfrac{\sqrt{5}-1}{4}.$$

Ta thấy: nếu $x = {{{18}^0}}$ thì $c{\text{os}}3x = \sin 2x$
$$ \Leftrightarrow c{\text{os}}2x\cos x - \sin 2x\sin x = 2\sin x\cos x$$
$$ \Leftrightarrow c{\text{os}}2x\cos x - 2{\sin ^2}x\cos x = 2\sin x\cos x$$
$$ \Leftrightarrow c{\text{os}}2x - 2{\sin ^2}x = 2\sin x \Leftrightarrow 1 - 2{\sin ^2}x - 2{\sin ^2}x = 2\sin x$$
$$ \Leftrightarrow 4{\sin ^2}x + 2\sin x - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}
\sin x = \dfrac{{\sqrt 5 - 1}}{4} \\
\sin x = - \dfrac{{\sqrt 5 + 1}}{4}\,\,\,\left( L \right) \\
\end{gathered} \right.$$
Vậy $\boxed{\sin {{18}^0} = \dfrac{{\sqrt 5 - 1}}{4}}$.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh