Đến nội dung

Hình ảnh

Newton và Einstein

* * * * * 3 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
Tmath1802

Tmath1802

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết

Đây là bài của anh Hoangnguyen và một số anh/chị khác (sachxua.net), nay xin tập hợp, chia sẻ với mọi người về hai còn người Vĩ đại của Vật lý, dù là nhà Vật Lý học nhưng có Toán học mới ra Vật lý, vì vậy, nay em post lên đây. 

 

Vật lý-Tình yêu và bí ẩn  (nickname: XìTrum)

Vũ trụ vốn chìm trong tăm tối
Newton bước ra ánh sáng tràn đầy
Rồi Einstein với nụ cười hóm hỉnh 
Vũ trụ lại rơi vào bí ẩn mông lung !


F = ma
E = mc2

newton110-32e72.jpg

 

và Einstein

einstein-eequalsfb2.jpg

 

 

 

Anh HoangNguyen có ý kiến khác (không tình yêu):

Nhắc đến 2 con người này là nhắc đến ngành vật lý cổ điển cũng như hiện đại.

Cả Newton lẫn Einstein đều chủ yếu là những nhà vật lý lý thuyết. Đóng góp rất nhiều cho ngành vật lý của nhân loại.

Newton đã phủ nhận quan niệm cho rằng có một số lĩnh vực của tri thức mà trí tuệ của con người không thể tiếp cận tới được. Ý tưởng này đã bắt rễ trong văn hoá phương Tây nhiều thế kỷ trước đó.

Còn Einstein, với những tiên đề lạ lùng và dường như vô lý của thuyết tương đối hẹp, ông đã chứng minh rằng những chân lý vĩ đại của tự nhiên không thể đạt tới chỉ đơn giản bằng sự quan sát kỹ lưỡng thế giới bên ngoài. Thực ra, đôi khi các nhà khoa học phải bắt đầu ngay trong bộ óc của họ, từ đó nêu ra những giả thuyết và những hệ thống logic, rồi sau đó mới đem kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Như vậy, cả 2 con người khổng lồ này đều bắt đầu công trình của mình chủ yếu từ những giả thuyết, làm thay đổi triệt để lối tư duy trong khoa học. Tất cả đều có nguồn gốc từ sự suy luận trong bộ não con người, nói như vậy ko có nghĩa là phủ nhận sự quan sát từ thế giới bên ngoài.

Newton đã phát minh ra phép tinh vi tích phân, các định luật của cơ học và đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn. Bằng một ngôn ngữ toán học chính xác, Newton đã khảo sát mọi hiện tượng của thế giới vật lý đã biết, từ con lắc, đến chiếc lò xo, đến sao chổi và tới các quỹ đạo xa vời của các hành tinh. Sau Newton, sự phân chia giữa tâm linh và vật lý đã trở nên rạch ròi hơn. Và con người có thể hiểu được thế giới vật lý đã biết. Còn Einstein đã đưa ra  thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử, đồng thời cũng xây dựng một lý thuyết mới về hấp dẫn.

Cả 2 con người này đều giam mình và lặng lẽ làm việc và có 1 cuộc sống rất bất bình thường, rất cô đơn, hình như ai chọn con đường đi tìm chân lý đều phải chấp nhận 1 đời sống như vậy? Làm gì có tình yêu cho 2 người này đâu, mà đã ko có tình yêu thì đặt 1 cái tựa VẬT LÝ - TÌNH YÊU VÀ BÍ ẨN của ai đó xem ra ko phù hợp lắm thì phải 

Trong một tiểu luận công bố năm 1931, khi ông 52 tuổi, Einstein viết: “Tình cảm mãnh liệt của tôi về công bằng và trách nhiệm xã hội lại tương phản một cách lạ lùng với sự thiếu vắng rõ rệt nhu cầu tiếp xúc trực tiếp với những người khác và cộng đồng con người. Tôi thực sự là một “lữ hành đơn độc” và chưa bao giờ thuộc về đất nước tôi, ngôi nhà tôi, bạn bè tôi, và ngay cả gia đình gần gũi của tôi với toàn bộ trái tim mình.

Tình yêu ko bao giờ có thực đối với những con người yêu thích và muốn đi tìm chân lý.......


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tmath1802: 29-10-2013 - 11:11


#2
Tmath1802

Tmath1802

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết

Em ngưỡng mộ nhất là Einstein!



#3
locnguyen2207

locnguyen2207

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 102 Bài viết

Em ngưỡng mộ nhất là Einstein!

 Einstein vẫn là nhà bác học vĩ đại nhất nhở


                 hinh-dong-hai-huoc-23.gif


#4
Dung Du Duong

Dung Du Duong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 425 Bài viết

Mình xin trình bày 1 trong nhiều sự khác nhau của Newton và Einstein: ~O) 

+Newton cho rằng (cx như những gì chúng ta đc học ở trường): Trái Đất quay quanh Mặt Trời vì lực hấp dẫn của Mặt Trời hút và khiến Trái Đất quay quanh nó. ~O) 

+Còn Einstein lại cho rằng: Do lực hấp dẫn của Mặt Trời quá lớn mà khiến cho không gian xung quanh nó bị bẻ cong, và trong khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời thì thực chất nó đang đi thẳng trong 1 không gian bị uốn cong. Điều này giải thích cho việc Ánh sáng bị Lực hấp dẫn quá lớn của Hố đen bẻ cong đến mức bị hút vào trong và ko thể thoát ra khỏi nó (theo Thuyết tương đối) ~O) 

Hình gửi kèm

  • khoa-hoc-se-lam-sang-to-thuyet-tuong-doi-cua-albert-einstein.jpg
  • khoa-hoc-se-lam-sang-to-thuyet-tuong-doi-cua-albert-einstein (1).jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Dung Du Duong: 15-09-2015 - 18:32

              

              

                                                                               

 

 

 

 

 

 

 


#5
Love Dan

Love Dan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 28 Bài viết

Cơ mà ở trường mô dạy cái này các cậu nhỉ!  :(  :like



#6
tranductucr1

tranductucr1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

còn một điều cần bổ sung nữa là leibniz và newton đồng sáng tạo ra phép tính tích phân 


Để trở thành người phi thường, tôi không cho phép bản thân tầm thường

Roronoa Zoro- One piece

Liên lạc với tôi qua https://www.facebook...0010200906065  


#7
Love Dan

Love Dan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 28 Bài viết

còn một điều cần bổ sung nữa là leibniz và newton đồng sáng tạo ra phép tính tích phân 

ko liên quan mà tranductucr1 Einstein thì liên quan j đến leibniz :D  :D  :D

 Einstein vẫn là nhà bác học vĩ đại nhất nhở

ủa sao c lắm like thế, tự like cho mình à, ko biết dơ à  :excl:  :excl:  >:)



#8
locnguyen2207

locnguyen2207

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 102 Bài viết

ko liên quan mà tranductucr1 Einstein thì liên quan j đến leibniz :D  :D  :D

ủa sao c lắm like thế, tự like cho mình à, ko biết dơ à  :excl:  :excl:  >:)

mik thấy bình thường mà nhỉ.....với lại rảnh mà....lên chán quá chả bít làm gì...vui...vui...vui :luoi:  :luoi:  :luoi:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:


                 hinh-dong-hai-huoc-23.gif


#9
Love Dan

Love Dan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 28 Bài viết

mik thấy bình thường mà nhỉ.....với lại rảnh mà....lên chán quá chả bít làm gì...vui...vui...vui :luoi:  :luoi:  :luoi:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:

thế bạn lên diễn đàn này để làm gì?



#10
locnguyen2207

locnguyen2207

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 102 Bài viết

thế bạn lên diễn đàn này để làm gì?

vừa học vừa chơi.....zê zê zê :closedeyes:  :icon6:  :luoi:  :wub:


                 hinh-dong-hai-huoc-23.gif


#11
tranductucr1

tranductucr1

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

ko liên quan mà tranductucr1 Einstein thì liên quan j đến leibniz :D  :D  :D

ủa sao c lắm like thế, tự like cho mình à, ko biết dơ à  :excl:  :excl:  >:)

Mình đang nói về Newton !


Để trở thành người phi thường, tôi không cho phép bản thân tầm thường

Roronoa Zoro- One piece

Liên lạc với tôi qua https://www.facebook...0010200906065  


#12
tandatcr2000pro

tandatcr2000pro

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 65 Bài viết

còn một điều cần bổ sung nữa là leibniz và newton đồng sáng tạo ra phép tính tích phân 

@Tranductucr1 Thực ra hai ông này không đồng sáng tạo ra phép tích phân, hai ông này tạo ra phép tích phân riêng rẽ nhau, sử dụng hệ thống kí hiệu khác nhau.

Vì không thể xác nhận ai tạo ra trước nên chúng ta thừa nhận là của chung hai ông.

Thông tin thêm: thực ra Newton đã dùng phép vi tích phân để chứng minh công thức Định luật vạn vật hấp dẫn nhưng do sợ thiên hạ không hiểu nên ông đã chuyển sang phương pháp hình học thông thường (và nó cũng khó hiểu nốt :D )


$0\vdots 0$


#13
quanghshshs

quanghshshs

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 17 Bài viết

Isaac Newton Jr. là một nhà vật lýnhà thiên văn họcnhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh, được nhiều người cho rằng là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất.[2] Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727.

Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các Nguyên lý Toán học của Triết học Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhiên giống nhau; bằng cách chỉ ra sự thống nhất giữa Định luật Kepler về sự chuyển động của hành tinh và lý thuyết của ông về trọng lực, ông đã loại bỏ hoàn toàn Thuyết nhật tâm và theo đuổi cách mạng khoa học.

Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.

Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát.

Năm 2005, trong một cuộc thăm dò ý kiến của Hội Hoàng gia về nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khoa học, Newton vẫn là người được cho rằng có nhiều ảnh hưởng hơn Albert Einstein.[3]



#14
quanghshshs

quanghshshs

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 17 Bài viết

Albert Einstein (tiếng Đức: [ˈalbɐt ˈaɪnʃtaɪn]  (13px-Speaker_Icon.svg.png nghe), phiên âm: Anh-xtanh14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).[2][3] Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng E = mc2 (được xem là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới"),[4] ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện".[5] Công trình về hiệu ứng quang điện của ông có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử.

Khi bước vào sự nghiệp của mình, Einstein đã nhận ra cơ học Newtonkhông còn có thể thống nhất các định luật của cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916, năm ông xuất bản một bài báo về thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và sự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ.[6] Cùng với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không tuyệt đối.[7] Tuy cũng là cha đẻ của thuyết lượng tử, nhưng ông lại tỏ ra khắt khe với lý thuyết này. Điều này thể hiện qua những tranh luận của ông với Niels Bohrvà nghịch lý EPR về lý thuyết lượng tử.[8]

Khi ông đang thăm Hoa Kỳ thì Adolf Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, do vậy ông đã không trở lại nước Đức, nơi ông đang là giáo sư ở Viện Hàn lâm Khoa học Berlin. Ông định cư tại Hoa Kỳ và chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm 1940.[9] Vào lúc sắp diễn ra Chiến tranh thế giới lần hai, ông đã ký vào một lá thư cảnh báo Tổng thống Franklin D. Roosevelt rằng Đức Quốc xã có thể đang nghiên cứu phát triển "một loại bom mới cực kỳ nguy hiểm" và khuyến cáo nước Mỹ nên có những nghiên cứu tương tự. Thực sự, nó đã dẫn đến sự ra đời của Dự án Manhattan sau này. Einstein ủng hộ bảo vệ các lực lượng Đồng minh, nhưng nói chung chống lại việc sử dụng phát kiến mới về phân hạch hạt nhân làm vũ khí. Sau này, cùng với nhà triết học người Anh Bertrand Russell, ông đã ký Tuyên ngôn Russell–Einstein, nêu bật sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân. Einstein làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey cho đến khi ông qua đời vào năm 1955.

Einstein đã công bố hơn 300 bài báo khoa học và hơn 150 bài viết khác về những chủ đề khác nhau, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều cơ sở giáo dục đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ.[6][10] Ông được tạp chí Times gọi là "Con người của thế kỷ". Những thành tựu tri thức lớn lao của ông đã khiến tên gọi "Einstein" đã trở nên đồng nghĩa với từ thiên tài.

Một con người vĩ đại đúng không

So sánh Newton va Einstein đi






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh