Đến nội dung

Hình ảnh

$TOPIC$: $\boxed{\text{Chuyên Đề}}$ hình học ôn thi chuyên

hình học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
ngobaochau1704

ngobaochau1704

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

Một số bài toán đầu tiên :

$1.$ Cho đường tròn $(O;R)$ có dây cung cố định, $AB=R\sqrt{3}$. Điểm $P$ di động trên dây $AB$ ($P$ khác $A,B$). Gọi $(I;R_{1})$ là đường tròn qua $P$ và tiếp xúc với đường tròn $(O)$ tại $A$; $(k;R_{2})$ là đường tròn qua $P$ và tiếp xúc với đường tròn $(O)$ tại $B$. Hai đường tròn $(I)$ và $(K)$ còn cắt nhau tại điểm $M$ ($M$ khác $P$).

        $a)$ Chứng minh $R=R_{1}+R_{2}$ và tứ giác $MIKO$ nội tiếp

        $b)$ Chứng minh $M$ di động trên một đường cố định

        $c)$ Chứng minh đường thẳng $MP$ luôn đi qua một điểm cố định $N$. Xác định vị trí của $P$ trên $AB$ sao cho $PM.PN$ đạt GTLN.

 

$2.$ Cho tam giác $ABC$ có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn $(O)$. $B,C$ cố định, $D,E$ lần lượt là các điểm chính giữa của các cung nhỏ $AB,AC$. $DE$ cắt $AB,AC$ lần lượt tại $H,K$.

        $a)$ Chứng minh tam giác $AHK$ là tam giác cân

        $b)$ Gọi $I$ là giao điểm của $BE$ và $CD$. Chứng minh rằng đường thẳng $AI$ luôn đi qua một điểm cố định khi $A$ lưu động trên cung $BC$

        $c)$ Chứng minh rằng tỉ số $\frac{AH}{HK}$ không phụ thuộc vào vị trí của điểm $A$.

 

$3.$ Cho $\Delta ABC$ có $A<90^{\circ}$, đường cao $AH$ và trung tuyến $AM$. Trên tia $AB$ và $AC$ theo thứ tự lấy điểm $E$ và $F$ sao cho $ME=MF=MA$. Gọi $K$ là điểm đối xứng của $H$ qua $M$. Chứng minh rằng tứ giác $EMKF$ nội tiếp đường tròn.

 

$4.$ Cho $\Delta ABC$ ngoại tiếp đường tròn $(O)$, gọi $D$ là tiếp điểm của $BC$ với đường tròn. Gọi $(O')$ là đường tròn bàng tiếp trong góc $A$ của $\Delta ABC$ và tiếp xúc với $BC$ tại $F$. Vẽ đường kính $DE$ của đường tròn $(O)$. Chứng minh rằng $A,E,F$ thẳng hàng.

 

$5.$ Cho $\Delta ABC$ có 3 góc nhọn. Từ điểm $I$ thuộc miền trong của $\Delta ABC$, vẽ $IH\perp BC, IK\perp CA, IL\perp AB(H\in BC, K\in CA, L\in AB)$. Xác định vị trí của điểm $I$ sao cho $AL^{2}+BH^{2}+CK^{2}$ nhỏ nhất.

 

$6.$ Cho $\Delta ABC$ có các góc đều nhọn. Trên cung nhỏ $BC$ của đường tròn ngoại tiếp tam giác ta lấy một điểm $D$. Gọi $A',B',C'$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của $D$ trên $BC,CA,AB$. Chứng minh rằng: $\frac{BC}{DA'}=\frac{CA}{DB'}+\frac{AB}{DC'}$

 

$7.$ Cho tam giác đều $ABC$. Gọi $D$ là điểm đối xứng của $B$ qua đường thẳng $AC$. Đường thẳng qua $B$ cắt các đường thẳng $AD,CD$ lần lượt tại $M,N$. Các đường thẳng $AN,CM$ cắt nhau tại điểm $E$. Chứng minh bốn điểm $A,C,D,E$ cùng nằm trên một đường tròn.

 

$8.$ Cho tam giác đều $ABC$ có cạnh $AB=a$. Một đường thẳng đi qua trọng tâm $G$ của tam giác cắt các đường thẳng $BC,CA,AB$ lần lượt tại $M,N,P$. Chứng minh rằng: $\frac{1}{GM^{4}}+\frac{1}{GN^{4}}+\frac{1}{GP^{4}}$ là không đổi.

 

p/s: Mong các bạn đóng góp nhiều bài hay hơn nữa cho topic của mình

 

   


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngobaochau1704: 08-02-2016 - 20:04


#2
ngobaochau1704

ngobaochau1704

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

$9.$ Cho tam giác đều $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Trên các cạnh $AB,AC,BC$ lần lượt lấy các điểm $R,P,Q$ sao cho $AR=CP=BQ$. Gọi $E,F,K$ theo thứ tự là hình chiếu của $O$ trên $AB,AC,RP$.

          $a)$ Chứng minh tứ giác $KFPO$ nội tiếp và $K$ là trung điểm của $PR$

          $b)$ Chứng minh $E,K,F$ thẳng hàng

          $c)$ Xác định vị trí của $R$ để tam giác $PQR$ có chu vi lớn nhất.

 

$10.$ Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Tia phân giác của $\widehat{BAC}$ cắt đường tròn $(O)$ tại $A,D$. Đường tròn tâm $D$ bán kính $DB$ cắt đường thẳng $AB$ tại $B,Q$, cắt đường thẳng $AC$ tại $C,P$. Chứng minh rằng: $OA\perp PQ$.

 

$11.$Cho tam giác đều $ABC$ cạnh bằng $a$ và có trọng tâm $G$. Một đường thẳng bất kì đi qua $G$ cắt cạnh $AB$ và cạnh $AC$ lần lượt tại $R,Q$, cắt tia $CB$ tại $P$($R,Q$ không trùng với một trong 3 đỉnh cảu tam giác $ABC$, $P$ ở ngoài đoạn $BC$)

          $a)$ Tính $BR,CQ$ nếu biết $PB=2PC$

          $b)$ Chứng minh $\frac{1}{GQ}=\frac{1}{GR}+\frac{1}{GP}$ khi $P$ thão mãn $PC>PB$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngobaochau1704: 08-02-2016 - 20:04


#3
foollock holmes

foollock holmes

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 220 Bài viết

6) lấy A' dối xứng với A qua M dễ thấy $ \widehat{A'KC}=90^o $ suy ra tứ giác KCFA' nội tiếp suy ra $\widehat{CKF}=\widehat{CA'F}=90^o-\widehat{BAC} =\widehat{MEF}$ suy ra dpcm

Capture.PNG



#4
thaibuithd2001

thaibuithd2001

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

$9.$ Cho tam giác đều $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Trên các cạnh $AB,AC,BC$ lần lượt lấy các điểm $R,P,Q$ sao cho $AR=CP=BQ$. Gọi $E,F,K$ theo thứ tự là hình chiếu của $O$ trên $AB,AC,RP$.

          $a)$ Chứng minh tứ giác $KFPO$ nội tiếp và $K$ là trung điểm của $PR$

          $b)$ Chứng minh $E,K,F$ thẳng hàng

          $c)$ Xác định vị trí của $R$ để tam giác $PQR$ có chu vi lớn nhất.

 

$10.$ Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Tia phân giác của $\widehat{BAC}$ cắt đường tròn $(O)$ tại $A,D$. Đường tròn tâm $D$ bán kính $DB$ cắt đường thẳng $AB$ tại $B,Q$, cắt đường thẳng $AC$ tại $C,P$. Chứng minh rằng: $OA\perp PQ$.

 

$11.$Cho tam giác đều $ABC$ cạnh bằng $a$ và có trọng tâm $G$. Một đường thẳng bất kì đi qua $G$ cắt cạnh $AB$ và cạnh $AC$ lần lượt tại $R,Q$, cắt tia $CB$ tại $P$($R,Q$ không trùng với một trong 3 đỉnh cảu tam giác $ABC$, $P$ ở ngoài đoạn $BC$)

          $a)$ Tính $BR,CQ$ nếu biết $PB=2PC$

          $b)$ Chứng minh $\frac{1}{GQ}=\frac{1}{GR}+\frac{1}{GP}$ khi $P$ thão mãn $PC>PB$

10. Kẻ đường kính $AT$ của $(O)$ , $S$ là giao điểm của $AT$ và $PQ$

     $\widehat{PBC}=\widehat{PQC}$ (tứ giác $PBQC$ nội tiếp $(D)$)

=> $\widehat{ABC}=\widehat{AQP}$ (1)

     $\widehat{CBT}=\widehat{CAT}$ 

=> $\widehat{AQP}+\widehat{CAT}=\widehat{ABC}+\widehat{CBT}=90^{\circ}$ ($\Delta ABT$ nội tiếp đường tròn đường kính $AT$)

Vậy => $đpcm$



#5
thaibuithd2001

thaibuithd2001

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 122 Bài viết

bài 2: mình xin nói ý vì bài này cũng đơn giản 

$a)$ chứng minh $\widehat{AHE}=\widehat{AKD}$ bằng cách sử dụng góc có đỉnh bên trong đường tròn 

$b)$ dễ thấy $CD$ và $BE$ là 2 tia phân giác của $\Delta ABC$ nên $AI$ là phân giác của $\widehat{BAC}$

        gọi $F$ là giao điểm $AI$ và $(O)$ thì suy ra $F$ là điểm chính giữa cung $BC$ => $F$ cố định

$c)$ gọi $T$ là giao điểm của $AF$ và $HK$ 

        $\Delta AHK$ cân tại $A$ có $AT$ là phân giác => $AT$ vừa là đường cao vừa là trung tuyến

        $\frac{AH}{HK}=\frac{AH}{2HT}=\frac{1}{2sin\widehat{HAT}}$

Mà $\widehat{HAT}=\frac{1}{2}sđ$ cung $BC$=$const$

   nên $sin\widehat{HAT}=const$ => $\frac{AH}{HK}=const$



#6
ngobaochau1704

ngobaochau1704

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

mình mong các bạn có thể đóng góp nhiều bài hay cho topic của mình. Những bài nào đã giải sẽ tô màu đỏ nhé các bạn



#7
ngobaochau1704

ngobaochau1704

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

$12.$ Cho tam giác đều $ABC$ có cạnh bằng $a$. Hai điểm $M,N$ lần lượt lưu động trên hai đoạn $AB,AC$ sao cho $\frac{AM}{MB}+\frac{AN}{NC}=1$. Đặt $AM=x$ và $AN=y$.

         $a)$ Chứng minh $MN^{2}=x^{2}+y^{2}-xy$

         $b)$ Chứng minh $MN=a-x-y$

         $c)$ Chứng tỏ rằng $MN$ luôn tiếp xúc với đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngobaochau1704: 08-02-2016 - 20:11


#8
ngobaochau1704

ngobaochau1704

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

$13.$ Cho đường tròn $(O)$ có 2 đường kính $AB,CD$ vuông góc với nhau. Điểm $E$ di chuyển trên cung nhỏ $BC$. Trên tia đối của tia $EA$ lấy $M$ sao cho $EM=EB$. Tìm quỹ tích các điểm $M$

 

$14.$ Cho hình thang $ABCD$ $(AB//CD)$ có cạnh $AD$ cố định và nội tiếp $(O)$. Gọi $I$ là giao điểm của 2 đường chéo và $d$ là đường thẳng qua $I$ song song với hai đáy của hình thang. Chứng minh rằng $d$ luôn đi qua 1 điểm cố định







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hình học

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh