Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm $a,b,c$ để $P(x)$ khả quy.

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 Bài viết

Xác định các số nguyên $a,b,c$ khác 0 và đôi một phân biệt sao cho đa thức $P(x)$ khả quy.

 

$P(x)=x(x-a)(x-b)(x-c)+1$

 

 


Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:


#2
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Thử sử dụng tiêu chuẩn Perron xem


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi I Love MC: 10-02-2016 - 12:09


#3
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết
Bài này không khó. Xét $P(x) = K(x).L(x)$ với $\deg{K} \ge \deg{L} \ge 1$ với $K(x), L(x) \in \mathbb{Z}[x]$ (để ý $K, L$ là hai đa thức monic)
Nếu $\deg{L} = 1$ thì có $L(0), L(a), L(b), L(c) \in \{1; -1\}$, theo nguyên lí Dirichlete, tồn tại hai giá trị (ví dụ là $a, b$) để $L(a) = L(b) \implies a = b$, vô lí.
Xét $K(x) = x^{2} + mx + n$ và $L(x) = x^{2} + gx + h$
Có $K(0) = L(0) = 1$ (hoặc $-1$)
TH1: $n = h = 1$ thì đồng nhất hệ số, thu được $m + g = -(a + b + c)$ và $mg + 2 = ab + bc + ca$ và $m + g = -abc$. Đến đây xét các trường hợp $a, b, c$ dương âm rồi dùng đánh giá để tìm nghiệm. Mình đang bận nên viết vội, bạn thử tính ra cụ thể giúp nha :roll:
TH2: $n = h = -1$, tương tự TH1.

#4
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 Bài viết

 Đến đây xét các trường hợp $a, b, c$ dương âm rồi dùng đánh giá để tìm nghiệm. Mình đang bận nên viết vội, bạn thử tính ra cụ thể giúp nha :roll:
 

 Đoạn này phức tạp nên mìh mới đăng lên hỏi :wacko:


Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:


#5
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

OK, đây là hướng đi của mình, TH kia bạn làm thử nha. Không mất tổng quát, hoàn toàn giả sử được $a > b > c$
TH1: $c \ge 1$. Để ý là ta có $a + b + c = abc \implies b + c = a(bc - 1) \ge 3(bc - 1) = bc + 2bc - 3 \ge bc + 1 \implies (b - 1)(c - 1) \le 0$ (lưu ý là $a \ge 3$ và $b \ge 2$), điều này chỉ đúng khi $\begin{cases} a = 3 \\ b = 2 \\ c = 1 \end{cases}$
TH2: $-1 \ge a$, tương tự, có bộ $(a, b, c) = (-1, -2, -3)$
TH3: $a > b > 0 > c$. Có $a + b + c = abc \implies a + b = c(ab - 1)$, vô lí do vế trái dương, vế phải âm.
TH4: $a > 0 > b > c$. Có $a + b + c = abc \implies b + c = a(bc - 1)$, vô lí do vế trái âm, vế phải dương.
Xong.



#6
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 Bài viết

Các bài toán khác nhờ mọi người giải giúp

 

1. Tìm tất cả các giá trị $n$ sao cho tồn tại $n$ số nguyên phân biệt $a_{1},a_{2},...,a_{n}$ để $(x-a_{1})(x-a_{2})…(x-a_{n})+1$ khả quy.

 

2.  Cho $n$ số $a_{i}$ thuộc $\mathbb{Z}$. Chứng minh:

a) $(x-a_{1})(x-a_{2})…(x-a_{n})–1$ bất khả quy
b) $(x-a_{1})^2(x-a_{2})^2…(x-an)^2+1$ bất khả quy

Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:


#7
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Dĩ nhiên $n = 1$ thì đa thức trên bkq.
$n = 2$. Chọn $a_1 = 0, a_2 = 2$
$n = 3$ thì nếu khả quy thì có một đa thức bậc 1 nhận 2 giá trị bằng nhau, vô lí
$n = 4$ thì mình vừa làm
Xét $n \ge 5$. Giả sử $P(x) = K(x)L(x)$ với $\deg{K} \ge \deg{L} \ge 1$ Với $K(x), L(x)$ là các đa thức nguyên.
Có $L(a_{i}) \in \{-1;1\}$. Để ý nếu đa thức $P(x)$ bậc lẻ thì $\deg{K} > \deg{L}$ và theo nguyên lí chuồng thỏ thì đa thức nhận 1 giá trị ($1$ hoặc $-1$) tại ít nhất $\deg{L} + 1$ điểm, suy ra $L(x)$ là đa thức bậc 0, vô lí. Do đó ta xét trường hợp $\deg{P} = 2t$ và $\deg{K} = \deg{L} = t$, ta luôn có $K^{2}(x) = L^{2}(x)$ nhận $2t$ giá trị. Mặc khác, $K, L$ là các đa thức monic nên $K^{2} - L^{2}(x) = 0$ có bậc nhỏ hơn $2t$, tóm lại, $L(x) = K(x)$ hoặc $K(x) = -L(x)$
TH1: $P(x) = K^{2}(x) \implies (x - a_1)(x - a_2)\ldots (x - a_{2t}) = (K(x) - 1)(K(x) + 1)$. Từ đó dễ lí luận rằng $a_{1}, a_{2}, \ldots, a_{2t}$ phân hoạch thành 2 dãy $b_{1}, b_{2}, \ldots b_{t}$ và $c_{1}, c_{2}, \ldots c_{t}$ sao cho $K(x) - 1 = (x - b_{1})(x - b_{2})\ldots (x - b_{t})$ và $K(x) + 1 = (x - c_1)(x - c_2)\ldots (x - c_t)$. Xét $t \ge 3$
Xét $c_{i}$, $i$ bất kì, ta có $(c_{i} - b_{1})(c_{i} - b_{2})\ldots (c_{i} - b_{t}) = K(c_{i}) + 1 = -2$. Ta có $t \ge 3$ giá trị nhận 1 trong $4$ giá trị $\{-2, -1, 1, 2\}$. Nếu $t \ge 4$ thì theo nguyên lí chuồng thỏ có hai giá trị $c_{i} - b_{g} = c_{i} - b_{h} \implies b_{g} = b_{h}$, vô lí.
Với trường hợp $t = 3$ thì mình nghĩ nó khả quy, hi vọng ai đó tìm được hoặc tiếp tục làm nốt phần $t = 3$ (tức $n = 6$) :-) Mình thích mấy bài bkq lắm, nhưng bài này thật sự hay :roll:


#8
nhungvienkimcuong

nhungvienkimcuong

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 678 Bài viết

bài này cũng vui nè :v(nguồn)

$\boxed{\text{Bài toán}}$ Cho số nguyên tố $p\equiv 3(mod\ 4)$ và $n$ là số nguyên dương.$\text{CMR}$ đa thức sau bất khả quy

$\mathcal{P}(x)=(x^2+1)^n+p$

Spoiler

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhungvienkimcuong: 10-02-2016 - 22:39

Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc hãy cười vì chuyện đã xảy ra ~O) 
Thật kì lạ anh không thể nhớ đến tên mình mà chỉ nhớ đến tên em :wub:
Chúa tạo ra vũ trụ của con người còn em tạo ra vũ trụ của anh :ukliam2:


#9
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

2) Giả sử ngược lại, $(x - a_{1})(x - a_{2})\ldots (x - a_{n}) - 1 = K(x).L(x)$ với $K(x), L(x) \in \mathbb{Z}[x]$ và $\deg{K} \ge \deg{L} \ge 1$
Theo nguyên lí chuồng thỏ một trong hai phương trình $L(x) = 1$ hoặc $L(x) = -1$ có nhiều hơn $\deg{L}$ nghiệm. Điều này dẫn đến $L(x)$ là hằng số, vô lí.
3) Giả sử tương tự. Để ý $\deg{K} \ge n \ge \deg{L}$.
TH1. $\deg{L} < n$. Lí luận tương tự mấy câu trên, sẽ có được điều vô lí.
TH2. $\deg{K} = \deg{L} = n$. Để ý $K, L$ là các đa thức monic, do đó bậc của đa thức $K(x) - L(x)$ bé hơn $n$ và nó có $n$ nghiệm. Do đó $K(x) - L(x) = C$. Để ý luôn $C = 0$. Do đó $(G(x))^{2} + 1 = (K(x))^{2} \implies $(K(x) - G(x))(K(x) + G(x)) = 1$. Vô lí?!
P.S: bạn muốn tìm mấy bài tăng độ khó bạn lên trang yufei zhao tìm topic polynomial :-D mấy bài đó đúng nghĩa khó :-3



#10
Namthemaster1234

Namthemaster1234

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 550 Bài viết

3) Giả sử tương tự. Để ý $\deg{K} \ge n \ge \deg{L}$.
TH1. $\deg{L} < n$. Lí luận tương tự mấy câu trên, sẽ có được điều vô lí.
 

Em chưa hiểu đoạn này lắm : Nếu lập luận như trên thì tồn tại ít nhất $\left [ \frac{n}{2} \right ]+1$ số là nghiệm của phương trình $L(x)=1$ mà $deg L <n$

vậy thì chưa thấy có điều vô lý vì  $n > \left [ \frac{n}{2} \right ]+1$ ??


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Namthemaster1234: 11-02-2016 - 09:29

Đừng lo lắng về khó khăn của bạn trong toán học, tôi đảm bảo với bạn rằng những khó khăn toán học của tôi còn gấp bội.
(Albert Einstein)

Visit my facebook: https://www.facebook.com/cao.simon.56

:icon6: :icon6: :icon6: :icon6: :icon6:


#11
Ego

Ego

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 296 Bài viết

Em chưa hiểu đoạn này lắm : Nếu lập luận như trên thì tồn tại ít nhất $\left [ \frac{n}{2} \right ]+1$ số là nghiệm của phương trình $L(x)=1$ mà $deg L <n$

vậy thì chưa thấy có điều vô lý vì  $n > \left [ \frac{n}{2} \right ]+1$ ??

À chỗ ấy em phải tinh ý chút nữa. Để ý là ta hoàn toàn có thể xem hệ số cao nhất của $K, L$ là dương. vì $K(x).L(x) = (P(x))^{2} + 1 > 0$, do đó $L(x)$ luôn dương. Nghĩa là chỉ có pt $L(x) = 1$ có nghiệm thôi, mà nó có tới tận $n$ nghiệm.  ~O)






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh