Đến nội dung

Hình ảnh

Tỉ lệ vàng – dấu vân tay của Chúa?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

TỈ LỆ VÀNG - DẤU VÂN TAY CỦA CHÚA?

 

 

 

golden-ratio-spiral.jpg



Nói về cái tỉ lệ này chắc bạn không mấy xa lạ, chỉ là con số $\phi \approx 1.61803398875$. Ban đầu, tôi nghĩ “Chắc mấy người học toán rảnh quá hay sao mà lại “đặc biệt hóa” cái con số $\phi $ này lên” bởi vì cả cuộc đời học toán của tôi, tôi chưa bao giờ phải sử dụng đến cái “con số vàng” này, trừ khi tôi phải giải một bài tập toán đặc thù nào đó kiểu như tính số Fibonacci, hay tôi là một nhà kiến trúc sư chẳng hạn.

Vào mùa hè năm 2014, tôi có dịp khoác áo chiến sĩ Mùa hè xanh, tham gia mặt trận Ong nghiên cứu của trường tôi. Mặt trận này có chức năng giảng dạy, truyền cảm hứng khoa học đến các bạn học sinh cấp 3 và bài giảng đầu tiên của nhóm tôi đó là “Tỉ lệ vàng”. Tôi lại nghĩ: “Không biết “chém gió” gì về cái tỉ lệ vớ vẩn này, chắc lại nói là nó áp dụng nhiều trong kiến trúc, mĩ thuật, … “. Thế là tôi phải lên mạng tìm kiếm tài liệu về nó, thực sự nếu tôi không tham gia Ong nghiên cứu thì tôi cũng chẳng thèm quan tâm đến nó làm gì đâu. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, tôi mới phát hiện ra nhiều vấn đề thú vị đằng sau con số này, từ đó tôi mới tự đặt câu hỏi giống như tiêu đề bài viết. Tôi không giỏi lắm về cách hành văn, cho nên tôi sẽ viết theo trình tự những gì tôi đọc được và những gì tôi tự hỏi, ở cuối bài viết này tôi có dẫn nguồn tài liệu, bạn đọc có thể xem thêm.

Trong quyển VI của bộ Cơ sở, tác phẩm đồ sộ của Euclide về hình học, ông ta đã định nghĩa về cách chia 1 đoạn thẳng bất kỳ thành 2 đoạn thẳng nhỏ có độ dài khác nhau. Cụ thể rằng nếu ta chia đoạn $AB$ thành 2 đoạn $AC$ và $CB$ ($C$ nằm trong $AB$) sao cho:
$$\frac{AC}{CB}=\frac{AB}{AC}$$
thì mỗi tỉ số này được gọi là “trung và ngoại tỉ”, từ thế kỷ 19, người ta gọi tỉ số này là “tỉ lệ vàng” (golden ratio), còn điểm $C$ được gọi là “điểm vàng”.

 

 

 

GoldenRatio.png



Nếu nói về Euclide, tôi biết ông ta là một nhà toán học thiên tài, nhất là về mảng hình học. Nhưng tôi lại chưa hiểu được tại sao Euclide lại bận tâm đến cách chia này, thậm chí còn đặt tên cho nó nữa vì xét cho cũng có vô số cách chọn điểm $C$ trên đoạn $AB$ sao cho $AC\ne CB$, tại sao ông ta chỉ quan tâm đến vị trí “điểm vàng” đó mà không quan tâm đến những vị trí khác? Trả lời câu hỏi này, tôi lại “quay ngược thời gian” về thời của Pythagoras.


pythagoras-bust.jpg



Pythagoras, ông vốn là một nhà triết gia và nhà toán học lỗi lạc của Hy Lạp cổ đại. Thực ra ông và những người thuộc trường phái Pythagoras trong thời kỳ đầu không phải là nhà toán học hay khoa học đúng nghĩa. Những người này “tôn thờ” những con số vì theo họ, các con số vừa là thực thể sống, vừa là các nguyên lý phổ quát vạn vật từ thiên đường đến đạo đức con người. Họ coi các số lẻ tượng trưng cho sự nam tính và những đức tính tốt, còn số chẵn là nữ tính và xấu xa. Họ có tình yêu đặc biệt với số 5, là sự hợp nhất của 2 (là số chẵn đầu tiên, tượng trưng cho giống cái) và 3 (là số lẻ đầu tiên, tượng trưng cho giống đực). Cần lưu ý rằng họ không coi 1 là con số mà là cái sinh ra mọi số. Từ con số 5, họ dựng lên ngôi sao 5 cánh như biểu trưng của tình huynh đệ. Và đây chính là chỗ xuất hiện tỉ lệ vàng. Nếu bạn lấy một ngôi sao năm cánh đều thì tỉ số cạnh và đáy thuộc một tam giác bất kỳ, nó sẽ cho ra đúng bằng tỉ lệ vàng. Tương tự, tỉ số giữa đường chéo bất kỳ trong một ngũ giác đều với 1 cạnh của nó cũng ra đúng bằng tỉ lệ vàng và trên thực tế, để dựng một ngũ giác đều bằng thước và compa, ta cần phải chia một đoạn thẳng theo tỉ lệ vàng.

 

 

 

sao5canh.gif



“À, thì ra ông Euclide chế cái tỉ lệ vàng chỉ để dựng hình chứ gì?” Tôi tự nhủ như thế cho đến khi tôi được đọc một tài liệu khác về Plato.

 

 

 

plato_bust.jpg



Ông đã bổ sung thêm một chiều nữa vào ý nghĩa thần thoại của tỉ lệ vàng. Người Hi Lạp cổ đại tin rằng mọi thứ trong vũ trụ đều được cấu tạo bởi 4 yếu tố: đất, lửa, không khí và nước. Trong cuốn Timaeus, Plato đã giải thích cấu trúc vật chất bằng cách sử dụng 5 hình khối đều mà ngày nay ta gọi chúng là các hình khối Plato (Platonic solid). 5 hình khối này là những khối duy nhất mà tất cả các mặt của mỗi khối là các đa giác đều, đồng thời các đỉnh mỗi khối nằm trên một mặt cầu. Chúng là khối tứ diện (tượng trưng cho lửa sắc sảo), khối lập phương (tượng trưng cho đất vững chãi), khối bát diện (tượng trưng cho không khí), khối 20 mặt đều (tượng trưng cho nước). Còn khối 12 mặt, Plato cho rằng hình khối này biểu diễn toàn bộ vũ trụ. Điều đặc biệt ở hình khối này đó là mỗi mặt của chúng là hình ngũ giác, nơi xuất hiện tỉ lệ vàng, mặt khác, tỉ số giữa thể tích và diện tích bề mặt của nó ra đúng tỉ lệ vàng.

 

 

 

KhoiPlaton.jpg



Như vậy, cả Pythagoras và Plato, những nhà toán học và triết học lỗi lạc đều cho rằng tỉ lệ vàng xuất hiện rộng khắp trong toàn bộ vũ trụ. Điều này càng được củng cố khi vào năm 2003, các nhà khoa học tại NASA phát hiện ra rằng vũ trụ là hữu hạn và có hình dạng như khối 12 mặt đều, đúng như khối mà Plato đã chọn để đại diện cho vũ trụ. Thú vị chứ nhỉ? Nếu bạn thấy mơ hồ, tôi sẽ cho bạn thấy những hình ảnh có xuất hiện tỉ lệ vàng trong tự nhiên, vũ trụ, … những thứ mà con người không thể can thiệp được (chứ nếu không bạn lại nói: “Ôi cái này người ta cố tình làm cho đúng với tỉ lệ vàng”, mắc công lắm) nhưng ở cuối bài viết này chứ không phải bây giờ. Vì sao ư? Tôi nghĩ bạn không muốn phải đo đạc, tính toán chia tỉ lệ đâu, rất mất thời gian, toán học có cách thức kiểm chứng đơn giản rất nhiều.

Nhắc lại định nghĩa tỉ lệ vàng:

Cho đoạn $AB$, lấy điểm $C$ nằm giữa $A$ và $B$ sao cho
$$\frac{AC}{CB}=\frac{AB}{AC}$$
Khi đó, mỗi tỉ số này được gọi là “tỉ lệ vàng”.

Tỉ lệ này có một điều đặc biệt, đó là bất chấp đoạn $AB$ dài bao nhiêu thì giá trị tỉ lệ đó không đổi. Tôi sẽ chứng minh điều này.

Do $C$ nằm giữa $AC$ và $CB$ nên tỉ lệ trên tôi viết lại thành:
$$\frac{AC}{CB}=\frac{AB}{AC}$$
$$\Leftrightarrow \frac{AC}{CB}=\frac{AC+CB}{AC}$$
$$\Leftrightarrow \frac{AC}{CB}=1+\frac{CB}{AC}$$
Đặt $\frac{AC}{CB}=x$, với $x>0,$ khi đó $\frac{CB}{AC}=\frac{1}{x}$, ta được phương trình:
$$x=1+\frac{1}{x}$$
$$\Leftrightarrow {{x}^{2}}-x-1=0$$
$$\Rightarrow x=\frac{1+\sqrt{5}}{2}$$
Vậy:
$$\frac{AC}{CB}=\frac{AB}{AC}=\phi =\frac{1+\sqrt{5}}{2}\approx 1.61803398875$$
Từ đó, ta thấy rằng dù đoạn $AB$ dài bao nhiêu chăng nữa thì tỉ số trên không đổi và bằng hằng số $\phi $, thật là thú vị. Qua đó, để kiểm chứng 2 đại lượng có hợp với tỉ lệ vàng hay không, ta chỉ việc xem tỉ lệ của nó có bằng $\phi $ hay không là xong. Tuy nhiên, số $\phi $ lại là một con số lẻ, hơn nữa việc đo đạc không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhất là kiểm chứng tỉ lệ vàng trong vũ trụ, việc đo khoảng cách giữa các ngôi sao, tính diện tích thiên hà, … khá phức tạp, do đó các nhà toán học đã sáng tạo ra những “cái khuôn” sao cho chỉ cần “ráp” hai đại lượng vào “cái khuôn” đó, ta sẽ biết được chúng có thỏa tỉ lệ vàng hay không. Cụ thể:

1. Tam giác vàng (Golden triangle)

Dựa vào định nghĩa tỉ lệ vàng, tôi có 3 điểm $A,~B,~C$, vì vậy tôi sẽ thử tạo dựng nên một tam giác cân tại $A$ thỏa
$$\frac{AC}{CB}=\frac{AB}{AC}=\phi $$
Tôi tự hỏi: “Nếu $\Delta ABC$ cân tại $A$ thì góc $\hat{A}$ bao nhiêu độ?”. Rất may, định lý hàm $cos$ giúp tôi giải quyết vấn đề này.
$${{\left( BC \right)}^{2}}={{\left( AB \right)}^{2}}+{{\left( AC \right)}^{2}}-2.AB.AC.\cos \left( {\hat{A}} \right)$$
$$\Leftrightarrow {{\left( BC \right)}^{2}}=2{{\left( AC \right)}^{2}}-2{{\left( AC \right)}^{2}}\cos \left( {\hat{A}} \right)$$
$$\Leftrightarrow \frac{1}{2}.{{\left( \frac{BC}{AC} \right)}^{2}}=1-\cos \left( {\hat{A}} \right)$$
$$\Leftrightarrow \frac{1}{2}.{{\left( \frac{1}{\phi } \right)}^{2}}=1-\cos \left( {\hat{A}} \right)$$
$$\Leftrightarrow \cos \left( {\hat{A}} \right)=1-\frac{1}{2{{\phi }^{2}}}$$
$$\Leftrightarrow \cos \left( {\hat{A}} \right)=\frac{1+\sqrt{5}}{4}$$
$$\Rightarrow \hat{A}=\arccos \left( \frac{1+\sqrt{5}}{4} \right)={{36}^{o}}$$
Như vậy, tôi chỉ cần dựng một tam giác cân tại góc ${{36}^{o}}$ là tôi sẽ được công cụ tam giác vàng, còn việc dựng tam giác như thế nào thì tôi để dành cho sự sáng tạo của độc giả. Ngạc nhiên chưa?

 

 

 

GoldenTriangle.png



Sau khi có công cụ rồi, bây giờ ta sẽ sử dụng chúng. Tạm thời cho tôi sử dụng hình ảnh do con người can thiệp để ra tỉ lệ vàng cho bạn dễ hình dung.

 

 

 

Cricifixion.jpg



Đây là bức họa tên là Crucifixion của danh họa Raffaello Sanzio da Urbino, hay còn gọi là Raphael. Vị họa sĩ này đã vận dụng tỉ lệ vàng trong bức họa này, cụ thể rằng ông ta muốn tỉ lệ giữa khoảng cách từ đỉnh đầu Chúa xuống phần đuôi tà áo của Mary Magdalene (người quỳ gối ở bên phía chân trái của Chúa) và khoảng cách từ đuôi tà áo của bà đến đuôi tà áo của Thánh truyền giáo John thỏa đúng tỉ lệ vàng nhằm đảm bảo tính cân đối của bức tranh. Thay vì phải đo lường chia tỉ lệ một cách phức tạp, vì họa sĩ này đã khéo léo sử dụng công cụ tam giác vàng để thực hiện bức họa.

Với công cụ tam giác vàng này, tôi thấy chúng không được dùng nhiều lắm trong quá trình kiểm chứng tỉ lệ vàng trong tự nhiên, vì vậy, ta cần một công cụ khác hữu dụng hơn.

 

 

2. Hình chữ nhật vàng (Golden rectangle)

Đầu tiên, bạn hãy vẽ một hình vuông bất kỳ, chọn trung điểm của một cạnh, vẽ góc phần tư cung tròn tâm là trung điểm, bán kính từ trung điểm đến một góc bất kỳ của hình vuông, bạn sẽ có được hình chữ nhật vàng. Bạn dễ dàng thấy được định nghĩa của Euclide trong hình chữ nhật này.

Cách vẽ hình chữ nhật vàng

GoldenRectangleMoving.gif


Cuối cùng, bạn sẽ có hình chữ nhật vàng

 

 

 

GoldenRectangle.gif



Chắc nãy giờ bạn đang mong chờ tôi làm sáng tỏ luận điểm của Plato và Pythagoras rằng tỉ lệ vàng xuất hiện rộng khắp trong vũ trụ đúng không? Dưới đây là những hình ảnh thực tế, lưu ý rằng con người hoàn toàn không can thiệp, tự nhiên những vật thể này chuẩn theo tỉ lệ vàng.

 

 

 

saturn-phi1.gif



Hình ảnh sao Thổ với tỉ lệ của độ rộng vành đai và khoảng cách từ bề mặt sao Thổ đến điểm trong vành đai bằng với tỉ lệ vàng. Ngoài ra, đường kính sao Thổ và khoảng cách từ bề mặt sao Thổ đến rìa ngoài vành đai cũng bằng đúng với tỉ lệ vàng.

Các bạn xem bức hình dưới đây, khoảng cách từ Mặt Trời đến sao Kim và khoảng cách từ sao Kim đến Trái Đất cũng thỏa tỉ lệ vàng.

 

 

 

venus-earth.gif



Nhờ sử dụng công cụ hình chữ nhật vàng này, ta đỡ mất công phải tính toán phức tạp. Tuy nhiên, người ta nói lòng tham vô tận, ta sẽ tiếp tục tìm kiếm những công cụ khác.

3. Xoắn ốc vàng (Golden spiral)

Nghe đến xoắn ốc, chắc bạn nghĩ đến việc phải vẽ vời gì phức tạp lắm đúng không? Thực ra người ta chỉ tận dụng lại hình chữ nhật vàng để vẽ xoắn ốc vàng thôi.

 

 

 

GoldenRectangle.gif



Bạn nhìn hình chữ nhật nhỏ bên phải, bạn chọn 1 điểm trên chiều dài sao cho khi bạn kẻ song song với chiều rộng, bạn sẽ được 1 hình vuông và một hinh chữ nhật nhỏ giống như hình chữ nhật vàng này. Tiếp tục áp dụng quy trình trên cho tới khi nào bạn mệt thì thôi.

 

 

 

animated-golden-rectangle.gif



Sau đó, từ hình vuông bé nhất bạn vẽ được, bạn chọn 1 trong 4 điểm của hình vuông sao cho khi bạn vẽ cung phần tư hình tròn, tâm là điểm đó, bán kính là cạnh hình vuông, cung phần tư kết thúc tại điểm thuộc 2 hình vuông. Cụ thể, bạn xem hình sau


golden_spiral.gif


Một góc nhìn khác cho cách vẽ đường xoắn ốc vàng

 

 

 

tumblr_mgllmq3cb61s3r7pno1_500.gif



Như vậy, từ hình chữ nhật vàng, bạn đã vẽ được đường xoắn ốc vàng có dạng sau:

 

 

 

fibonacci2.gif



Những con số trong hình được quy ước rằng lấy hình chữ nhật nhỏ nhất bạn vẽ được, chia đôi ra, bạn sẽ được hình vuông có diện tích là 1 rồi từ đó, bằng những kiến thức hình học cơ bản, bạn được các con số trên nếu sắp xếp tăng dần sẽ là 1, 1, 2, 3, 5, 8, , … Bạn thấy những con số này quen thuộc chứ? Đó chính là dãy số Fibonacci có công thức tổng quát để xác định chữ số thứ $n$ là
$$F\left( n \right)=\frac{1}{\sqrt{5}}\left( {{\left( \frac{1+\sqrt{5}}{2} \right)}^{n}}-{{\left( \frac{1-\sqrt{5}}{2} \right)}^{n}} \right)$$
$$F\left( n \right)=\frac{{{\phi }^{n}}-{{\left( 1-\phi \right)}^{n}}}{\sqrt{5}}$$
Mặt khác, nếu ta lấy một số Fibonacci rất lớn bất kỳ chia cho số liền trước nó, ta sẽ được giá trị xấp xỉ $\phi $. Nói theo cách toán học thì:
$$\underset{n\to \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{F(n+1)}{F(n)}=\phi $$

 

 

Ta xét những hình ảnh sau

 

 

flower.png



Ta có thể thấy hình ảnh của tỉ lệ vàng trong tự nhiên dưới dạng số Fibonacci.

Quay trở lại công cụ xoắn ốc vàng này, tôi nghĩ bạn có thể bắt đầu ngạc nhiên trước những hình ảnh dưới đây được rồi. Lưu ý một lần nữa là con người không hề tác động vào, tự nhiên nó vậy nhé!

 

 

 

storm.jpg

 

 

 

phi5.jpg

 

 

 

ear-golden-spiral.gif

 

 

 

6235289_orig.jpg

 

 

 

galaxy.jpg

 

 

 

golden-spiral-galaxy3.jpg



Thật kỳ diệu, liệu sự xuất hiện của tỉ lệ vàng chỉ là sự ngẫu hiên hay là sự sắp đặt? Chưa hết, mời bạn cũng thưởng lãm những hình ảnh tỉ lệ vàng sau:

Trong cơ thể người


Arm-01.jpg

 

 

 

bone.jpg

 

 

 

27280_d.png

 

 

Trong tự nhiên

dolphin.gif

 

 

 

http-inlinethumb01-webshots-com-42112-2811799030103611142s600x600q85.jpg

 

 

 

portfolio-nature.gif


Trong vũ trụ


Earth-Moon-Phi.gif

 

 

 

911.jpg

 

 

 

PhiSpiralofSolarSystem.jpg

 

 

Ngoài ra, nhắc đến tỉ lệ vàng, ta không thể không nhắc đến những công trình kiến trúc đặc sắc hay những bức họa rất cân đối và hài hòa, ẩn chứa nhiều bí ẩn.

 

 

fibonacci-pyramid.jpg

 

 

 

kheops.png

 

 

 

Parthenon.jpg

 

 

 

Effel.jpg

 

 

 

thapRua.jpg

 

 

 

Monalisa.png

 

 

Sau khi tìm hiểu về tỉ lệ vàng, tôi thật sự ngạc nhiên trước khả năng tiên đoán của những người cổ đại mà điển hình là Platon và Pythagoras. Quả thật, ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy tỉ lệ vàng xuất hiện rộng khắp trong vũ trụ, những nơi không hề có sự can thiệp của con người. Tôi tự hỏi liệu đây chỉ là sự ngẫu nhiên hay có sự sắp xếp của “thế lực” nào đó. Nếu như mỗi người đặc trưng bởi dấu vân tay, thì liệu tỉ lệ vàng có phải là dấu vân tay của Chúa, người mà theo quan điểm của Công giáo đã sáng tạo nên vạn vật trong vũ trụ? Còn bạn, bạn nhận định như thế nào?

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm sự xuất hiện của tỉ lệ vàng trong cuộc sống, bạn có thể theo dõi đoạn clip sau.

 

 



Tài liệu tham khảo

1. Mario Livio, Chúa trời có phải là nhà toán học?, Phát minh và khám phá, trang 341, Phạm Văn Thiều, Phạm Thu Hằng dịch, Nhà xuất bản Trẻ, 2011.

2. John Casey and Euclid , The First Six Books of the Elements of Euclid, http://www.gutenberg...74e8ccb3c85fd83, page 61, Prop. XI. – Problem.

3. Chứng minh mối tương quan giữa tỉ lệ vàng và Fibonacci https://vi.wikipedia...BB.87_v.C3.A0ng

4. http://www.goldennumber.net/


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 11-03-2017 - 15:43

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#2
nxuan223

nxuan223

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Khái niệm về tỷ lệ vàng

Xét các đoạn thẳng sau, đoạn thẳng dài là a, đoạn thẳng ngắn là b, tổng hai đoạn thẳng là a+b. Khi các số này thỏa mãn điều kiện (a+b)/a = a/b thi lúc đó tỷ lệ a/b được gọi là tỷ lệ vàng. Bằng cách giải phương trình điều kiện trên tìm được tỷ lệ đó là con số  1,61803398875; (gần bằng 1,62) người ta ký hiệu nó là φ (phi).

cong-thuc-ty-le-vang.jpg

Vậy tỷ lệ vàng φ là tỷ lệ kích thước dài / kích thước ngắn bằng 1.62

Hình chữ nhật tỷ lệ vàng

Hình chữ nhật tỷ lệ vàng:  Đó là các hình có gọi các hình chữ nhật có cạnh dài chia cạnh ngắn bằng φ. 

Có một sự liên hệ bản chất tự nhiên nào đó, các bố cục được trình bày trong các hình chữ nhật với tỷ lệ vàng làm cho người xem có cảm giác thoải mái hài lòng hơn và cảm nhận được bố cục hợp lý, đẹp hơn. Bạn có nhận ra các bản vẽ kiến trúc, nội thất, bảng biểu ...  được trình bày trên các khổ giấy kích thước chuẩn A0, A1, A2, A3, A4 ? Các khổ giấy đó đều có kích thước trong phạm vi cho phép của tỷ lệ vàng.

Tỷ lệ vàng trong toán học: Mở rộng tổng quát các đại lượng a, b thỏa mãn tỷ lệ vàng đó chính là dãy số Fibonacci (tìm hiểu sâu hơn tại Wikipadia) đây là dãy số quan trọng vì nó thể hiện rất nhiều quy luật của thế giới tự nhiên (tuy nhiên chúng ta không tìm hiểu sau về nó mà chỉ dẫn chứng các kết quả và ứng dụng trực tiếp trong thiết kế). 
Các hình chữ nhật xếp theo dãy Fibonacci từ nhỏ đến lớn ta thu được hình thể hiện dãy số đó và vẽ ra được một đường cong xoắn ốc. Đường cong xoắn ốc sinh ra theo tỷ lệ vàng này bắt gặp rất nhiều trong tự nhiên.
hinh-chu-nhat-ty-le-vang.jpg
Các hình chữ nhật có tỷ lệ vàng và đường xoắn ốc tỷ lệ vàng

Video - Hình chữ nhật có tỷ lệ vàng

Tỷ lệ vàng xuất hiện phong phú trong thế giới tự nhiên của chúng ta.

Tỷ lệ vàng, số phi (φ), một con số tỷ lệ thần thành (theo cách nói trong tác phẩm Mật mã Davinci) nó xuất hiện dày đặc trong giới tự nhiên, từ các quy luật vật lý (hãy xem hình dạng các cơn bão), đến thế giới thực vật (xem bông hoa hướng dương), thế giới động vật (quan sát một vỏ ốc) đến kích thước nhân trắc học (các kích thước cơ thể con người). Hãy xem các hình ảnh sau:

ty-le-vang-hoa-cay-co.jpg

Tỷ lệ vàng xuất hiện trong thế giới tự nhiên  (1)

ty-le-vang-01.jpg

Tỷ lệ vàng xuất hiện trong thế giới tự nhiên  (2)

ty-le-vang-con-nguoi.jpg

Con người có vô số yếu tố có thể hiện tỷ lệ vàng

Những người có thể hình đẹp có nhiều tỷ lệ rất gần với số Ф gồm:

  • Chiều cao / đỉnh đầu đến đầu ngón tay = Ф
  • Đỉnh đầu tới đầu ngón tay / đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) = Ф
  • Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / đỉnh đầu tới ngực = Ф
  • Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều rộng đôi vai = Ф
  • Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều dài cẳng tay = Ф
  • Đỉnh đầu tới rốn (hoặc cùi chỏ) / chiều dài xương ống quyển = Ф
  • Đỉnh đầu tới ngực / đỉnh đầu tới gốc sọ = Ф
  • Đỉnh đầu tới ngực / chiều rộng của bụng = Ф
  • Chiều dài của cẳng tay / chiều dài bàn tay = Ф
  • Vai đến các đầu ngón tay / khuỷu tay đến các đầu ngón tay = Ф
  • Hông đến mặt đất / đầu gối đến mặt đất = Ф
  • Gọi độ dài từ rốn lên đến đỉnh đầu là x, độ dài từ rốn xuống đến chân là y. Độ dài một dang tay gọi là a. Nếu x/y = a/(x+y) = 1,618 = Ф, thì đó là thân hình của các siêu người mẫu.
Tỷ lệ vàng ứng dụng trong thiết kế nội thất, kiến trúc, mỹ thuật

Tỷ lệ vàng nhiều người tin rằng như một năng lực của giới tự nhiên, và khi có các yếu tố nghệ thuật có tỷ lệ này thì bộ não con người có xu hướng thích thú nó hơn. Dù bạn có tin điều đó hay không thì có rất nhiều các tác phẩm kiến trúc, hội họa từ cổ đại tới hiện đại sáng tác bởi các thiên tài trong đó có sử dụng yếu tố tỷ lệ vàng. Trong phát triển của xã hội loài người, tỷ lệ vàng Ф được con người ứng dụng trong nghệ thuật và thiết kế từ 4000 ngàn năm trước đây, thậm chí là còn hơn như vậy. Nhiều người tin rằng  các kim tự tháp ai cấp có sử dụng tỷ lệ vàng, tỷ lệ vàng có trong các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc và mọi thứ quanh bạn.

Tỷ lệ vàng trong hội họa

ty-le-vang-trong-hoi-hoa.jpg

Rất nhiều tác phẩm hội họa của các họa sĩ thiên tài được bố cục với các khu vực tạo ra một tỷ lệ vàng

 

Tỷ lệ vàng trong các công trình kiến trúc

ty-le-vang-trong-cong-trinh-kien-truc.jp

Các công trình kiến trúc với tỷ lệ vàng

Tỷ lệ vàng trong thiết kế logo, kiểu dáng công nghiệp

kieu-dang-cong-nghiep.jpg

Tỷ lệ vàng bạn có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày, từ các logo thương hiệu nổi tiếng, đến các sản phẩm bao bì, các đồ gia dụng, điện tử từ thủ công là bình gốm cho đến sản phẩm hiện đại như ô tô.

Ứng dụng tỷ lệ vàng thiết kế nội thất

Trong thiết kế nội thất bạn có thể áp dụng tỷ lệ vàng để có được sự cần bằng hài hòa, chủ yếu tập trung vào hình chữ nhật có tỷ lệ vàng. Tỷ lệ này bạn có thể ứng dụng trong chế tạo các đồ nội thất trong căn phòng, bài trí tương quan tỷ lệ cao thấp, ngắn dài. Phân chi khu vực trang trí, để đồ nội thất trong phòng ...

tu-noi-that-ty-le-vang.jpg

Tỷ lệ vàng bạn có thể dùng trong chế tạo các đồ nội thất như tủ đồ, kệ trang trí, kích thước bàn trà, bàn ăn ...

noi-that-ty-le-vang.jpg

Có các tỷ lệ vàng nào trong không gian nội thất đẹp trên? Hãy để ý đến các hình khối dạng vuông, để ý đến chiều cao tường, cửa cũng như đồ nội thất.

Lưu ý: hãy linh hoạt khi vận dụng, bạn không cần đạt tới chính xác số φ, chỉ cần bản đạt đến gần con số đó giống như trong sử dụng thước tầm của các người thợ Việt Nam.

ty-le-vang-pk.jpg

Thiết kế nội thất phòng khách đẹp với tỷ lệ vàng của các yếu tố.

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh