Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm max của IM+IN với I chuyển động trên MN là một cung của đtròn.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
cool hunter

cool hunter

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 544 Bài viết
Xét 1 điểm I chuyển động trên cung MN của 1 đuờng tròn. C/m : IM + IN lớn nhất khi I ≡ K là điểm chính giữa cung MN.

MoD: Đề nghị bạn hãy đặt tiêu đề là mệnh lệnh bài toán.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 01-12-2011 - 15:01

Thà đừng yêu để giữ mình trong trắng

Lỡ yêu rôì nhất quyết phải thành công

                                                                 


#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5019 Bài viết
Trên tia đối tia IM, lấy P sao cho IP=IN nên $\vartriangle PIN$ cân tại I.
$\Rightarrow \angle IPN=\dfrac{180^o-\angle PIN}{2}=\dfrac{\angle MIN}{2}$
Suy ra, P thuộc cung chứa góc $\dfrac{1}{2}\angle MIN$ dựng trên đoạn MN cùng phía với I so với MN.
Gọi O là tâm của cung này. Vẽ đường kính MH qua O.
Ta có:
$IM+IN=IM+IP=MP \leq MH$
Đẳng thức xảy ra khi MP là đường kính của (O). Dễ thấy khi đó, MP đi qua trung điểm K của cung MN hay I trùng với K.
-------------------------------------------------
C.X.H: Em sửa cái tên điểm lại vì điểm K bị lặp 2 lần :icon10:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 04-12-2011 - 08:13

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
Đoàn Quốc Việt

Đoàn Quốc Việt

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

Trên tia đối tia IM, lấy P sao cho IP=IN nên $\vartriangle PIN$ cân tại I.
$\Rightarrow \angle IPN=\dfrac{180^o-\angle PIN}{2}=\dfrac{\angle MIN}{2}$
Suy ra, P thuộc cung chứa góc $\dfrac{1}{2}\angle MIN$ dựng trên đoạn MN cùng phía với I so với MN.
Gọi O là tâm của cung này. Vẽ đường kính MK qua O.
Ta có:
$IM+IN=IM+IP=MP \leq MK$
Đẳng thức xảy ra khi MP là đường kính của (O). Dễ thấy khi đó, MP đi qua trung điểm I của cung MN,


Bạn giải thích chỗ này xem nào: $IM+IN=IM+IP=MP \leq MK$
Không cần chữ kí.

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5019 Bài viết

Bạn giải thích chỗ này xem nào: $IM+IN=IM+IP=MP \leq MK$

MP là một dây di động của đường tròn (O). Nên MP đạt GTLN khi nó là đường kính. (đây là một kiến thức trong SGK mà bạn)
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
Đoàn Quốc Việt

Đoàn Quốc Việt

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

Trên tia đối tia IM, lấy P sao cho IP=IN nên $\vartriangle PIN$ cân tại I.
$\Rightarrow \angle IPN=\dfrac{180^o-\angle PIN}{2}=\dfrac{\angle MIN}{2}$
Suy ra, P thuộc cung chứa góc $\dfrac{1}{2}\angle MIN$ dựng trên đoạn MN cùng phía với I so với MN.
Gọi O là tâm của cung này. Vẽ đường kính MK qua O.
Ta có:
$IM+IN=IM+IP=MP \leq MK$
Đẳng thức xảy ra khi MP là đường kính của (O). Dễ thấy khi đó, MP đi qua trung điểm I của cung MN,


Xem lại đi, $MP$ đâu phải là dây của đường tròn $(O)$ ??? Bài này $M, N$ là các điểm cố định cơ mà, Lời giải trên sai rồi.
Không cần chữ kí.

#6
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết

Xem lại đi, $MP$ đâu phải là dây của đường tròn $(O)$ ??? Bài này $M, N$ là các điểm cố định cơ mà, Lời giải trên sai rồi.

@Đoàn Quốc Việt: Bạn nên coi lại đi. (O) là một đường vẽ thêm đó bạn còn đường tròn ban đầu đâu có tên đâu.
@anh Hân: Em thấy K chính là O mà anh nhưng em chưa chứng minh ra

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#7
Đoàn Quốc Việt

Đoàn Quốc Việt

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

@Đoàn Quốc Việt: Bạn nên coi lại đi. (O) là một đường vẽ thêm đó bạn còn đường tròn ban đầu đâu có tên đâu.
@anh Hân: Em thấy K chính là O mà anh nhưng em chưa chứng minh ra


Ok. tưởng bạn đặt $O$ là tâm đường tròn qua $M, I, N$.

Hình đã gửi

Đặt $\widehat{MO'N}=\alpha$ không đổi.
Gọi $O$ là điểm chính giữa cung MN khi đó thì: $\widehat{MON}=180^0 -\frac{\alpha }{2}= 2 \widehat{IPN}$và OM=ON Suy ra $O$ là tâm của cung tròn $MPN$
Không cần chữ kí.

#8
cool hunter

cool hunter

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 544 Bài viết
theo đề bài e đưa ra thì M,N cố định zùi=> dây MN ko đổi. E xem đuợc lời giải như sau nhưng ko hiếu, mong mọi ngưòi chỉ dùm:
Giả sử điểm I khác K. Trên tia đối của tia IM lấy điểm P sao cho: IP =IN, do đó MP =IM +IN.
Vì K là điểm chính giữa cung MN => KM =KN & ΔKIN =∆KIP, nên KP =KN
Từ đó KM + KN = KM +KP ≥ MP = IM +IN => đpcm
*E ko c/m đc : ΔKIN =∆KIP, mong mọi người c/m hộ

Thà đừng yêu để giữ mình trong trắng

Lỡ yêu rôì nhất quyết phải thành công

                                                                 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh