Đến nội dung

Hình ảnh

[TSĐH 2014] Đề thi khối D

tsđh 2014

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Topic này dùng để post đề thi ĐH môn toán khối D năm 2014. Ngay khi có đề, các mem hãy đăng vào đây, tránh đăng tràn lan.


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
abcdxyzt

abcdxyzt

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết

Đề thi khối D :/ 

Hình gửi kèm

  • 10544794_610170742431842_4178935794233178241_n.jpg


#3
A4 Productions

A4 Productions

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 454 Bài viết

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC MÔN TOÁN KHỐI D NĂM 2014

---------------------

Câu 1: (2,0 điểm) Cho hàm số $y = {x^3} - 3x - 2$ (1)

a. Khảo sát sự biến thiên hàm và vẽ đồ thị $\left( C \right)$ của hàm số (1)

b. Tìm tọa độ điểm $M$ thuộc$\left( C \right)$ sao cho tiếp tuyến của $\left( C \right)$ tại $M$ có hệ số góc bằng $9$.

 

Câu 2: (1,0 điểm) Cho số phức $z$ thỏa mãn điều kiện $\left( {3z - \overline z } \right)\left( {a + i} \right) - 5z = 8i - 1$. Tính môđun của của $z$.

 

Câu 3: (1,0 điểm) Tính tích phân $I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {\left( {x + 1} \right)\sin 2xdx} $

 

Câu 4: (1,0 điểm)

a. Giải phương trình ${\log _2}\left( {x - 1} \right) - 2{\log _4}\left( {3x - 2} \right) + 2 = 0$

 

b. Cho một đa giác đều $n$ đỉnh, $n \in {\Bbb N}$ và $n \geqslant 3$. Tìm $n$ biết rằng đa giác đã cho có $27$ đường chéo.

 

Câu 5: (1,0 điểm) Trong không gian với hệ toạ độ $Oxyz$, cho mặt phẳng $(P):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 6x - 4y - 2z - 11 = 0$. Chứng minh rằng mặt phẳng $(P)$ cắt mặt cầu $(S)$ theo giao tuyến là một đường tròn $\left( C \right)$. Tìm tọa độ tâm $\left( C \right)$.

 

Câu 6: (1,0 điểm) Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông cân tại $A$, mặt bên $SBC$ là tam giác đều cạnh $a$ và mặt phẳng $(SBC)$ Vuông góc với mặt đáy. Tính theo $a$ thể tích của khối chóp $S.ABC$ và khoảng cách giữa hai đường thẳng $SA,BC$.

 

Câu 7: (1,0 điểm) Trong mặt phẳng hệ tọa độ $Oxy$, cho tam giác $ABC$ có chân đường phân giác trong của góc $A$ là điểm $D(1;-1)$. Đường thẳng $AB$ có phương trình $3x+2y-9=0$,tiếp tuyến tại $A$ của đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ có phương trình $x+2y-7=0$. Viết phương trình đường thẳng $BC$.

 

Câu 8: (1,0 điểm) Giải bất phương trình $\left( {x + 1} \right)\sqrt {x + 2}  + \left( {x + 6} \right)\sqrt {x + 7}  \geqslant {x^2} + 7x + 12$

 

Câu 9: (1,0 điểm) Cho hai số thực $x,y$ thỏa mãn các điều kiện $1 \leqslant x \leqslant 2;1 \leqslant y \leqslant 2$. Tìm gái trị nhỏ nhất của biểu thức

$P = \frac{{x + 2y}}{{{x^2} + 3y + 5}} + \frac{{y + 2x}}{{{y^2} + 3x + 5}} + \frac{1}{{4\left( {x + y - 1} \right)}}$

 

_HẾT_

Hình gửi kèm

  • 10488185_480427755434250_8410371529947204273_n.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sonesod: 09-07-2014 - 11:23

DSC02736_zps169907e0.jpg


#4
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

Câu 7: MÌnh trình bày ngắn gọn thôi !

Từ giả thiết suy ra toạ độ điểm A  , vì B thuộc đường thẳng AB nên $B(t;\frac{3t-9}{2})$ sau đó viết ptdt BD theo t rồi cho hai đường thẳng AD và BD cắt nhau tại D lúc đó D có toạ độ mang theo t rồi dựa vào toạ độ điểm D đề cho để suy ra t rồi viết phương trình đuờng thẳng BC


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#5
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

câu cuối ;

Ta có $1\leq x\leq 2\Rightarrow (x-1)(x-2)\leq 0 \Rightarrow 3x\geq x^{2}+2$

Tương tự đối với y 

Biến đôi $P=\frac{x+2y}{(x^{2}+2)+3(y+1)}+\frac{y+2x}{(y^{2}+2)+3(x+1)}+\frac{1}{4(x+y-1)}\geq \frac{x+2y}{3(x+y+1)}+\frac{y+2x}{3(x+y+1)}+\frac{1}{4(x+y-1)}=\frac{x+y}{x+y+1}+\frac{1}{4(x+y-1)}$

Tới đây đặt $x+y=t$ rồi giải tiếp nhé 


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#6
Kool LL

Kool LL

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 370 Bài viết

Câu 7: MÌnh trình bày ngắn gọn thôi !

Từ giả thiết suy ra toạ độ điểm A  , vì B thuộc đường thẳng AB nên $B(t;\frac{3t-9}{2})$ sau đó viết ptdt BD theo t rồi cho hai đường thẳng AD và BD cắt nhau tại D lúc đó D có toạ độ mang theo t rồi dựa vào toạ độ điểm D đề cho để suy ra t rồi viết phương trình đuờng thẳng BC

Làm như bạn là chưa dùng t/c $AD$ là phân giác nên chắc là sai rồi.

Bạn viết pt $(BD)$ theo $t$ bằng cách nào? Làm vậy thì đã dùng tọa độ điểm $D(1;-1)$ rồi. Nên khi giải $AD\cap BD$ sẽ ra nghiệm $D=(1;-1)$ luôn chứ không phụ thuộc $t$ như bạn nghĩ đâu.



#7
Hoang Tung 126

Hoang Tung 126

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2061 Bài viết

Câu 8: ĐK:$x\geq -2$

BPT $< = > x^2+2x-8+(x+1)(2-\sqrt{x+2})+(x+6)(3-\sqrt{x+7})\leq 0< = > (x-2)(x+4-\frac{x+1}{2+\sqrt{x+2}}-\frac{x+6}{3+\sqrt{x+7}})\leq 0$

Mặt khác $x+4-\frac{x+1}{2+\sqrt{x+2}}-\frac{x+6}{3+\sqrt{x+7}}\geq \frac{x+6}{3}-\frac{x+6}{3}+(\frac{2x+3}{3}-\frac{x+1}{2+\sqrt{x+2}})+1> 0= > x-2\leq 0= > -2\leq x\leq 2$



#8
Kool LL

Kool LL

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 370 Bài viết
Câu 7: (1,0 điểm) Trong mặt phẳng hệ tọa độ $Oxy$, cho tam giác $ABC$ có chân đường phân giác trong của góc $A$ là điểm $D(1;-1)$. Đường thẳng $AB$ có phương trình $3x+2y-9=0$,tiếp tuyến tại $A$ của đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ có phương trình $x+2y-7=0$. Viết phương trình đường thẳng $BC$.

$(AB) : 3x+2y-9=0$    $\Rightarrow \vec{n}_{AB}=(3\ ;\ 2)$

T/t tại $A$ có pt $(\Delta) : x+2y-7=0$      $\Rightarrow\vec{n}_{\Delta}=(1\ ;\ 2)$

$A=(AB)\cap (\Delta) : \begin{cases}3x+2y-9=0\\x+2y-7=0\end{cases}\Rightarrow A(1\ ;\ 3)$

$\Rightarrow (AD) : x=1$     $\Rightarrow (AD)//Oy$

Mà $AC$ đx $AB$ qua $AD$ (vì $AD$ là phân giác $\Delta ABD$) $\Rightarrow \vec{u}_{AC}=(2;3)$

Gọi $\vec{n}_{BC}=(a,b)$.

Ta có : $(\widehat{AC,BC})=(\widehat{AB,\Delta })\ (=\frac{1}{2}\text{sđ}\widehat{AB})$ $\Rightarrow \cos\widehat{(AC),(BC)}=\cos\widehat{(AB),(\Delta )}$

$\Rightarrow \frac{\vec{n}_{AC}. \vec{n}_{BC}}{\|\vec{n}_{AC}|.| \vec{n}_{BC}|}=\frac{\vec{n}_{AB}. \vec{n}_{\Delta}}{|\vec{n}_{AB}|.| \vec{n}_{\Delta}|}$   $\Rightarrow \frac{2a+3b}{\sqrt{13}.\sqrt{a^2+b^2}}=\frac{7}{\sqrt{13}.\sqrt{5}}$

$\Rightarrow\left[\begin{matrix}a=2b\rightarrow \vec{n}_{BC}=(2b\ ;\ b)=b.(2\ ;\ 1)\\a=\frac{2b}{19}\rightarrow \vec{n}_{BC}=(\frac{2b}{19}\ ;\ b)=\frac{b}{19}(2\ ;\ 19)\end{matrix}\right.$

Vậy : $\left[\begin{matrix}(BC):2.(x-1)+1.(y+1)=0\leftrightarrow 2x+y-1=0\\(BC):2.(x-1)+19.(y+1)=0\leftrightarrow 2x+19y+17=0 \end{matrix}\right.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kool LL: 09-07-2014 - 18:23


#9
toanc2tb

toanc2tb

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

dap-an-de-thi-dai-hoc-mon-toan-khoi-d-na

dap-an-goi-y-mon-toan-khoi-d-nam-2014-2.

dap-an-goi-y-mon-toan-khoi-d-nam-2014-3.

dap-an-goi-y-mon-toan-khoi-d-nam-2014-7.

dap-an-goi-y-mon-toan-khoi-d-nam-2014-8.

dap-an-goi-y-mon-toan-khoi-d-nam-2014-6.


"Nếu đường chỉ tay quyết định số phận của bạn thì hãy nhớ đường chỉ tay nằm trong lòng bàn tay của bạn." (Issac Newton)

"Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió"   :icon6:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :oto:  :oto:  


#10
nguyenlyninhkhang

nguyenlyninhkhang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

Câu 7:

Chỗ này là sao ta ?

$ \Rightarrow \widehat {ADB} = \widehat {ACB} + \widehat {CAD} = \widehat {BAx} + \widehat {BAD} = \widehat {BAx}$

Góc $\widehat {BAD}$ tự nhiên mất tiêu ?



#11
toanc2tb

toanc2tb

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

Đáp án Chính thức của Bộ GD&ĐT

082507_Da_ToanD_Ct_DH_14.jpg

082507_Da_ToanD_Ct_DH_14_1.jpg

082507_Da_ToanD_Ct_DH_14_2.jpg

Tải đề thi. Tải đáp án


"Nếu đường chỉ tay quyết định số phận của bạn thì hãy nhớ đường chỉ tay nằm trong lòng bàn tay của bạn." (Issac Newton)

"Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió"   :icon6:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :oto:  :oto:  






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: tsđh 2014

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh