Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi khối A, A1

tsđh 2014

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 31 trả lời

#1
A4 Productions

A4 Productions

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC KHỐI A, A1 NĂM 2014


Câu 1: (2,0 điểm) Cho hàm số $y = \frac{{x + 2}}{{x - 1}}$ (1)
a. Khảo sát sự biến thiên hàm số và vẽ đồ thị $(C)$ của hàm số (1).
b. Tìm tọa độ điểm $M$ thuộc $(C)$ sao cho khoảng cách từ $M$ đến đường thẳng $y=-x$ bằng $\sqrt 2 $.

Câu 2: (1,0 điểm) Giải phương trình $\sin x + 4\cos x = 2 + \sin 2x$.

Câu 3: (1,0 điểm) Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường cong $y = {x^2} - x + 3$ và đường thẳng $y=2x+1$.

Câu 4: (1,0 điểm)
a. Cho số phức $z$ thỏa mãn điều kiện $z + \left( {2 + i} \right)\overline z = 3 + 5i$. Tìm phần thực và phần ảo của $z$.
b. Từ một hộp chưa $16$ thẻ được đánh dấu từ $1$ đến $16$, chọn ngẫu nhiên $4$ thẻ. Tính xác suất để $4$ thẻ được chọn đều được đánh số chẵn.

Câu 5: (1,0 điểm) Trong không gian với hệ tọa độ $Oxyz$. Cho mặt phẳng $(P):2x+y-2z-1=0$ và đường thẳng $d:\frac{{x - 2}}{1} = \frac{y}{{ - 2}} = \frac{{z + 3}}{3}$. Tìm tọa độ giao điểm của $d$ và $(P)$. Viết phương trình mặt phẳng chứa $d$ và vuông góc với $(P)$.

Câu 6: (1,0 điểm) Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh $a$, $SD = \frac{{3a}}{2}$, hình chiếu vuông góc của $S$ trên mặt phẳng $(ABCD)$ là trung điểm của cạnh $AB$. Tính theo $a$ thể tích khối chóp $S.ABCD$ và khoảng cách từ $A$ đền mặt phẳng $(SBD)$.

Câu 7: (1,0 điểm) Trong mặt phẳng hệ tọa độ $Oxy$ cho hình vuông $ABCD$ có điểm $M$ là trung điểm của $AB$ và $N$ là điểm thuộc đoạn $AC$ sao cho $AN=3NC$. Viết phương trình đường thẳng $CD$, biết rằng $M(1;2)$ và $N(2;-1)$.

Câu 8: (1,0 điểm) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x\sqrt {12 - y} + \sqrt {y\left( {12 - {x^2}} \right)} = 12\\ {x^3} - 8x - 1 = 2\sqrt {y - 2} \end{matrix}\right.\left ( x,y \in R \right )$

Câu 9: (1,0 điểm) Cho $x,y,z$ là các số thực không âm thỏa mãn điều kiện ${x^2} + {y^2} + {z^2} = 2$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức


$P = \frac{{{x^2}}}{{{x^2} + yz + x + 1}} + \frac{{y + z}}{{x + y + z + 1}} - \frac{{1 + yz}}{9}$


Nguồn: http://static9.nguye...ia-nam-2014.jpg


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sonesod: 04-07-2014 - 11:27

DSC02736_zps169907e0.jpg


#2
Mai Duc Khai

Mai Duc Khai

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 617 Bài viết

Đính kèm cho dễ thấy

de_toan_zing.jpg


Tra cứu công thức toán trên diễn đàn


Học gõ Latex $\to$ Cách vẽ hình trên VMF


Điều mà mọi thành viên VMF cần phải biết và tuân thủ

______________________________________________________________________________________________

‎- Luật đời dạy em cách Giả Tạo
- Đời xô ... Em ngã
- Đời nham ... Em hiểm

- Đời chuyển ... Em xoay

Đời cay ... Em đắng


#3
caovannct

caovannct

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 529 Bài viết

Đính kèm cho dễ thấy

attachicon.gifde_toan_zing.jpg

Câu 8:
chuyển vế pt đầu bình phương hai vế ta đc

$x^2=12+y-2\sqrt{y(12-x^2)}$

Đến đây pt đẳng cấp rồi



#4
toanc2tb

toanc2tb

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

1404442806_Untitled-1.jpgdap-an-de-thi-mon-toan-khoi-a-nam-2014_1

dap-an-de-thi-mon-toan-khoi-a-nam-2014_1


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi toanc2tb: 04-07-2014 - 10:35

"Nếu đường chỉ tay quyết định số phận của bạn thì hãy nhớ đường chỉ tay nằm trong lòng bàn tay của bạn." (Issac Newton)

"Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió"   :icon6:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :oto:  :oto:  


#5
BoFaKe

BoFaKe

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 613 Bài viết

Câu 8:
chuyển vế pt đầu bình phương hai vế ta đc

$x^2=12+y-2\sqrt{y(12-x^2)}$

Đến đây pt đẳng cấp rồi

Phương trình đầu dánh giá hay hơn.

$\sqrt{x^2(12-y)}+\sqrt{y(12-x^{2})}\leq \frac{1}{2}(x^{2}+12-y)+\frac{1}{2}(y+12-x^2)=12$

Nên $x^2=12-y$.Giờ giải quyết vế sau,chắc là dùng hàm tiếp.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BoFaKe: 04-07-2014 - 11:57

~~~~~~~~~~~~~~Tiếc gì mà không click vào nút like mọi ngươì nhỉ ^0^~~~~~~~~~~~~~

#6
toanc2tb

toanc2tb

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

Đáp án đề thi đại học của hocmai.vn bản full

Còn đây là đáp án của anh Võ Quốc Bá Cẩn

Đáp án chính thức của Bộ GD&ĐT COMING SOON... :icon6: :icon6:  :icon6:  :icon6:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi toanc2tb: 04-07-2014 - 16:57

"Nếu đường chỉ tay quyết định số phận của bạn thì hãy nhớ đường chỉ tay nằm trong lòng bàn tay của bạn." (Issac Newton)

"Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió"   :icon6:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :oto:  :oto:  


#7
caovannct

caovannct

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 529 Bài viết

câu 7:

Gọi E là giao điểm của MN và CD. Khi đó ta có MN=4NE. từ đó tìm được tọa độ điểm E(9/4;-7/4).

Goi F là hình chiếu của E trên AB. Khi đó ta có MF=3FB.

Gọi $\alpha$ là góc hợp bới đt MN và FE. Khi đó $tan\alpha =\frac{3}{4}$ hay $cos\alpha =\frac{4}{5}$

Gọi $\underset{n}{\rightarrow}$(a;b) là vtpt của đt FE

Ta có $cos\alpha =\frac{\left | 3a+b \right |}{\sqrt{10}\sqrt{a^2+b^2}}=\frac{4}{5}$

Giải ra ta có 2th: 13a=9b hoặc a=-3b

Đến đây bài toán dễ rồi



#8
trauvang97

trauvang97

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 402 Bài viết

Câu 8: (hệ phương trình)

 

ĐK: $2 \leq y \leq 12$, $|x|\leq \sqrt{12}$

 

Áp dụng bất đẳng thức: $(ab+cd)^2\leq(a^2+c^2)(b^2+d^2)$, dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi: $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$ cho phương trình thứ nhất của hệ ta có:

 

$\left [ x\sqrt{12-y}+\sqrt{y(12-x^2)} \right ]^2\leq(x^2+12-x^2)(y+12-y)=144$

 

hay ta có:

 

 $x\sqrt{12-y}+\sqrt{y(12-x^2)}\leq12$

 

Theo đề bài đẳng thức phải xảy ra hay: 

 

$\frac{x}{\sqrt{12-y}}=\frac{\sqrt{12-x^2}}{\sqrt{y}}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq0\\ x^2+y=12 \end{matrix}\right.$

 

Thay vào phương trình thứ hai của hệ ta được:

 

$x^3-8x-1=2\sqrt{10-x^2}$

 

$\Leftrightarrow (x^3-27)-(8x-24)+(2-2\sqrt{10-x^2}=0$

 

$\Leftrightarrow (x-3)(x^2+3x+9)-8(x-3)+\frac{2(x^2-9)}{1+\sqrt{10-x^2}}=0$

 

$\Leftrightarrow (x-3)\left ( x^2+3x+1+\frac{x+3}{1+\sqrt{10-x^2}} \right )=0$

 

$\Leftrightarrow x=3 \Rightarrow y=3$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi trauvang97: 04-07-2014 - 11:05


#9
A4 Productions

A4 Productions

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

đã có trên mạng... http://moon.vn/Thong...4149&MenuId=314


DSC02736_zps169907e0.jpg


#10
khacduongpro_165

khacduongpro_165

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 594 Bài viết

Câu 9: http://www.upsieutoc...0704_112946.jpgIMG_20140704_112946.jpg


"Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi"!!!

#11
Hoang Tung 126

Hoang Tung 126

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2061 Bài viết

Lời giải này cũng sai



#12
khacduongpro_165

khacduongpro_165

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 594 Bài viết

Lời giải này cũng sai

Sai ở đoạn nào nhỉ? ah, ở đây f(u) khảo sát sau khi tách số 1 ra rồi :)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khacduongpro_165: 04-07-2014 - 11:30

"Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi"!!!

#13
toanc2tb

toanc2tb

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

Ta chứng minh bđt phụ sau: (của bạn ILOVECR7):

$(x-y-z)^2\geq 0 \Leftrightarrow x^2+y^+z^2-2xy-2xz+2yz\geq0$

$\Leftrightarrow2\geq 2xy+2xz-2yz$

$\Leftrightarrow 1 \geq xy+xz-yz$

$\Leftrightarrow x^2+yz+x+1\geq x^2+xz+xy+x$

Ta có: $\frac{x^2}{x^2+yz+x+1}\leq \frac{x}{x+y+z+1}$ (với $x,y,z$ thỏa mãn yêu cần bài toán)

Suy ra:

$P\leq \frac{x+y+z}{x+y+z+1}-\frac{1+yz}{9}=1-\left ( \frac{1}{x+y+z+1}+\frac{1+yz}{9} \right )$

Ta cần tìm GTNN của biểu thức

$Q=\frac{1}{x+y+z+1}+\frac{1+yz}{9}$

Sử dụng bất đẳng thức $x+(y+z)\leq\sqrt{2(x^2+(y+z)^2)}=2\sqrt{1+yz}$ ta suy ra:

$Q\geq \frac{1}{2\sqrt{1+yz}+1}+\frac{1+yz}{9}$

Mặt khác:

 $\frac{1}{2t+1}+\frac{t^2}{9}\geq 9$

Suy ra:

$P\leq1-\frac{4}{9}=\frac{5}{9}$

Dấu $"="$ xảy ra khi và chỉ khi $x=1,y=1,z=0$ hoặc $x=1,y=0,z=1$

Nguồn vnmath.com


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi toanc2tb: 04-07-2014 - 16:08

"Nếu đường chỉ tay quyết định số phận của bạn thì hãy nhớ đường chỉ tay nằm trong lòng bàn tay của bạn." (Issac Newton)

"Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió"   :icon6:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :oto:  :oto:  


#14
TranLeQuyen

TranLeQuyen

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 158 Bài viết
[quote name="trauvang97" post="510699" timestamp="1404446515"]Câu 8: (hệ phương trình)
 
ĐK: $2 \leq y \leq 12$, $|x|\leq \sqrt{12}$
 
Áp dụng bất đẳng thức: $(ab+cd)^2\leq(a^2+c^2)(b^2+d^2)$, dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi: $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$ cho phương trình thứ nhất của hệ ta có:
 

$\left [ x\sqrt{12-y}+\sqrt{y(12-x^2)} \right ]^2\leq(x^2+12-x^2)(y+12-y)=144$

 
hay ta có:
 

 $x\sqrt{12-y}+\sqrt{y(12-x^2)}\leq12$

 
Theo đề bài đẳng thức phải xảy ra hay: 
 

$\frac{x}{\sqrt{12-y}}=\frac{\sqrt{12-x^2}}{\sqrt{y}}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq0\\ x^2+y=12 \end{matrix}\right.$

 
Thay vào phương trình thứ hai của hệ ta được:
 

$x^3-8x-1=2\sqrt{10-x^2}$

 

$\Leftrightarrow (x^3-27)-(8x-24)+(2-2\sqrt{10-x^2}=0$

 

$\Leftrightarrow (x-3)(x^2+3x+9)-8(x-3)+\frac{2(x^2-9)}{1+\sqrt{10-x^2}}=0$

 

$\Leftrightarrow (x-3)\left ( x^2+3x+1+\frac{x+3}{1+\sqrt{10-x^2}} \right )=0$

 

$\Leftrightarrow x=3 \Rightarrow y=3$

[/quote][quote name="trauvang97" post="510699" timestamp="1404446515"]Câu 8: (hệ phương trình)
 
ĐK: $2 \leq y \leq 12$, $|x|\leq \sqrt{12}$
 
Áp dụng bất đẳng thức: $(ab+cd)^2\leq(a^2+c^2)(b^2+d^2)$, dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi: $\frac{a}{b}=\frac{c}{d}$ cho phương trình thứ nhất của hệ ta có:
 

$\left [ x\sqrt{12-y}+\sqrt{y(12-x^2)} \right ]^2\leq(x^2+12-x^2)(y+12-y)=144$

 
hay ta có:
 

 $x\sqrt{12-y}+\sqrt{y(12-x^2)}\leq12$

 
Theo đề bài đẳng thức phải xảy ra hay: 
 

$\frac{x}{\sqrt{12-y}}=\frac{\sqrt{12-x^2}}{\sqrt{y}}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq0\\ x^2+y=12 \end{matrix}\right.$

 
Thay vào phương trình thứ hai của hệ ta được:
 

$x^3-8x-1=2\sqrt{10-x^2}$

 

$\Leftrightarrow (x^3-27)-(8x-24)+(2-2\sqrt{10-x^2}=0$

 

$\Leftrightarrow (x-3)(x^2+3x+9)-8(x-3)+\frac{2(x^2-9)}{1+\sqrt{10-x^2}}=0$

 

$\Leftrightarrow (x-3)\left ( x^2+3x+1+\frac{x+3}{1+\sqrt{10-x^2}} \right )=0$

 

$\Leftrightarrow x=3 \Rightarrow y=3$

[/quote
Phương trình theo x còn một nghiệm x=-1 nữa.

"Trong toán học, nghệ thuật nêu vấn đề có giá trị cao hơn việc giải quyết nó..."

 


#15
A4 Productions

A4 Productions

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

Câu 7: (1,0 điểm) Trong mặt phẳng hệ tọa độ $Oxy$ cho hình vuông $ABCD$ có điểm $M$ là trung điểm của $AB$ và $N$ là điểm thuộc đoạn $AC$ sao cho $AN=3NC$. Viết phương trình đường thẳng $CD$, biết rằng $M(1;2)$ và $N(2;-1)$.

Gọi cạnh hình vuông có độ dài bằng $a$. Ta có $AM = \frac{a}{2}$ và $AN = \frac{{3\sqrt 2 a}}{4}$. Độ dài $MN = \sqrt {10} $.

 

Theo định lí hàm số cos: $M{N^2} = A{M^2} + A{N^2} - 2AM.AN.\cos \widehat {MAN} \Leftrightarrow 10 = \frac{{{a^2}}}{4} + \frac{{9{a^2}}}{8} - \frac{{3{a^2}}}{4} \Rightarrow a = 4$.

 

Từ đó suy ra $AM=2$ và $AN = 3\sqrt 2 $. Toạ độ điểm $A$ là nghiệm của hệ: $\left\{\begin{matrix} {(x - 1)^2} + {(y - 2)^2} = 4\\ {(x - 2)^2} + {(y +1)^2} = 18 \end{matrix}\right.$.

 

Suy ra $A(-1;2)$ hoặc $A\left( {\frac{{13}}{5};\frac{{16}}{5}} \right)$.

 

-TH1: $A(-1;2)$ suy ra $C(3;-2)$ => $CD:y=-2$

 

-TH2: $A\left( {\frac{{13}}{5};\frac{{16}}{5}} \right)$ suy ra $C\left( {\frac{9}{5};\frac{{ - 12}}{5}} \right)$ => $CD:3x-4y-15=0$


DSC02736_zps169907e0.jpg


#16
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Ta có: $\frac{x^2}{x^2+yz+x+1}\leq \frac{x}{x+y+z+1}$ (với $x,y,z$ thỏa mãn yêu cần bài toán)

Suy ra:

$P\leq \frac{x+y+z}{x+y+z+1}-\frac{1+yz}{9}=1-\left ( \frac{1}{x+y+z+1}+\frac{1+yz}{9} \right )$

Ta cần tìm GTNN của biểu thức

$Q=\frac{1}{x+y+z+1}+\frac{1+yz}{9}$

Sử dụng bất đẳng thức $x+(y+z)\leq\sqrt{2(x^2+(y+z)^2)}=2\sqrt{1+yz}$ ta suy ra:

$Q\geq \frac{1}{2\sqrt{1+yz}+1}+\frac{1+yz}{9}$

Mặt khác:

 $\frac{1}{2t+1}+\frac{t^2}{9}\geq 9$

Suy ra:

$P\leq1-\frac{4}{9}=\frac{5}{9}$

Dấu $"="$ xảy ra khi và chỉ khi $x=1,y=1,z=0$ hoặc $x=1,y=0,z=1$

Nguồn vnmath.com

Tại sao lại có đoạn này được ? 


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#17
Phuong Thu Quoc

Phuong Thu Quoc

    Trung úy

  • Thành viên
  • 784 Bài viết

http://online.print2...61b2eea18f9237/


Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối

 

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

 

 


#18
ILOVECR7

ILOVECR7

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết

Tại sao lại có đoạn này được ? 

Có $(x-y-z)^{2}\geq 0$ 

$\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}+z^{2}\geq 2xy +2xz-2yz$ 

$\Leftrightarrow 1\geq xy+xz-yz$

$\Leftrightarrow x^{2}+yz+x+1\geq x^{2}+xz+xy+x$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ILOVECR7: 04-07-2014 - 15:32


#19
Math Is Love

Math Is Love

    $\mathfrak{Forever}\ \mathfrak{Love}$

  • Thành viên
  • 620 Bài viết

Lời giải của mình:

Ta có: $P=\frac{x^2}{x^2+yz+x+1}+\frac{y+z}{x+y+z+1}-\frac{1+yz}{9}$ 

$=\frac{2x^2}{2x^2+2yz+2x+x^2+y^2+z^2}+\frac{y+z}{x+1+y+z}-\frac{x^2+y^2+z^2+2yz}{18}$

$=\frac{2x^2}{3x^2+(y+z)^2+2x}+\frac{y+z}{x+1+y+z}-\frac{x^2+(y+z)^2}{18}$ 

Đặt $a=x;b=y+z$,ta có: $a^2+b^2=x^2+(y+z)^2 \geq x^2+y^2+z^2=2$

Áp dụng BĐT $Cauchy$ ta có:

$a+b=x+y+z \leq \sqrt{3(x^2+y^2+z^2)}=\sqrt{6}$

 $a+b=x+y+z \geq \sqrt{x^2+y^2+z^2}=\sqrt{2}$ 

Vậy $\sqrt{2}\leq a+b \leq \sqrt{6}$

Áp dụng BĐT $Cauchy$,ta có: $P=\frac{2a^2}{3a^2+b^2+2a}+\frac{b}{a+b+1}-\frac{a^2+b^2}{18}$ 

$=\frac{a}{a+(\frac{b^2}{2a}+\frac{a}{2})+a}+\frac{b}{a+b+1}-\frac{a^2+b^2}{18}$ 

$\leq \frac{a}{a+b+1}+\frac{b}{a+b+1}-\frac{(a+b)^2}{36}$

$= \frac{a+b}{a+b+1}-\frac{(a+b)^2}{36}$ 

Đặt $t=a+b$. Xét $ f(t)=\frac{t}{t+1}-\frac{t^2}{36}$ trên [$\sqrt{2};\sqrt{6}$]

Ta có: $f'(t)=\frac{1}{(t+1)^2}-\frac{t}{18}$. 

 $f'(t)=0 \Leftrightarrow t=2$. Vậy từ đây ta có: $P\leq f(t) \leq f(2) =\frac{5}{9}$. 

Vậy $P_{max} =\frac{5}{9}$ khi và chỉ khi $(x+y+z)=(1;1;0);(1;0;1)$

 

File PDF lời giải

File gửi kèm  BĐT.pdf   87.23K   290 Số lần tải


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Math Is Love: 04-07-2014 - 15:56

Hình đã gửi


#20
phuocdinh1999

phuocdinh1999

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

Lời giải của mình:

Ta có: $P=\frac{x^2}{x^2+yz+x+1}+\frac{y+z}{x+y+z+1}-\frac{1+yz}{9}$ 

$=\frac{2x^2}{2x^2+2yz+2x+x^2+y^2+z^2}+\frac{y+z}{x+1+y+z}-\frac{x^2+y^2+z^2+2yz}{18}$

$=\frac{2x^2}{3x^2+(y+z)^2+2x}+\frac{y+z}{x+1+y+z}-\frac{x^2+(y+z)^2}{18}$ 

Đặt $a=x;b=y+z$,ta có: $a^2+b^2=x^2+(y+z)^2 \geq x^2+y^2+z^2=2$

Áp dụng BĐT $Cauchy$ ta có:

$a+b=x+y+z \leq \sqrt{3(x^2+y^2+z^2)}=\sqrt{6}$ $a+b=x+y+z \geq \sqrt{x^2+y^2+z^2}=\sqrt{2}$ 

Vậy $\sqrt{2}\leq a+b \leq \sqrt{6}$\\

Áp dụng BĐT $Cauchy$,ta có: $P=\frac{2a^2}{3a^2+b^2+2a}+\frac{b}{a+b+1}-\frac{a^2+b^2}{18}$ 

$=\frac{a}{a+(\frac{b^2}{2a}+\frac{a}{2})+a}+\frac{b}{a+b+1}-$$\frac{a^2+b^2}{18}$ 

 

Cách khác ko dùng đạo hàm: (dựa trên lời giải của Math Is Love)

Ta có: $P\leq \frac{a+b}{a+b+1}-\frac{a^2+b^2}{18}=1-\frac{1}{a+b+1}-\frac{a^2+b^2}{18}$

Đặt

$Q=\frac{1}{a+b+1}+\frac{a^2+b^2}{18}\geq \frac{2}{(a^2+1)+(b^2+1)+2}+\frac{a^2+b^2}{18}=\frac{2}{t+4}+\frac{t}{18}(t=a^2+b^2\geq 2)$

$\Rightarrow Q\geq \frac{2}{t+4}+\frac{t+4}{18}-\frac{2}{9}\geq \frac{2}{3}-\frac{2}{9}=\frac{4}{9}(AM-GM)$

$\Rightarrow P\leq 1-Q\leq \frac{5}{9}$

Đẳng thức xảy ra khi $a=b=1$ hay $(x;y;z)=(1;0;1);(1;1;0)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phuocdinh1999: 04-07-2014 - 16:02






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: tsđh 2014

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh