Jump to content

Photo

$O$ là trực tâm tam giác $MNP$ (định lí Brocard)

- - - - - hhp

  • Please log in to reply
6 replies to this topic

#1
19kvh97

19kvh97

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 423 posts

Cho tứ giác $ABCD$ có các cặp cạnh đối không  song song nội tiếp đường tròn tâm $O$. Gọi $M,N,P$ lần lượt là giao điểm của $AC$ và $BD$; $AD$ và $BC$; $AC$ và $BD$. Chứng minh rằng $O$ là trực tâm tam giác $NMP$ (định lý Brocard)



#2
LuoiHocNhatLop

LuoiHocNhatLop

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 52 posts

Gọi K là giao điểm (ABM) và (CDM)
Vì P nằm trên trục đẳng phương của 2 đường tròn này nên P,K,M thẳng hàng.

Xét tứ giác OADK có: 

$\angle AKD=\angle AKM+\angle MDK=\angle ABD+\angle ACD=\angle AOD$

Nên OADK là tứ giác nội tiếp, tương tự với OKCB

Suy ra O,K,N cũng thẳng hàng (cùng nằm trên trục đẳng phương của (OAD) và (OBC))

Mặt khác: 
$\angle PKN=\angle PKD+\angle DKN=\angle MCD+\angle OAD=\angle ABM+\angle OAD$

$=\angle AKM+ \angle AKO =\angle OKP$
Suy ra ON vuông góc với MP
Hoàn toàn tương tự ta chứng minh được OP vuông góc MN
Suy ra O là trực tâm tam giác MNP


Edited by LuoiHocNhatLop, 12-10-2014 - 00:25.


#3
vuducvanno1

vuducvanno1

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 posts

Bạn xem kí hiệu đầu bài có bị trùng không



#4
vuducvanno1

vuducvanno1

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 posts

Giả sử AB giao CD tại N.AD giao BC tại M.AC giao DB tại I.Ta sẽ chứng minh dựa trên cực đối cực:

Đường đối cực của N và M lần lượt là IM và IN nên ON và OM lần lượt vuông góc với IM và IN.Vật ta có dpcm



#5
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1670 posts

Kẻ các tiếp tuyến từ $N$ đến $(O)$ là $NX,NY$ và $P$ là $PE,PF$ khi đó $\overline{X,Y,E,F,M}$ ( khi đó ta cũng đó đpcm vì $NO$ vuông góc $EF$)

Giả sử $XY$ cắt $AD,BC$ ở $H,K$ ta có $(NHAD)=(NKBC)=-1$ nên $HK,AB,DC$ đồng quy ở $P$  , tương tự $(NHAD)=(NKCB)=-1$ nên $HK,AC,DB$ đồng quy ở $M$ do đó ta có đpcm . 


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#6
toanc2tb

toanc2tb

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 posts

Cho em xin những tài liệu về các ứng dụng, bài tập về định lý này với ạ!


"Nếu đường chỉ tay quyết định số phận của bạn thì hãy nhớ đường chỉ tay nằm trong lòng bàn tay của bạn." (Issac Newton)

"Khi mọi thứ dường như đang quay lưng với bạn, thì hãy luôn nhớ rằng máy bay cất cánh được khi bay ngược chiều chứ không phải thuận chiều gió"   :icon6:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :oto:  :oto:  


#7
hoangkimca2k2

hoangkimca2k2

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 posts

Cho em xin những tài liệu về các ứng dụng, bài tập về định lý này với ạ!

https://tranminhngoc...g-de1bba5ng.pdf


  N.D.P 





Also tagged with one or more of these keywords: hhp

1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users