Đến nội dung

Hình ảnh

[Toán THCS]Biến đổi đồng nhất

* * * * - 3 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 34 trả lời

#21
tpdtthltvp

tpdtthltvp

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 831 Bài viết

Bài 6:

a/ Cho $\left\{\begin{matrix} x+y=a+b \\ x^2+y^2=a^2+b^2 \end{matrix}\right.$

Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương $n$, ta có: $x^n+y^n=a^n+b^n$.

 

b/ Cho $a,b,c$ là các số khác $0$ thỏa mãn: $a^3b^3+b^3c^3+c^3a^3=3a^2b^2c^2$.

Tính giá trị của biểu thức 

$$P=(1+\frac{a}{b})(1+\frac{b}{c})(1+\frac{c}{a})$$


$\color{red}{\mathrm{\text{How I wish I could recollect, of circle roud}}}$

$\color{red}{\mathrm{\text{The exact relation Archimede unwound ! }}}$

 


#22
tquangmh

tquangmh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 253 Bài viết

Bài 6 :

a/ $x+y=a+b\Rightarrow (x+y)^{2}=(a+b)^{2}\Rightarrow x^{2}+2xy+y^{2}=a^{2}+2ab+b^{2} \Rightarrow xy = ab$

Có :$(x-y)^{2}=(x+y)^{2}-4xy=(a+b)^{2}-4ab=(a-b)^{2} \Rightarrow (x-y)^{2}=(a-b)^{2}\Rightarrow x-y=a-b$ hoặc $x-y=b-a$

*Với x - y = a - b, có :

$x-y=a-b; x+y=a+b \Rightarrow x=a$ Từ đó có đpcm

*Với x-y = b-a thì ta cũng có điều tương tự

Từ đây ta có đpcm

Cách này ko tổng quát, nhưng đối với bài này thì mình áp dụng cách này

b/ Đặt ab = x; bc = y; ca=x. $\Rightarrow x^{3}+y^{3}+z^{3}=3xyz \Rightarrow (x+y+z)(x^{2}+y^{2}+z^{2}-xy-yz-zx)=0\Rightarrow(ab+bc+ca)(a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}-ab^{2}c-abc^{2}-a^{2}bc)=0$

* Với a2b2 + b2c2 + c2a2 - ab2c - abc2 - a2bc = 0. Ta có

$(a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}-ab^{2}c-abc^{2}-a^{2}bc)=0 \Leftrightarrow (ab-bc)^{2}+(bc-ca)^{2}+(ca-ab)^{2}=0\Leftrightarrow a=b=c$ 

Từ đó ta có P=(1+1)(1+1)(1+1)=8

*Với ab + bc + ca = 0 (Trường hợp này mình chưa giải đc)


"Cuộc đời không giống như một quyển sách,đọc phần đầu là đoán được phần cuối.Cuộc đời bí ẩn và thú vị hơn nhiều ..." Kaitou Kid

 


#23
tpdtthltvp

tpdtthltvp

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 831 Bài viết

Bài 6 :

a/ $x+y=a+b\Rightarrow (x+y)^{2}=(a+b)^{2}\Rightarrow x^{2}+2xy+y^{2}=a^{2}+2ab+b^{2} \Rightarrow xy = ab$

Có :$(x-y)^{2}=(x+y)^{2}-4xy=(a+b)^{2}-4ab=(a-b)^{2} \Rightarrow (x-y)^{2}=(a-b)^{2}\Rightarrow x-y=a-b$ hoặc $x-y=b-a$

*Với x - y = a - b, có :

$x-y=a-b; x+y=a+b \Rightarrow x=a$ Từ đó có đpcm

*Với x-y = b-a thì ta cũng có điều tương tự

Từ đây ta có đpcm

Cách này ko tổng quát, nhưng đối với bài này thì mình áp dụng cách này

b/ Đặt ab = x; bc = y; ca=x. $\Rightarrow x^{3}+y^{3}+z^{3}=3xyz \Rightarrow (x+y+z)(x^{2}+y^{2}+z^{2}-xy-yz-zx)=0\Rightarrow(ab+bc+ca)(a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}-ab^{2}c-abc^{2}-a^{2}bc)=0$

*Với ab + bc + ca = 0 (Trường hợp này mình chưa giải đc)

*Với $x+y+z=0$.

Áp dụng hằng đẳng thức 

$(x+y+z)^3-x^3-y^3-z^3=3(x+y)(y+z)(z+x)$

$\Rightarrow -(x^3+y^3+z^3)=3(x+y)(y+z)(z+x)$

$\Rightarrow -3xyz=(x+y)(y+z)(z+x)$

Hay $-a^2b^2c^2=abc(a+b+c)$

$\Rightarrow -abc=(a+b)(b+c)(c+a)$

$\Rightarrow -1=\frac{a+b}{b}.\frac{b+c}{c}.\frac{c+a}{a}=(1+\frac{a}{b})(1+\frac{b}{c})(1+\frac{c}{a})$


$\color{red}{\mathrm{\text{How I wish I could recollect, of circle roud}}}$

$\color{red}{\mathrm{\text{The exact relation Archimede unwound ! }}}$

 


#24
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Thử vài bài khó xem nhé :  
Bài 7 : Đơn giản biểu thức : 
$\frac{1}{(a+b)^3}.(\frac{1}{a^4}-\frac{1}{b^4})+\frac{2}{(a+b)^4}(\frac{1}{a^3}-\frac{1}{b^3})+\frac{2}{(a+b)^5}(\frac{1}{a^2}-\frac{1}{b^2})$ 
Bài 8 : Đơn giản biểu thức : 
$\frac{a^k}{(a-b)(a-c)(x-a)}+\frac{b^k}{(b-a)(b-c)(x-b}+\frac{c^k}{(c-b)(c-a)(x-c)}$ với $k=0,1,2$ và $a \ne b \ne c$ 



#25
tquangmh

tquangmh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 253 Bài viết

Bài 7 : 

_ Gọi N là đa thức cần rút gọn.

_ Xét : $N = ... = \frac{1}{(a+b)^{3}}.\frac{b^{4}-a^{4}}{a^{4}b^{4}}+\frac{2}{(a+b)^{4}}.\frac{b^{3}-a^{3}}{a^{3}b^{3}}+\frac{2}{(a+b)^{5}}.\frac{b^{2}-a^{2}}{a^{2}b^{2}}=\frac{1}{(a+b)^{3}}.\frac{(b^{2}+a^{2}).(a+b).(b-a)}{a^{4}b^{4}}+\frac{2(b^{3}-a^{3})}{a^{3}b^{3}(a+b)^{4}}+\frac{2}{(a+b)^{5}}.\frac{(b-a)(a+b)}{a^{2}b^{2}}=\frac{(b^{2}+a^{2})(b-a)}{a^{4}b^{4}(a+b)^{2}}+\frac{2(b^{3}-a^{3})}{a^{3}b^{3}(a+b)^{4}}+\frac{2(b-a)}{a^{2}b^{2}(a+b)^{4}}=\frac{(b^{2}+a^{2})(b-a)}{a^{4}b^{4}(a+b)^{2}}+\frac{2b^{3}-2a^{3}+2ab^{2}-2a^{2}b}{a^{3}b^{3}(a+b)^{4}}$

$=\frac{(b^{2}+a^{2})(b-a)}{a^{4}b^{4}(a+b)^{2}}+\frac{2(a+b)^{2}(b-a)}{a^{3}b^{3}(a+b)^{4}}=\frac{(b^{2}+a^{2})(b-a)}{a^{4}b^{4}(a+b)^{2}}+\frac{2(b-a)}{a^{3}b^{3}(a+b)^{2}}=\frac{(b^{2}+a^{2})(b-a)+2ab(b-a)}{a^{4}b^{4}(a+b)^{2}}=\frac{(b-a)(a+b)^2}{a^{4}b^{4}(a+b)^{2}}=\frac{b-a}{a^{4}b^{4}} \Rightarrow N=\frac{b-a}{a^{4}b^{4}}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tquangmh: 05-02-2016 - 20:47

"Cuộc đời không giống như một quyển sách,đọc phần đầu là đoán được phần cuối.Cuộc đời bí ẩn và thú vị hơn nhiều ..." Kaitou Kid

 


#26
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

8) Cho $f(x)=\sum \frac{(x-b)(x-c)}{(a-b)(a-c)}.a^k-x^k$ thì $f(x)$ là một đa thức của biến $x$ ko có bậc quá $2$ 
Nếu $k=0,1,2$ thì thay lần lượt giá trị $a,b,c$ cho ta $f(a)=f(b)=f(c)=0$ 
Suy ra $a,b,c$ là $3$ nghiệm của $f(x) \Leftrightarrow f(x)=0$ 
$\Rightarrow f(x)=x^k$
Áp dụng cho bài toán . Suy ra $VT=\frac{x^k}{(x-a)(x-b)(x-c)}$ trong đó $k=0,1,2$



#27
tquangmh

tquangmh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 253 Bài viết

Bài 9 :

a/ Cho a, b, c, x, y, z là các số thực thỏa mãn 2 đẳng thức sau :

$1) a+b+c=a^{2}+b^{2}+c^{2}=1$

$2) \frac{x}{a}=\frac{y}{b}=\frac{z}{c}$

Tính Giá trị biểu thức : $P=xy+yz+zx$

b/ Cho 4 số nguyên a, b, c, d thỏa mãn 2 đẳng thức sau :

$1)a+b=c+d$

$2)ab+1=cd$

Chứng minh : c=d

c/ Cho các số x, y, z thỏa mãn 3 đẳng thức sau :

$1)xy+x+y=3$

$2)yz+y+z=8$

$3) xz+z+x=15$

Tìm Giá trị của $P=x+y+z$

 

Bài 10 : Tam giác ABC có các cạnh với độ dài tương ứng là AB=c; AC=b; BC=a. Với mỗi trường hợp dưới dây thì "Tam giác ABC là tam giác gì" nếu (giải từng trường hợp) :

1/$\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}=\frac{a}{c}+\frac{c}{b}+\frac{b}{a}$

2/ (a+b)(b+c)(c+a)=8abc

3/ a3 + b3 + c3 = 3abc


"Cuộc đời không giống như một quyển sách,đọc phần đầu là đoán được phần cuối.Cuộc đời bí ẩn và thú vị hơn nhiều ..." Kaitou Kid

 


#28
tpdtthltvp

tpdtthltvp

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 831 Bài viết

Bài 9 :

a/ Cho a, b, c, x, y, z là các số thực thỏa mãn 2 đẳng thức sau :

$1) a+b+c=a^{2}+b^{2}+c^{2}=1$

$2) \frac{x}{a}=\frac{y}{b}=\frac{z}{c}$

Tính Giá trị biểu thức : $P=xy+yz+zx$

b/ Cho 4 số nguyên a, b, c, d thỏa mãn 2 đẳng thức sau :

$1)a+b=c+d$

$2)ab+1=cd$

Chứng minh : c=d

c/ Cho các số x, y, z thỏa mãn 3 đẳng thức sau :

$1)xy+x+y=3$

$2)yz+y+z=8$

$3) xz+z+x=15$

Tìm Giá trị của $P=x+y+z$

 

Bài 10 : Tam giác ABC có các cạnh với độ dài tương ứng là AB=c; AC=b; BC=a. Với mỗi trường hợp dưới dây thì "Tam giác ABC là tam giác gì" nếu (giải từng trường hợp) :

1/$\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}=\frac{a}{c}+\frac{c}{b}+\frac{b}{a}$

2/ (a+b)(b+c)(c+a)=8abc

3/ a3 + b3 + c3 = 3abc

Bài 9:

a)

Đặt $\frac{x}{a}=\frac{y}{b}=\frac{z}{c}=k\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=ak \\ y=bk \\ z=ck \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow P=k^2(ab+bc+ca)(1)$

Mặt khác: $a+b+c=a^2+b^2+c^2=1\Rightarrow (a+b+c)^2=a^2+b^2+c^2\Rightarrow ab+bc+ca=0(2)$

Từ $(1),(2)\Rightarrow P=0$

b)

$a+b=c+d\Rightarrow a=c+d-b$ nên $ab+1=cd\Leftrightarrow (c+d-b)b+1=cd\Leftrightarrow (d-b)(b-c)=1$

$\Rightarrow \begin{bmatrix} b-d=b-c=1 \\ b-d=b-c=-1 \end{bmatrix}\Rightarrow c=d$

c)

$\left\{\begin{matrix}

xy+x+y=3 \\ yz+y+z=8 \\ xz+z+x=15 
\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix}
(x+1)(y+1)=4 \\ (y+1)(z+1)=9 \\ (x+1)(z+1)=16 

\end{matrix}\right.\Rightarrow (x+1)^2(y+1)^2(z+1)^2=576$

Từ đó tính được $x,y,z$.

 

Bài 10:

1) Áp dụng BĐT: $\frac{a}{b}+\frac{b}{c}+\frac{c}{a}\geq \frac{a}{c}+\frac{c}{b}+\frac{b}{a}\Rightarrow a=b=c\Rightarrow$ tam giác đó đều.

2) $(a+b)(b+c)(c+a)\geq 2\sqrt{ab}.2\sqrt{cd}.2\sqrt{ca}=8abc\Rightarrow a=b=c$

3) $a^3+b^3+c^3\geq 3\sqrt[3]{a^3b^3c^3}=3abc\Rightarrow a=b=c$

 

P/S: Mấy bài này bạn lấy trong sách 23 chuyên đề phải không?   :luoi: 


$\color{red}{\mathrm{\text{How I wish I could recollect, of circle roud}}}$

$\color{red}{\mathrm{\text{The exact relation Archimede unwound ! }}}$

 


#29
tquangmh

tquangmh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 253 Bài viết

Bài 10 đừng dùng Bất đẳng thức thì hay hơn. Thử làm bằng cách biến đổi đi.

Còn mấy bài này là mình dạo chơi trên mạng rồi có thôi


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tquangmh: 13-02-2016 - 09:24

"Cuộc đời không giống như một quyển sách,đọc phần đầu là đoán được phần cuối.Cuộc đời bí ẩn và thú vị hơn nhiều ..." Kaitou Kid

 


#30
tpdtthltvp

tpdtthltvp

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 831 Bài viết

2/ (a+b)(b+c)(c+a)=8abc

3/ a3 + b3 + c3 = 3abc

 

Bài 10 đừng dùng Bất đẳng thức thì hay hơn. Thử làm bằng cách biến đổi đi.

Còn mấy bài này là mình dạo chơi trên mạng rồi có thôi

2/ $\Leftrightarrow a(b-c)^2+b(c-a)^2+c(a-b)^2=0\Leftrightarrow a=b=c$

3/ $\Leftrightarrow \frac{1}{2}(a+b+c)[(a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2]=0\Leftrightarrow a=b=c$


$\color{red}{\mathrm{\text{How I wish I could recollect, of circle roud}}}$

$\color{red}{\mathrm{\text{The exact relation Archimede unwound ! }}}$

 


#31
tquangmh

tquangmh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 253 Bài viết

Cho : x, y > 0 thỏa mãn : $\frac{x+y}{2}+\sqrt{\frac{x^{2}+y^{2}}{2}}=2\sqrt[3]{\frac{x^{3}+y^{3}}{2}}$. Chứng minh rằng : x = y


"Cuộc đời không giống như một quyển sách,đọc phần đầu là đoán được phần cuối.Cuộc đời bí ẩn và thú vị hơn nhiều ..." Kaitou Kid

 


#32
tquangmh

tquangmh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 253 Bài viết

Bài đó mình kiếm trên mạng mà mình không biết lời giải :D , bài gợi ý là dùng BĐT.


"Cuộc đời không giống như một quyển sách,đọc phần đầu là đoán được phần cuối.Cuộc đời bí ẩn và thú vị hơn nhiều ..." Kaitou Kid

 


#33
Longtunhientoan2k

Longtunhientoan2k

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 272 Bài viết

Cho : x, y > 0 thỏa mãn : $\frac{x+y}{2}+\sqrt{\frac{x^{2}+y^{2}}{2}}=2\sqrt[3]{\frac{x^{3}+y^{3}}{2}}$. Chứng minh rằng : x = y

 Theo mình thì bài này nên liên hợp là ra thôi,không cần phải dùng tới bất đẳng thức


         LONG VMF NQ MSP 


#34
thjiuyghjiuytgjkiutghj

thjiuyghjiuytgjkiutghj

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Tính $A=2x^{3}+2x^{2}+1$. Với $x=\frac{1}{3}(\sqrt[3]{\frac{23+\sqrt{513}}{4}}+\sqrt[3]{\frac{23-\sqrt{513}}{4}}-1)$

#35
Hai2003

Hai2003

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

Cho : x, y > 0 thỏa mãn : $\frac{x+y}{2}+\sqrt{\frac{x^{2}+y^{2}}{2}}=2\sqrt[3]{\frac{x^{3}+y^{3}}{2}}$. Chứng minh rằng : x = y

Đầu tiên, ta chứng minh $\sqrt[3]{\frac{x^{3}+y^{3}}{2}}\geq \frac{x+y}{2}$

Lập phương cả 2 vế, ta được $\frac{x^3+y^3}{2}\geq \frac{(x+y)^3}{8}\\ \Leftrightarrow 4(x^3+y^3)\geq x^3+y^3+3x^2y+3xy^2\\ \Leftrightarrow x^3+y^3\geq x^2y+xy^2\\ \Leftrightarrow (x-y)^2(x+y)\geq 0$

BĐT trên luôn đúng vì $x,y>0$, nên $\sqrt[3]{\frac{x^{3}+y^{3}}{2}}\geq \frac{x+y}{2} \ \color{red}{(1)}$

 

Tiếp theo, ta chứng minh $\sqrt[3]{\frac{x^{3}+y^{3}}{2}}\geq \sqrt{\frac{x^2+y^2}{2}}$

Tương tự, mũ 6 cả 2 vế: $\frac{(x^3+y^3)^2}{4}\geq \frac{(x^2+y^2)^3}{8}\\ \Leftrightarrow 2x^6+4x^3y^3+2y^6\geq x^6+y^6+3x^4y^2+3x^2y^4\\ \Leftrightarrow x^6+y^6-2x^3y^3-3x^2y^2(x^2+y^2)+6x^3y^3\geq 0\\ \Leftrightarrow (x^3-y^3)^2-3x^2y^2(x^2+y^2-2xy)\geq 0\\ \Leftrightarrow (x-y)^2(x^2+xy+y^2)^2-3x^2y^2(x-y)^2\geq 0\\ \Leftrightarrow (x-y)^2(x^4+y^4+2x^3y+2xy^3)\geq 0$

BĐT trên cũng luôn đúng, nên $\sqrt[3]{\frac{x^{3}+y^{3}}{2}}\geq \sqrt{\frac{x^2+y^2}{2}} \ \ \ \ \color{red}{(2)}$

$\color{red}{(1),(2)}\implies 2\sqrt[3]{\frac{x^{3}+y^{3}}{2}}\geq \frac{x+y}{2}+\sqrt{\frac{x^2+y^2}{2}}$

Dấu bằng chỉ xảy ra khi $x=y$

Vậy $x=y$






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh