Đến nội dung

Hình ảnh

CMR: $AQ+CQ=BP$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
tpdtthltvp

tpdtthltvp

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 831 Bài viết

Bài 1:  Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A,AB<AC$.Gọi $D$ là 1 điểm trên cạnh $BC,E$ là 1 điểm trên $BA$ kéo dài về phía $A$ sao cho $BD=BE=CA$.Gọi $P$ là 1 điểm trên cạnh AC sao cho $E,B,D,P$ thuộc 1 đường tròn, Q là giao điểm thứ 2 của $BP$ với đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$.CMR: $AQ+CQ=BP$

 

Bài 2:  Cho tứ giác $ABCD$ có đường chéo $BD$ không là phân giác của $\widehat{ABC}$ và $\widehat{CDA}$.Một điểm $P$ nằm trong tứ giác sao cho $\widehat{PBC}=\widehat{DBA},\widehat{PDC}=\widehat{BDA}$.Chứng minh rằng tứ giác $ABCD$ nội tiếp khi và chỉ khi $AP=CP$

 

Bài 3:  Cho $\Delta ABC$ có $I$ là tâm đường tròn nội tiếp, $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp và trọng tâm $G$. Giả sử $\widehat{OIA}=90^o$, CMR: $IG// BC$


$\color{red}{\mathrm{\text{How I wish I could recollect, of circle roud}}}$

$\color{red}{\mathrm{\text{The exact relation Archimede unwound ! }}}$

 


#2
Minhnguyenthe333

Minhnguyenthe333

    Trung úy

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Bài 1: Cho $\Delta ABC$ vuông tại $A,AB<AC$.Gọi $D$ là 1 điểm trên cạnh $BC,E$ là 1 điểm trên $BA$ kéo dài về phía $A$ sao cho $BD=BE=CA$.Gọi $P$ là 1 điểm trên cạnh AC sao cho $E,B,D,P$ thuộc 1 đường tròn, Q là giao điểm thứ 2 của $BP$ với đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABC$.CMR: $AQ+CQ=BP$

Chứng minh được $\Delta EPD\sim \Delta AQC$
$=>QC.ED=AC.PD=BE.PD$ ($AC=BE$)
$=>AQ.ED=AC.EP=BD.EP$ ($AC=BD$)

$EPDB$ nội tiếp$=>BD.EP+BE.PD=ED.BP$ (đẳng thức Ptolemy)
$<=>AQ.ED+QC.ED=BP.ED<=>AQ+QC=BP$ (đpcm)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnguyenthe333: 12-02-2016 - 12:57


#3
leanh9adst

leanh9adst

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Sao EPD đồng dạng vs AQC, mình chưa hiểu, giảng hộ mình đi


Mặt trời mọc rồi lặn,mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời!


#4
leanh9adst

leanh9adst

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

à mình hiểu rùi , thanks :)


Mặt trời mọc rồi lặn,mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời!


#5
Nangvatoi

Nangvatoi

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 2 Bài viết

mk làm bài 3 nhé

kéo dài AI cắt (O) tại N và cắt BC tại M. 

dễ dàng CM được NB=NC=NI      (1)

tam giác AON cân tại O có OI là đường cao nên cũng là đường trung tuyến => NI=AI   (2)

từ (1) và (2) ta có NB=NC=NI=AI   

áp dụng định lí Ptoleme cho tứ giác nt ABNC có:

       AB.NC+AC.NB=BC.NA

=>BN.(AB+AC)=2BN.BC

=>AB+AC=2BC

áp dụng tính chất đường phân giác trong tam giác ta có:

  AB/BM=AC/CM =AI/IM = (AB+AC)/(BM+CM)= 2BC/BC=2

do đó AI/IM=2

gọi L là trung điểm của BC. vì G là trọng tâm tam giác nên AG/GL=2

suy ra: AI/IM=AG/GL

=>IG//BC

 

 

p/s: thông cảm nha mk là lính mới nên chưa thạo gõ lắm, đành viết thường z

 

 

 






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh