Đến nội dung

Hình ảnh

Tính giới hạn $\lim_{x \to +\infty }(sin\sqrt{x+1}-sin\sqrt{x})$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
tranthiennhan

tranthiennhan

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
$\lim_{x \to +\infty }(sin\sqrt{x+1}-sin\sqrt{x})$

Giúp em thêm bài này nữa nha:
$\lim_{x \to 0 }\dfrac{ln(cos3x)}{ln(cos5x)}$

Cảm ơn mấy bạn, anh chị nhiều. CHÚC MỘT NĂM MỚI VUI VẺ!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tranthiennhan: 02-01-2012 - 20:02


#2
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

$\lim_{x \to +\infty }(sin\sqrt{x+1}-sin\sqrt{x})$

Giúp em thêm bài này nữa nha:
$\lim_{x \to 0 }\dfrac{ln(cos3x)}{ln(cos5x)}$

Cảm ơn mấy bạn, anh chị nhiều. CHÚC MỘT NĂM MỚI VUI VẺ!


Bài 1: $\lim_{x \to +\infty }(sin\sqrt{x+1}-sin\sqrt{x})$

Dùng công thức biến đổi tổng thành tích, ta có:
$$\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {sin\sqrt {x + 1} - sin\sqrt x } \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left[ {2\cos \left( {\dfrac{{\sqrt {x + 1} + \sqrt x }}{2}} \right)\sin \left( {\dfrac{{\sqrt {x + 1} - \sqrt x }}{2}} \right)} \right]$$
Lại có: $\cos \left( {\dfrac{{\sqrt {x + 1} + \sqrt x }}{2}} \right)$ là một hàm bị chặn và $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \sin \left( {\dfrac{{\sqrt {x + 1} - \sqrt x }}{2}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \sin \left( {\dfrac{1}{{2\left( {\sqrt {x + 1} + \sqrt x } \right)}}} \right) = 0$

Do đó: $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {sin\sqrt {x + 1} - sin\sqrt x } \right) = \boxed0$
-------------------------------------------------------------------------------------------
Bài 2: $\lim_{x \to 0 }\dfrac{ln(cos3x)}{ln(cos5x)}$

Ta có: $$\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\ln \left( {\cos 3x} \right)}}{{\ln \left( {\cos 5x} \right)}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\left( {\cos 3x - 1} \right)\ln {{\left( {1 + \cos 3x - 1} \right)}^{\dfrac{1}{{\cos 3x - 1}}}}}}{{\left( {\cos 5x - 1} \right)\ln {{\left( {1 + \cos 5x - 1} \right)}^{\dfrac{1}{{\cos 5x - 1}}}}}}$$
$$ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{ - 2{{\sin }^2}\dfrac{{3x}}{2}}}{{ - 2{{\sin }^2}\dfrac{{5x}}{2}}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{{{\sin }^2}\dfrac{{3x}}{2}}}{{{{\left( {\dfrac{{3x}}{2}} \right)}^2}}}.\dfrac{{{{\left( {\dfrac{{5x}}{2}} \right)}^2}}}{{{{\sin }^2}\dfrac{{5x}}{2}}}.\dfrac{9}{{25}} = \dfrac{9}{{25}}$$
Vậy $\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\ln \left( {\cos 3x} \right)}}{{\ln \left( {\cos 5x} \right)}} = \boxed{\dfrac{9}{{25}}}$
--------------------------------------------------------------------------------------------
Đây là bài toán tổng quát cho bài 2:

Bài toán: Cho $a,b\in \mathbb{R}$. Tính $$\lim_{x\rightarrow 0}\dfrac{ln\left ( cosax \right )}{ln\left ( cosbx \right )}$$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi xusinst: 02-01-2012 - 20:19


#3
tranthiennhan

tranthiennhan

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
Khỏi giúp em bài 2, bài 2 em giải ra rồi. Thanks anh(chị) nhiều!

#4
tranthiennhan

tranthiennhan

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
À, anh giải thích giúp em chỗ hàm bị chặn tí được k? Em gặp rất nhiều bài giải thế nhưng em không hiểu lắm

#5
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

À, anh giải thích giúp em chỗ hàm bị chặn tí được k? Em gặp rất nhiều bài giải thế nhưng em không hiểu lắm


Điều này đơn giản thôi bạn à. Ta luôn có $ - 1 \leqslant \cos \alpha \leqslant 1$ nên hàm $y = \cos \alpha $ bị chặn.

#6
tranthiennhan

tranthiennhan

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết

Điều này đơn giản thôi bạn à. Ta luôn có $ - 1 \leqslant \cos \alpha \leqslant 1$ nên hàm $y = \cos \alpha $ bị chặn.


Còn sin thì mình cũng nói vậy hả a? Mình nói bị chặn để loại trường hợp 0*vô cực đúng k a?

#7
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Còn sin thì mình cũng nói vậy hả a? Mình nói bị chặn để loại trường hợp 0*vô cực đúng k a?


Đúng thế bạn à. Đánh giá này dựa vào tính chất của giới han hàm số: Tích của một hàm bị chặn với một vô cùng bé $(lim=0)$ là một vô cùng bé.

#8
tranthiennhan

tranthiennhan

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
Đây là thắc mắc cuối cùng của vcb, xin cảm phiền nhờ anh giải thích chút!

Xin anh giải thích dùm em vì sao những trường hợp đó lại bị kể là sai? vì em thấy nó thay thế đúng vcb mà!

Cảm ơn anh rất nhiều!

File gửi kèm



#9
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Đây là thắc mắc cuối cùng của vcb, xin cảm phiền nhờ anh giải thích chút!

Xin anh giải thích dùm em vì sao những trường hợp đó lại bị kể là sai? vì em thấy nó thay thế đúng vcb mà!

Cảm ơn anh rất nhiều!


Mình xin giải đáp thế này:

Trong biểu thức có tổng (hiệu) của các hạng tử có thể thay VCB của nó thì không phải lúc nào cũng thay thế được. Chỉ có tích hoặc thương thì ta mới dám thay mà không sợ sai.

Ví dụ câu 1: $\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\tan x - \sin x}}{{{x^3}}}$. Trong biểu thức lấy giới hạn có chứa hiệu của $\tan x - \sin x$ nên không thể thay VCB.

Câu 5: $\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\tan x - \sin x}}{{{{\sin }^3}x}}$. Trong biểu thức là thương nên có thể thay VBC của ${\sin ^3}x \sim {x^3},x \to 0$

#10
tranthiennhan

tranthiennhan

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết

Trong biểu thức có tổng (hiệu) của các hạng tử có thể thay VCB của nó thì không phải lúc nào cũng thay thế được. Chỉ có tích hoặc thương thì ta mới dám thay mà không sợ sai.

Ví dụ câu 1: $\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\tan x - \sin x}}{{{x^3}}}$. Trong biểu thức lấy giới hạn có chứa hiệu của $\tan x - \sin x$ nên không thể thay VCB.


Vậy có cách nào mình biết khi nào có thể thay vcb trong hiệu được k anh? Vì sao chúng ta lại k thể thay thể được tổng(hiệu) trong một số trường hợp!

Nếu mà có tổng hiệu, mà mình thay đổi cả 2 cái luôn bằng vcb thì được phải k a? tại e thấy câu 4 nó thay thế hết thì lại đúng, còn câu 1,2 thay lẻ tẻ từng cái thì sai!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tranthiennhan: 02-01-2012 - 20:58





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh