Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi vào 10 chuyên Biên Hoà Hà Nam


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Lnmn179

Lnmn179

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

thời gian 150 phút

Môn TOÁN chuyên

Bài 1: Cho biểu thức:
M = $(\frac{1+\sqrt{3}}{\sqrt{3b}(a-b)} + \frac{a+b\sqrt{3}}{b\sqrt{3a}(a-b)})\cdot (\frac{\sqrt{a^{3}b}-\sqrt{ab^{3}}}{\sqrt{a}+\sqrt{b}})$
1. Tìm điều kiện của a,b để M xác định và rút gọn M.
2. Tính giá trị của M khi a = $\sqrt{5}-2$, b = $\frac{2}{3}+\frac{\sqrt{5}}{3}$
Bài 2:Cho phương trình $x^{4}-2(m^{2}+3)x^{2}+m^{4}+5 =0$ (m là thamsố)
1. Chứng minh rằng phương trình có 4 nghiệm phân biệt $x_{1},x_{2},x_{3},x_{4}$với mọi m thuộc $\mathbb{R}$
2. Xác định m để $2x_{1}x_{2}x_{3}x_{4}$ - ($x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{3}^{2}+x_{4}^{2}$) = 28
Bài 3: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
$x^{3}-x^{2}y+3x-2y-5=0$
Bài 4: Cho tam giác đều ABC nội tiếp trong đường tròn (O). Một đường thẳng (d) thay đổi đi qua A, cắt (O) tại điểm thứ hai là E, cắt tiếp tuyến kẻ từ B và C của đường tròn (O) lần lượt tại M và N sao cho A,M,N nằm về 1 nửa mặt phẳng bờ BC. Gọi giao điểm thứ 2 của đường thẳng MC và BN là F. CMR:
1. $\Delta MBA$ đồng dạng với $\Delta ACN$ và tích MB$\cdot$CN không đổi.
2. BMEF là tứ giác nội tiếp.
3. Đường thẳng EF luôn đi qua 1 điểm cố định khi (d) thay đổi.
Bài 5:
Cho 4 số thực a,b,c,d thoả mãn ad-bc=$\sqrt{3}$
CMR: $a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}+ac+bd \geq 3$
Dấu đẳng thức xảy ra khi nào ?

( Thi ngày 24/6 nhưng máy mình hỏng nên hôm nay mới post đc)




Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lnmn179: 25-06-2012 - 17:04

Hình đã gửi


#2
ducthinh26032011

ducthinh26032011

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

thời gian 150 phút

Môn TOÁN chuyên


Bài 5:
Cho 4 số thực a,b,c,d thoả mãn ad-bc=$\sqrt{3}$
CMR: $a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}+ac+bd \geq 3$
Dấu đẳng thức xảy ra khi nào ?

( Thi ngày 24/6 nhưng máy mình hỏng nên hôm nay mới post đc)



Ta có:$(ad-bc)^{2}+(ac+bd)^{2}=(a^{2}+b^{2})(c^{2}+d^{2})$
$\Leftrightarrow 3+(ac+bd)^{2}=(a^{2}+b^{2})(c^{2}+d^{2})$
$a^{2}+b^{2}+c^{2}+d^{2}\geq 2\sqrt{(a^{2}+b^{2})(c^{2}+d^{2})}=2\sqrt{3+(ac+bd)^{2}}$
Vậy $VT=2\sqrt{3+(ac+bd)^{2}}+ac+bd$
Đặt $ac+bd=x$
$-x\leq \left | x \right |=\sqrt{x^{2}}< 2\sqrt{3+x^{2}}$
Suy ra $VT> 0$
$VT^{2}=4(3+x^{2})+4x\sqrt{3+x^{2}}+x^{2}=4x^{2}+4x\sqrt{3+x^{2}}+3+x^{2}+9=(2x+\sqrt{3+x^{2}})^{2}+9\geq 9$
$\Rightarrow VT\geq 3$
P/s:Các bạn tìm hộ mình dấu "=" xảy ra khi nào nhé.

Hình đã gửi


#3
ducthinh26032011

ducthinh26032011

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết
1)a)Điều kiện $ a#b#0$
Bạn tự tính nhé,kết quả:$M=\frac{\sqrt{a}+\sqrt{3b}}{\sqrt{3b}}$ (k chắc đúng k :lol: )
b)$M=\sqrt{\frac{a}{3b}}+1=\sqrt{5}-1$

Hình đã gửi


#4
ninhxa

ninhxa

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Bài 3: Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
$x^{3}-x^{2}y+3x-2y-5=0$


-Pt tương đương với:
$(x-y)(x^2+2)=5-x$
$\Leftrightarrow y=x-\frac{5-x}{x^2+2}$
-Vì x,y là số nguyên nên:$\frac{5-x}{x^2+2}\in Z$
$\Rightarrow x^2+2|5-x$
$\Rightarrow x^2+2|(5-x)(5+x)$
$\Rightarrow x^2+2|27-(x^2+2)$
$\Rightarrow x^2+2|27$
-Thấy $x^2+2$chia 4 dư 2 hoặc 3 nên $x^2+2\in\left \{ 9,27 \right \}\Rightarrow x\in\left \{ \pm 1;\pm 5 \right \}$
-Thay vào tìm y ta đc các bộ (x,y) thỏa mãn là:
(-1;3) ; (5;5)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ninhxa: 25-06-2012 - 22:07

Thời gian là thứ khi cần thì luôn luôn thiếu.


#5
Lnmn179

Lnmn179

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

P/s:Các bạn tìm hộ mình dấu "=" xảy ra khi nào nhé.


Theo mình nghĩ thì là: a=0, b=$\sqrt{2}$, c= $-\sqrt{\frac{3}{2}}$, d= $-\sqrt{\frac{1}{2}}$

Hình đã gửi


#6
Katyusha

Katyusha

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 461 Bài viết
Mình xin làm câu a và b bài hình :)

a.Ta có $CA \Vert BM \Rightarrow \angle CAN = \angle BMA$. Mặt khác $\angle ABM = \angle ACN = 60^o$ $\Rightarrow \Delta BMA \sim \Delta CAN$.
$\Rightarrow \dfrac{BM}{CA}=\dfrac{BA}{CN} \Rightarrow BM.CN=BA.CA=const$

b. Gọi $H=(O) \cap BF$, $K=(O) \cap CF$.
Từ $\dfrac{BM}{CA}=\dfrac{BA}{CN} \Rightarrow \frac{BM}{BC}=\dfrac{BC}{CN} \Rightarrow \Delta BCN \sim \Delta MBC \Rightarrow \angle BMC = \angle CBN$ Từ đó suy ra cung $CH$ $=$ cung $AK$
Ta có:
$\angle FMA =\dfrac{1}{2}(\widehat{CE} - \widehat{AK}) = \dfrac{1}{2}(\widehat{CE} - \widehat{CM})=\dfrac{1}{2}\widehat{HE}=\angle HBE$. Vậy $BMEF$ nội tiếp.

//-------------

Mọi người giúp mình câu c với :(

#7
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5000 Bài viết
Bài 4.3:
Hình đã gửi
Gọi $(J)$ đi qua $M,E,F,B$. Gọi $(K)$ đi qua $E,N,C,F$.
Vẽ $FE$ cắt $BC$ tại $D$.
$\angle FBC=\angle FEB \Rightarrow BC$ là tiếp tuyến của $(J)$.
Tương tự, $BC$ cũng là tiếp tuyến của $(K)$.
Ta có $DB^2=DF.DE=DC^2 \Rightarrow DB=DC \Rightarrow D$ là trung điểm $BC$: cố định.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#8
N H Tu prince

N H Tu prince

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 388 Bài viết

Bài 2:Cho phương trình $x^{4}-2(m^{2}+3)x^{2}+m^{4}+5 =0$ (m là thamsố)
1. Chứng minh rằng phương trình có 4 nghiệm phân biệt $x_{1},x_{2},x_{3},x_{4}$với mọi m thuộc $\mathbb{R}$
2. Xác định m để $2x_{1}x_{2}x_{3}x_{4}$ - ($x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{3}^{2}+x_{4}^{2}$) = 28






a)Đặt $t=x^2$, pt trở thành$t^2-2(m^2+3)t+m^4+5=0$
xét$\delta'=6m^2+4\geqslant 0$
$t_1+t_2=2(m^2+3)\geqslant 0$
$t_1t_2=m^4+5\geqslant0$
=>$t_1,t_2\geqslant0$, pt có 4 nghiệm phân biệt
b)$x_1x_2=t_1,x_3x_4=t_2,x_1^2=x_2^2=t_1,x_3^2=x_4^2=t_2$
$2x_{1}x_{2}x_{3}x_{4}$ - ($x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{3}^{2}+x_{4}^{2}$) = 28
$=>2t_1t_2-2(t_1+t_2)=28$
...
=>$m=5$ hoặc $m=-3$

Link

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh