Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI OLYMPIC 27/4 TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU - TOÁN 11- 2015-2016

đề thi

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
Tran Nho Duc

Tran Nho Duc

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 440 Bài viết

 

  SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                                                                                   ĐỀ THI OLYMPIC 27/4

    TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU                                                                                                            Năm học : 2015-2016

         ------------------------------                                                                                                                         ----------------------

             ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                                                               MÔN : TOÁN - LỚP 11

                                                                                                                                                                   Ngày thi : 04 tháng 3 năm 2016

 

Bài 1 (5,0 điểm)

 

1) Giải phương trình $\frac{1-(sin^{4}x+cos^{4}x)}{sinx}=\sqrt{2}sin(x+\dfrac{\pi}{4})+cos(\dfrac{3\pi}{2}-x).$

 

2) Tính số đo các góc của tam giác $ABC$, biết $sin(B+C)+sin(C+A)+cos(A+B)=\dfrac{3}{2}$.

 

Bài 2 (2,0 điểm)

 

Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên $N$ gồm $13$ chữ số thỏa mãn : $N$ chia hết cho $6$ , mọi chữ số của $N $ đều thuộc tập $\{0;1\}$ và không có $2$ chữ số $1$ nào đứng kề nhau ?

 

Bài 3 (4,0 điểm)

 

Cho lăng trụ đứng $ABC.A'B'C'$ có đáy là tam giác đều. Mặt phẳng $(P)$ chứa $BC'$ và song song $AB'$. Biết $AB=a, (a>0)$; góc giữa $BC'$ và $AB'$ là $60^{0}$.

    1) Xác định thiết diện của lăng trụ $ABC.A'B'C'$ với $(P)$.

    2) Tính theo $a$ khoảng cách từ $A$ đến $(P)$.

 

Bài 4 (5,0 điểm)

 

1) Cho $(x_{n})$ : $\left\{\begin{matrix} x_{1}=-2\\ x_{n}x_{n+1}-1=2(x_{n+1}-x_{n}), \forall n \in N^{*} \end{matrix}\right.$ Đặt $y_{n}=\frac{x_{n}+1}{x_{n}-1}, \forall n \in N^{*}$. Tìm số hạng tổng quát của dãy số $(y_{n})$ và chứng minh $\sum_{k=1}^{n}y_{k}<\frac{1}{2}, \forall n \in Z^{+}.$

 

2) Cho $(x_{n})$ : $x_{n}=\sum_{k=0}^{n}\frac{1}{C_{n}^{k}}, \forall n \in N^{*}.$ Chứng minh $x_{n+1}=\frac{n+2}{2(n+1)}+1, \forall n \in N^{*}$ và tính $lim x_{n}$.

 

Bài 5 (4,0 điểm)

 

1) Chứng minh phương trình $\frac{1}{(x+1)(x+2)}+\frac{1}{(x+2)(x+3)}+...+\frac{1}{(x+2015)(x+2016)}=\frac{1}{2}$ có nghiệm dương

 

2) Tìm tất cả các hàm số $f$ : $R\rightarrow R$ thỏa mãn $f(x-y^{3}f(x))=f(f(x))-xy^{2}f(y); \forall x,y \in R.$

 

-------------------------HẾT-------------------------


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tran Nho Duc: 07-03-2016 - 21:04

20114231121042626.gif

"  Even if there was no Gravity on Earth, I'd still fall for you. "

                                                                                                                  Nunmul       

                                                                          

 

#2
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

 

Bài 5 (4,0 điểm)

 

1) Chứng minh phương trình $\frac{1}{(x+1)(x+2)}+\frac{1}{(x+2)(x+3)}+...+\frac{1}{(x+2015)(x+2016)}=\frac{1}{2}$ có nghiệm dương

 

2) Tìm tất cả các hàm số $f$ : $R\rightarrow R$ thỏa mãn $f(x-y^{3}f(x))=f(f(x))-xy^{2}f(y); \forall x,y \in R.$

 

-------------------------HẾT-------------------------

Bài 5:

1/ PT đã cho tương đương với 

$\frac{1}{x+1} - \frac{1}{x+2016} = \frac{1}{2} <=>2015=\frac{1}{2}(x+1)(x+5)<=> x^2+6x +5-2.2015 =0 $ có nghiệm dương $

2/ $f(x-y^3f(x))=f(f(x))-xy^2f(y) $

Dễ thấy $f(x) = 0 $ thõa yêu cầu bài toán

Giả sử tồn tại hàm số khác, khi đó, ta thay $y=\sqrt[3]{\frac{x}{f(x)}-1} $, ta được

$x.(\sqrt[3]{\frac{x}{f(x)}-1})^2 . f(\sqrt[3]{\frac{x}{f(x)}-1}) =0 $

Khi đó, ta được $f(x)=x $

Thử lại thõa

Vậy $f(x)=0; f(x)=x $


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi superpower: 07-03-2016 - 23:10






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: đề thi

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh