Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 527 trả lời

#161
O0NgocDuy0O

O0NgocDuy0O

    Trung úy

  • Thành viên
  • 760 Bài viết

Bài kế tiếp ( Đề thi tuyển sinh lớp 10 DHSPHN ) 

Biết $a, b, c> 0$ và $a+b+c=2016$. Hãy tìm GTNN của $A=\sqrt{a^2+ab+b^2}+\sqrt{b^2+bc+c^2}+\sqrt{c^2+ca+a^2}$

Mình xin giải như sau: 

$\sqrt{a^{2}+ab+b^{2}}=\sqrt{\frac{1}{4}(a-b)^{2}+\frac{3}{4}(a+b)^{2}}\geq \sqrt{\frac{3}{4}(a+b)^{2}}=\frac{\sqrt{3}}{2}(a+b).$

Tương tự, ta có: $\sum \sqrt{a^{2}+ab+b^{2}}\geq \sqrt{3}(a+b+c)=\sqrt{3}.2006.$

Đẳng thức xảy ra khi: $a=b=c=672.$


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O)  ~O)  ~O)


#162
PlanBbyFESN

PlanBbyFESN

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 637 Bài viết

Bài toán (BĐT): Cho $x,y,z$ là các số thực dương thỏa mãn: $xy+yz+zx=1$.

 

Hãy tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức: $M=x^{2}+3y^{2}+5z^{2}$

                                                             $N=x^{2}+2y^{2}+5z^{2}$

 

Hy vọng bài toán này không nằm trong đề thi tuyển sinh vào chuyên Toán bất kỳ trường nào!!!

 

Có mới thú vị! Khó làm được mới hay còn dễ thì nói làm gì!

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Bài toán (BĐT): Cho $a,b,c>0$ thỏa mãn $a^{2}+b^{2}+c^{2}=1$

 

Tìm giá trị lớn nhất của các biểu thức: $M=ab+3bc+5ca$

                                                             $N=2ab+3bc+4ca$

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài toán (BĐT): Cho $a,b,c$ là các số không âm thỏa mãn $a^{2}+b^{2}+c^{2}=1$

 

CM: $\frac{a}{1+bc}+\frac{b}{1+ac}+\frac{c}{1+ab}\geq 1$

 

 

 

 

$\frac{a}{1+bc}+\frac{b}{1+ac}+\frac{c}{1+ab}\geq 1\Leftrightarrow \frac{a}{1+bc}+\frac{b}{1+ac}+\frac{c}{1+ab}\geq a^{2}+b^{2}+c^{2}$

 

$\Leftrightarrow \sum (\frac{a}{1+bc}-a^{2})\geq 0\Leftrightarrow \sum a(\frac{1-a-abc}{1+bc})\geq 0$

 

Mà: $bc\leq \frac{b^{2}+c^{2}}{2}=\frac{1-a^{2}}{2}\Rightarrow -abc\geq \frac{a(a^{2}-1)}{2}$

 

$\Rightarrow \sum a(\frac{1-a-abc}{1+bc})\geq \sum a(\frac{1-a+\frac{a(a^{2}-1)}{2}}{1+bc})=\sum (\frac{a(a-1)^{2}(a+2)}{1+bc})\geq 0$

(ĐPCM)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PlanBbyFESN: 28-04-2016 - 19:57

:huh:


#163
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

chém bài cho vui : (Tuyển sinh lớp 10 Quốc Học Huế, năm 2008 - 2009 - Chuyên toán)

Cho phương trình: $x^{4}-2mx^{2}+2m-1=0$. Tìm giá trị m để phương trình có bốn nghiệm $x_{1},x_{2},x_{3},x_{4}$ sao cho:

$x_{1}<x_{2}<x_{3}<x_{4}$ và $x_{4}-x_{1}=3(x_{3}-x_{2})$.


:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#164
githenhi512

githenhi512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

chém bài cho vui : (Tuyển sinh lớp 10 Quốc Học Huế, năm 2008 - 2009 - Chuyên toán)

Cho phương trình: $x^{4}-2mx^{2}+2m-1=0$. Tìm giá trị m để phương trình có bốn nghiệm $x_{1},x_{2},x_{3},x_{4}$ sao cho:

$x_{1}<x_{2}<x_{3}<x_{4}$ và $x_{4}-x_{1}=3(x_{3}-x_{2})$.

Đặt x2=y$\geq 0\Rightarrow y^{2}-2my+2m-1=0$(1)

Gọi y1, y2 là 2 no của (1) $\Rightarrow y_{1}+y_{2}=2m, y_{1}.y_{2}=2m-1$

Mà x1<x2<x3<x4 $\Rightarrow \sqrt{y_{1}}=-x_{1}=x_{4}, \sqrt{y_{2}}=x_{3}=-x_{2}$

Lại có $x_{4}-x_{1}=3(x_{3}-x_{2})\Rightarrow 2\sqrt{y_{1}}=6\sqrt{y_{2}}\Rightarrow y_{1}=9y_{2}$

$\Rightarrow 9y_{2}=2m-1,10y_{2}=2m\Rightarrow y_{2}=\frac{m}{5} thay  vào 9y_{2}=2m-1  tđ:9m^{2}-50m+25=0$

$\Rightarrow m\in \left \{ \frac{5}{9} ;5\right \}$

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi githenhi512: 28-04-2016 - 20:58

'' Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự thấp kém''.

Albert Einstein                               


#165
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Có mới thú vị! Khó làm được mới hay còn dễ thì nói làm gì!

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đã nghịch bằng Wolframalpha và nhân tử Lagrange --> thật kinh khủng!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nntien: 28-04-2016 - 21:11

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#166
PlanBbyFESN

PlanBbyFESN

    Thiếu úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 637 Bài viết

Đã nghịch bằng Wolframalpha và nhân tử Lagrange --> thật kinh khủng!

 

Oh! Không "lạm dụng công cụ" như bạn đâu, thậm chí mình còn không biết!

 

Đây là topic ôn thi THPT chuyên nên trình độ các bài đều ở mức THCS! :)

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Để topic chuyên nghiệp hơn. Hi vọng những người giải bài có chút ý thức trình bày! :)


:huh:


#167
dungxibo123

dungxibo123

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 330 Bài viết

Bạn nào ở khác TPHCM thì cho mình xin đề của các tỉnh khác nhe :))


myfb : www.facebook.com/votiendung.0805
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~o0o~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
SỢ HÃI giúp ta tồn tại

NGHỊ LỰC giúp ta đứng vững

KHÁT VỌNG giúp ta tiến về phía trước

Võ Tiến Dũng  

:like  :like  :like  :like  :like 

 

 


#168
dungxibo123

dungxibo123

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 330 Bài viết

Mình có 1 bài thế này 
cho $/delta ABC$ nội tiếp (O). có tanB.tanC=3 cm OH song song BC.

đây là bài toán hay mong mọi người giải giúp


myfb : www.facebook.com/votiendung.0805
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~o0o~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
SỢ HÃI giúp ta tồn tại

NGHỊ LỰC giúp ta đứng vững

KHÁT VỌNG giúp ta tiến về phía trước

Võ Tiến Dũng  

:like  :like  :like  :like  :like 

 

 


#169
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Mình nghĩ nên đánh STT lại từ đây đi, không ai đánh thì để mình khởi xướng cho.
1) Cho a là nghiệm của phương trình $x^2+x-1=0$. Tính $S=a+\sqrt{a^8+10a+13}$
2) Cho $x_{1},x_{2}$ là hai nghiệm của phương trình $x^2-x-1=0$. Không giải phương trình, chứng minh rằng $P(x_{1})=P(x_{2})$ với $P(x)=3x-\sqrt{33x+25}$

Ko ai giải nên mình đành giải vậy...

1)

$x^2+x-1=0\Leftrightarrow x^4=1-2x+x^2=(x^2+x-1)+2-3x=2-3x\Leftrightarrow x^8=4-12x+9x^2\Leftrightarrow x^8+10x+13=(x^2-10x+25)+8(x^2+x-1)=x^2-10x+25\Leftrightarrow S=a+\left | 5-a \right |=a+5-a=5$

(Dễ CM được $a<5$ qua định lý $Vietè$

 

2)

Theo định lý $Vietè$, ta có: $\left\{\begin{matrix} x_{1}+x_{2}=1\\ x_{1}x_{2}=-1 \end{matrix}\right.$

Ta có: $P(x_{1})=P(x_{2})\Leftrightarrow 3x_{1}-\sqrt{33x_{1}+25}=3x_{2}-\sqrt{33x_{2}+25}\Leftrightarrow 9(x_{1}-x_{2})^2=33(x1+x2)+50-2\sqrt{(33x_{1}+25)(33x_{2}+25)}\Leftrightarrow 9(1^2-4(-1))=33+50-2\sqrt{-33^2+25.33+25^2}\Leftrightarrow 45=83-2.19$ (hiển nhiên đúng)
Vậy ta có đpcm


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#170
lamgiaovien2

lamgiaovien2

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

Bài toán số học( Đề thi IMO 2001)

Có 21 học sinh nữ và 21 học sinh nam tham dự vào một kỳ thi toán.

  Mỗi thí sinh giải được ít nhất là 6 bài 

  Với mỗi học sinh nữ và với mỗi học sinh nam tồn tại một bài toán giải được bởi cả 2 học sinh này 

Chứng minh rằng tồn tại một bài toán giải được bởi ít nhất 3 học sinh nữ và 3 học sinh nam,


smt


#171
Shin Janny

Shin Janny

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 91 Bài viết

Chứng minh rằng: $5.7^{2(n+1)}+2^{3n}$ chia hết cho $41$ với $n$ là số nguyên dương.

   $5.7^{2(n+1)}+2^{3n}$

=$5.49^{n}.49+8^{n}$

=$41.5.49^{n}+8.5.49^{n}+8^{n}$

=$41.5.49^{n}+41.49^{n}-(49^{n}-8^{n})$

Có $(49^{n}-8^{n})\vdots (49-8)$ (với $n$ là số nguyên dương) hay $(49^{n}-8^{n})\vdots 41$

Vậy $5.7^{2(n+1)}+2^{3n}$ chia hết cho $41$ với $n$ là số nguyên dương.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Shin Janny: 29-04-2016 - 22:20


#172
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Mình có 1 bài thế này 
cho $/delta ABC$ nội tiếp (O). có tanB.tanC=3 cm OH song song BC.

đây là bài toán hay mong mọi người giải giúp

Phải chăng H là trực tâm tam giác ABC.

Lời giải vắn tắt:

$tanB.tanC=3$ <=> $BE.EC=AE\frac{AE}{3}$ (1). Gọi $K$ là điểm đối xứng với $H$ qua $E$ => tứ giác $BACK$ nội tiếp.

Ta lại có $BE.EC=AE.EK$ (2). Từ (1) và (2) => $EK=\frac{AE}{3}$ => $H$ là trung điểm $AK$ => $OH//BC$

Hình gửi kèm

  • HH5.jpg

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#173
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Cho thêm ít bài nữa :

a) Chứng minh BĐT :

$\frac{1}{2^2}+\frac{1}{3^2}+\frac{1}{6^2}+...+\frac{1}{(2n)^2}< \frac{1}{2}$ với mọi số tự nhiên $n\geq 2$

Làm 2 cách !

b) Chứng minh rằng nếu tích của ba số bằng 1 và tổng của chúng lớn hơn tổng các số nghịch đảo của chúng thì có một trong ba số đó lớn hơn 1.(Đề thi vô địch Nam Tư,1976).

c) Cho đa thức :$P_{(x)}=ax^2+bx+c.$ Chứng minh rằng nếu $P_{(x)}$ có ba nghiệm số phân biệt $\alpha ,\beta ,\gamma$ thì $a=b=c=0$ tức là $P_{(x)}=0$ với mọi $x$.

d) Xác định tất cả các cặp số nguyên dương $(x;n)$ thỏa mãn phương trình sau $x^3+3367=2^n$.

e) Tìm các số tự nhiên: $2< x< y< z< t< u$ thỏa mãn:

$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}+\frac{1}{t}+\frac{1}{u}=1$

f) Giải phương trình:

$\left [ \frac{2x-1}{3} \right ]=\left [ \frac{x+1}{2} \right ]$

P/s: Riêng câu f) là mình khuyến mãi cho các bạn đó :))(trong Phần nguyên và ứng dụng).


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lawer: 06-05-2016 - 11:51

"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#174
Mystic

Mystic

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 240 Bài viết

Mình góp thêm bài hình:

Cho tứ giác $ABCD$, trên các cạnh $AB$,$BC$,$CD$,$DA$ lần lượt lấy các điểm $M$,$N$,$P$,$Q$ sao cho $\frac{AM}{MB}=m,\frac{BN}{NC}=n,\frac{CP}{PD}=p,\frac{DQ}{QA}=q$, đồng thời $(1-mp)(1-nq)\leq 0$.

Chứng minh rằng $S_{MNPQ}\leq max${$S_{ABC};S_{BCD};S_{CDA};S_{DAB}$}.


>>> Nếu bạn luôn buồn phiền hãy dùng hy vọng để chữa trị <<<

Và ...

>>>  Không bao giờ nói bạn đã thất bại

Cho đến khi đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

           Và không bao giờ nói rằng:

        Đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

         Cho tới khi bạn đã thành công  >>>

 

~ Mystic Lâm


#175
Mystic

Mystic

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 240 Bài viết

Cho tam giác vuông $ABC(\widehat{A}=90^{\circ})$, đường cao AD, gọi I là giao điểm các đường phân giác của tam giác ABD, J là giao điểm các đường phân giác của tam giác ADC, đường thẳng IJ cắt AB tại M và cắt AC tại N.

Chứng minh rằng:

a) Tam giác AMN vuông cân.

b) $S_{AMN}\leq \frac{1}{2}S_{ABC}$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mystic: 30-04-2016 - 18:49

>>> Nếu bạn luôn buồn phiền hãy dùng hy vọng để chữa trị <<<

Và ...

>>>  Không bao giờ nói bạn đã thất bại

Cho đến khi đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

           Và không bao giờ nói rằng:

        Đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

         Cho tới khi bạn đã thành công  >>>

 

~ Mystic Lâm


#176
ducthang0701

ducthang0701

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

xử luôn bài hệ nhé

x^2+yz=x

y^2+xz=y

z^2+xy=z

mình gõ latex sao mà k đc ấy ,ngu quá ,các bạn thông cảm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ducthang0701: 01-05-2016 - 20:29


#177
ducthang0701

ducthang0701

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

Cho tam giác vuông $ABC(\widehat{A}=90^{\circ})$, đường cao AD, gọi I là giao điểm các đường phân giác 

 

gõ lại chuẩn tí bạn ,mình k hiểu



#178
ngochapid

ngochapid

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Bài toán hình:

 

Cho hình vuông ABCD. Bên trong hình vuông ABCD lấy điểm E sao cho tam giác BCE đều. EC cắt BD tại F. Chứng minh rằng DE đi qua trung điểm của AF.

Xin thầy cho em xin ý tưởng để giải bài toán này, em nghĩ mãi vẫn chưa thấy khả thi, em cảm ơn thầy!



#179
ngochapid

ngochapid

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

Giải phương trình nghiệm nguyên dương: $x^2+(x+1)^2=y^2$



#180
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Giải phương trình nghiệm nguyên dương: $x^2+(x+1)^2=y^2$

 

$x^2+(x+1)^2=y^2$<=> $(2x+1)^2=2y^2-1$ phương trình Pell quen thuộc!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nntien: 30-04-2016 - 23:35

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh