Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 527 trả lời

#181
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Giải phương trình nghiệm nguyên dương: $x^2+(x+1)^2=y^2$

bài này có thể xài phương pháp biến đổi về phương trình Pell như bạn nntien hoặc bước nhảy Viete, nhưng cách này hơi phức tạp vì cấp 3 mới học :D


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#182
ducthang0701

ducthang0701

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

$x^2+(x+1)^2=y^2$<=> $(2x+1)^2=2y^2-1$ phương trình Pell quen thuộc!

đây là chương trình lớp mấy đây nhỉ



#183
Ngu Vi Toan

Ngu Vi Toan

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 24 Bài viết

mình có bài này nhờ các bạn giúp đỡ
(de thi thu vao lop 10 truong minh)
cau 5:

cho $x+2y\leq \frac{3}{2}$ chung minh : $2y(x+y)^2+\frac{1}{x^3}+\frac{2}{y^3}\geq 25$


Tiền bạc không phải là tất cả. Vì còn có vàng và kim cương.

Cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua bằng rất nhiều tiền!

Nếu tiền không làm bạn hạnh phúc thì hay đưa nó cho tôi.


#184
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

đây là chương trình lớp mấy đây nhỉ

Co the xay dung lai cach giai pt Pell nhung day la cai sai cua nguoi ra de

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#185
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Bài 65:
(Bài viết của sát thủ)
Bài 1:
Cho tam giác đều ABC, điểm M nằm trên cạnh BC ( M khác B,C). Vẽ MD vuông góc AB và ME vuông góc AC ( D thuộc AB, E thuộc AC).Xác định vị trí của M để diện tích tam giác MDE max.
Bài 2:
Cho 2 đường tròn (O;R) và (O';R') với R'>R, cắt nhau tại hai điểm A,B. Tia OA cắt (O') tại C và tia O'A cắt đường tròn (O) tại D. Tia BD cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác ACD tại E. So sánh BC và BE.
Bài 3:
Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ đường cao AH. Gọi (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác AHC. Trên cung nhỏ AH của (O) lấy M bất kì khác A.Trên tiếp tuyến tại M của (O) lấy hai điểm D và E sao cho BD=BE=BA.Đường thẳng BM cắt (O) tại điểm thứ hai N.
a) CM: BDNE nội tiếp.
b) CMR đường tròn ngoại tiép tứ giác BDNE tiếp xúc với (O).
PS:  đây là các bài toán bên box Hình học


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nntien: 02-05-2016 - 17:48

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#186
PhucLe

PhucLe

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết

Ai giúp mình giải đề này với, câu nào dễ thì ghi kết quả ra thôi là được rồi.

p/s: do không có thời gian, mình không gõ nguyên cái đề ra, ai đánh máy nhanh gõ giúp nha!

File gửi kèm



#187
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Co the xay dung lai cach giai pt Pell nhung day la cai sai cua nguoi ra de

Sao lại sai? Mình thấy có sai gì đâu

 

đây là chương trình lớp mấy đây nhỉ

Đây hình như là chương trình cấp 3 mới đi sâu vào, cấp 2 chỉ cần biết là đủ rồi


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#188
githenhi512

githenhi512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

Ai giúp mình giải đề này với, câu nào dễ thì ghi kết quả ra thôi là được rồi.

p/s: do không có thời gian, mình không gõ nguyên cái đề ra, ai đánh máy nhanh gõ giúp nha!

6.a. $VT\geq \frac{4}{3(x+y)}\geq \frac{4}{3.2}=VP$(đpcm)

Dấu ''='' xr khi x=y=1

b. $\frac{9}{4}=\sum a+\sum ab\leq \sqrt{3\sum a^{2}}+\sum a^{2}$

$\Leftrightarrow (\sum a^{2}-\frac{\sqrt{3}}{2})(\sum a^{2}+\frac{3\sqrt{3}}{2})\geq 0\Leftrightarrow \sum a^{2}\geq \frac{\sqrt{3}}{2}\Rightarrow$ đpcm

Dấu ''='' xr khi a=b=c=0.5

7. $AM.BP=1=AB.AB. Mà \hat{BAM}=\hat{ABP}=(60^{\circ})$

$\Rightarrow \bigtriangleup ABM~\bigtriangleup BPA\Rightarrow \hat{ABM}=\hat{BPA}$

Lại có: $\hat{ABM}+\hat{NBP}=60\Rightarrow \hat{BNP}=180^{\circ}-\hat{NBP}-\hat{NPB}=120^{\circ}$

$\Rightarrow \hat{ANB}=180^{\circ}-\hat{BNP}=180^{\circ}-120^{\circ}=60^{\circ}=\hat{ACB}$

$\Rightarrow$ TG AMCB nt. Áp dụng đ/l Ptoleme và AB=BC=CA tc: AB.NC+BC.NA=NB.AC

$\Rightarrow NB^{2}=(NA+NC)^{2}\geq 4NA.NC$(đpcm)


'' Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự thấp kém''.

Albert Einstein                               


#189
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Góp một bài toán vui như sau:

Bảy chú lùn ngồi quây quanh một chiếc bàn tròn. Bạch Tuyết rót hết 3 lít sữa vào ly cho các chú lùn tùy theo năng suất làm việc của các chú. Tuy nhiên sau đó mỗi chú lùn lại chia đều hết phần sữa của mình cho sáu người còn lại và chia theo thứ tự chiều kim đồng hồ. Đến người cuối cùng sau khi chia phần sữa của mình thì lạ thay phần sữa mỗi chú lại giống như lúc đầu Bạch Tuyết đã rót. Tìm lượng sữa đã rót ở mỗi ly lúc đầu. 

Bài này nhìn ta đoán ra ngay kết quả. Tuy nhiên để giải nó lý luận có thể là dài dòng.

Gọi $x_i$ là lượng sữa của chú lùn thứ $i$ có trước khi chia sữa (chứ không phải lượng sữa có trong ly lúc đầu)Trong các $x_i$ tồn tại giá trị lớn nhất là $x$.

Vì chú lùn có lượng sữa $x$ nhận được sữa $\frac{x_i}{6}$ từ các chú thứ $i$ nên:

$x=\frac{x_1+x_2+x_3+x_4+x_5+x_6}{6}$, trong đó $x_i \leq x$ từ đó suy ra $x_1=x_2=x_3=x_4=x_5=x_6=x$

Suy ra lượng sữa lúc đầu cho mỗi chú là:

$0,\frac{x}{6},\frac{2x}{6},\frac{3x}{6},\frac{4x}{6},\frac{5x}{6},x$, trong đó $x=\frac{6}{7}$.


$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#190
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

$x=\frac{x_1+x_2+x_3+x_4+x_5+x_6}{6}$, trong đó $x_i \leq x$ từ đó suy ra $x_1=x_2=x_3=x_4=x_5=x_6=x$

Suy ra lượng sữa lúc đầu cho mỗi chú là:

$0,\frac{x}{6},\frac{2x}{6},\frac{3x}{6},\frac{4x}{6},\frac{5x}{6},x$, trong đó $x=\frac{6}{7}$.

Đoạn này nghĩa là sao vậy? Bạn giải thích rõ hơn được không?


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#191
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết
 

Bài toán hình:

 

Cho hình vuông ABCD. Bên trong hình vuông ABCD lấy điểm E sao cho tam giác BCE đều. EC cắt BD tại F. Chứng minh rằng DE đi qua trung điểm của AF.

 

 

Xin thầy cho em xin ý tưởng để giải bài toán này, em nghĩ mãi vẫn chưa thấy khả thi, em cảm ơn thầy!

 

Lời giải vắn tắt:

Ta dễ dàng chứng minh được $BE$ vuông góc với $AF$. Kẻ BG//AF. Ta chứng minh N là trung điểm của BG.

Ta có $BG$ vuông góc với $BE$ và $\angle BEN = 45^0$. => Tam giác $BEN$ vuông cân tại B => $BE=BN=BA$.

=> Tam giác $BAN$ đều (vì $\angle ABG = 60^0$). => N là trung điểm BG => M là trung điểm của AF.

Hình gửi kèm

  • HH9G.jpg

$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#192
nntien

nntien

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 372 Bài viết

Đoạn này nghĩa là sao vậy? Bạn giải thích rõ hơn được không?

vì $x$ là lớn nhất trong các $x_i$ nên $x_i \leq x$ => $x_1+x_2+x_3+x_4+x_5+x_6 \leq 6x$ mà $x_1+x_2+x_3+x_4+x_5+x_6 = 6x$

=> $x_1=x_2=x_3=x_4=x_5=x_6=x$


$Maths$$Smart Home$ and $Penjing$

123 Phạm Thị Ngư


#193
githenhi512

githenhi512

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết

Ai giúp mình giải đề này với, câu nào dễ thì ghi kết quả ra thôi là được rồi.

p/s: do không có thời gian, mình không gõ nguyên cái đề ra, ai đánh máy nhanh gõ giúp nha!

5.$\sqrt{x+2\sqrt{3}}=\sqrt{y}+\sqrt{z}(x,y,z\in \mathbb{N})$

$\Rightarrow x+2\sqrt{3}=y+z+2\sqrt{yz}$. $\Leftrightarrow x-y-z=2(\sqrt{yz}-\sqrt{3})(1)$

$\Leftrightarrow (x-y-z)^{2}=4yz-8\sqrt{3yz}+12.$

$\Rightarrow \sqrt{3yz}\in \mathbb{N}. Đặt \sqrt{3yz}=a\in \mathbb{N}. Từ (1)\Rightarrow (x-y-z)\sqrt{3}=2a-6$

$x,y,z,a\in \mathbb{N}\Rightarrow x-y-z=0\Rightarrow yz=3\Rightarrow (y,z)=(1;3);(3;1)$ $\Rightarrow x=4$

Vậy (x;y;z)=(4;1;3);(4;3;1)

1. $P=\frac{3\sqrt{a+1}}{\sqrt{a+1}+2}$

2.a. m<2

b. $A=-2m^{3}-12m-14$

3.$a, x\in \left \{ 0;4 \right \} b, -8\leq m\leq -6$


'' Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây của nó, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự thấp kém''.

Albert Einstein                               


#194
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Mình góp thêm bài hình:

Cho tứ giác $ABCD$, trên các cạnh $AB$,$BC$,$CD$,$DA$ lần lượt lấy các điểm $M$,$N$,$P$,$Q$ sao cho $\frac{AM}{MB}=m,\frac{BN}{NC}=n,\frac{CP}{PD}=p,\frac{DQ}{QA}=q$, đồng thời $(1-mp)(1-nq)\leq 0$.

Chứng minh rằng $S_{MNPQ}\leq max${$S_{ABC};S_{BCD};S_{CDA};S_{DAB}$}.

Ta có:$\frac{S_{BMN}}{S_{BAC}}=\frac{BM}{BA}.\frac{BN}{BC}=\frac{BM}{(BM+MA)}.\frac{BN}{(BN+NC)}=\frac{n}{(1+m)(1+n)}$

Tương tự $\frac{S_{CNP}}{S_{CBD}}=\frac{p}{(1+n)(1+p)},\frac{S_{PDQ}}{S_{DCA}}=\frac{q}{(1+q)(1+p)},\frac{S_{AQM}}{S_{ADB}}=\frac{m}{(1+m)(1+q)}$

$\Rightarrow \frac{S_{BMN}}{S_{BAC}}+\frac{S_{CNP}}{S_{CBD}}+\frac{S_{PDQ}}{S_{DCA}}+\frac{S_{AQM}}{S_{ADB}}$

$=\frac{n}{(1+m)(1+n)}+\frac{p}{(1+p)(1+n)}+\frac{q}{(1+q)(1+p)}+\frac{m}{(1+m)(1+q)}$

Ta chứng minh

$\frac{n}{(1+m)(1+n)}+\frac{p}{(1+p)(1+n)}+\frac{q}{(1+q)(1+p)}+\frac{m}{(1+m)(1+q)}\geq 1$

$\Leftrightarrow n(1+p)(1+q)+p(1+m)(1+q)+q(1+m)(1+n)+m(1+n)(1+p)\geq (1+m)(1+n)(1+p)(1+q)$

$\Leftrightarrow (1-mp)(1-nq)\leq 0$

luông đúng theo giả thiết.

Đặt $S=max${$S_{ABC};S_{BCD};S_{CDA};S_{DAB}$}

và  $s=min${$S_{ABC};S_{BCD};S_{CDA};S_{DAB}$}

thì $S+s=S_{ABCD}$.

Ta có $S_{MNPQ}=S_{ABCD}-(S_{AQM}+S_{BMN}+S_{CNP}+S_{DPQ})$

$\leq S_{ABCD}-s(\frac{n}{(1+m)(1+n)}+\frac{p}{(1+p)(1+n)}+\frac{q}{(1+q)(1+p)}+\frac{m}{(1+m)(1+q)})$

$\leq S_{ABCD}-s=S$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lawer: 04-05-2016 - 13:37

"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#195
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Cho tam giác vuông $ABC(\widehat{A}=90^{\circ})$, đường cao AD, gọi I là giao điểm các đường phân giác của tam giác ABD, J là giao điểm các đường phân giác của tam giác ADC, đường thẳng IJ cắt AB tại M và cắt AC tại N.

Chứng minh rằng:

a) Tam giác AMN vuông cân.

b) $S_{AMN}\leq \frac{1}{2}S_{ABC}$.

Hình thì các bạn tự vẽ, xin lỗi vì mình không biết dùng Geogebra.

a) Từ I và J hạ các đường vuông góc với các cạnh AB,AC,BC và AD 

$\Rightarrow IP=IQ=IF,JH=JK=JE.$

Chứng minh $\widehat{JAG}=\widehat{AJE}$ (cùng phụ với hai góc bằng nhau $\widehat{JAC}=\widehat{JAE}$) để

suy ra JG=AE, còn JK=JE=JH=ED nên JG+JK=AD, suy ra AK+AG=AD.

Do đó AG+AK=AQ+AL=AD $\Rightarrow$ GQ=LK.

Gọi O là giao điểm của IL và JG $\Rightarrow$ OI=OJ $\Rightarrow$ Tam giác OIJ vuông cân $\Rightarrow$ Tam giác AMN vuông cân.

b) Từ câu a) suy ra AM=AN=AD $\Rightarrow S_{AMN}=\frac{1}{2}AM.AN=\frac{1}{2}AD^2$.

Gọi T là trung điểm của BC, ta có $S_{ABC}=\frac{1}{2}BC.AD=AT.AD\geq AD^2.$

Suy ra $S_{AMN}\leq \frac{1}{2}S_{ABC}$, dấu $"="$ xảy ra $\Leftrightarrow$ tam giác ABC vuông cân.


"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#196
Mystic

Mystic

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 240 Bài viết

Cho thêm ít bài nữa :

a) Chứng minh BĐT :

$\frac{1}{2^2}+\frac{1}{3^2}+\frac{1}{6^2}+...+\frac{1}{(2n)^2}< \frac{1}{2}$ với mọi số tự nhiên $n\geq 2$

Làm 2 cách !

b) Chứng minh rằng nếu tích của ba số bằng 1 và tổng của chúng lớn hơn tổng các số nghịch đảo của chúng thì có một trong ba số đó lớn hơn 1.(Đề thi vô địch Nam Tư,1976).

c) Cho đa thức :$P_{(x)}=ax^2+bx+c.$ Chứng minh rằng nếu $P_{(x)}$ có ba nghiệm số phân biệt $\alpha ,\beta ,\gamma$ thì $a=b=c=0$ tức là $P_{(x)}=0$ với mọi $x$.

d) Xác định tất cả các cặp số nguyên dương $(x;n)$ thỏa mãn phương trình sau $x^3+3367=2^n$.

e) Tìm các số tự nhiên: $2< x< y< z< t< u$ thỏa mãn:

$\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{z}+\frac{1}{t}+\frac{1}{u}=1$

f) Giải phương trình:

$\left [ \frac{2x-1}{3} \right ]=\left [ \frac{x-1}{2} \right ]$

P/s: Riêng câu f) là mình khuyến mãi cho các bạn đó :))(trong Phần nguyên và ứng dụng).

Mình thì xin phép chém câu a :lol:

Nói thế thôi nhưng câu a theo mình là chọn biểu thức trung gian, bạn coi cho mình xem nó sai ở đoạn nào không chứ mình chọn thế này sau khi 1 hồi biến đổi nó "tịt" luôn :(

Biểu thức trung gian: $B=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{3.4}+\frac{1}{5.6}+...+\frac{1}{(2n-1)2n}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mystic: 04-05-2016 - 14:05

>>> Nếu bạn luôn buồn phiền hãy dùng hy vọng để chữa trị <<<

Và ...

>>>  Không bao giờ nói bạn đã thất bại

Cho đến khi đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

           Và không bao giờ nói rằng:

        Đó là nỗi lực cuối cùng của bạn

         Cho tới khi bạn đã thành công  >>>

 

~ Mystic Lâm


#197
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Mình thì xin phép chém câu a :lol:

Nói thế thôi nhưng câu a theo mình là chọn biểu thức trung gian, bạn coi cho mình xem nó sai ở đoạn nào không chứ mình chọn thế này sau khi 1 hồi biến đổi nó "tịt" luôn :(

Biểu thức trung gian: $B=\frac{1}{1.2}+\frac{1}{3.4}+\frac{1}{5.6}+...+\frac{1}{(2n-1)2n}$

À vậy sao bạn không chọn biểu thức trung gian là thế này nhỉ :

$B=\frac{1}{2^2-1}+\frac{1}{4^2-1}+\frac{1}{6^2-1}+...+\frac{1}{(2n)^2-1}.$

P/s: Nếu các bạn không giải thì để mai mình "chém" hết luôn nhé ! 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lawer: 04-05-2016 - 14:10

"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#198
dongochuyen

dongochuyen

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Đặt $\frac{a}{b}+\frac{b}{a}=t$

=>$t^2-3t+2$\geq$0$<=>$(t-1)(t-2)$\geq$0$<=>$(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}-1)(\frac{a}{b}+\frac{b}{a}-2)$

<=>$\frac{(x-y)^2}{xy}\frac{(x-\frac{y}{2})^2+\frac{3y^2}{4}}{xy}\geq 0$

<=>$\frac{(x-y)^2.\left [ (x-\frac{y}{2})^2+\frac{3y^2}{4} \right ]}{x^2y^2}\geq 0$(hcđ)

=>đpcm

bạn ơi mình ko hiểu lắm là tại sao tự nhiên đang ẩn a,b bạn lại đổi sang ẩn x,y?



#199
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

 

$\left [ \frac{2x-1}{3} \right ]=\left [ \frac{x-1}{2} \right ]$

 

Đặt $[\frac{2x-1}{3}]=[\frac{x-1}{2}]=n$ 
Vậy thì $3n \le 2x-1 <3n+3$ và $2n \le x-1 <2n+2$ 
Hay $3n+1 \le 2x<3n+4$ và $4n+2 \le 2x <4n+6$ 
Suy ra $4n+6>3n+1$ và $3n+4>4n+2$ 
suy ra $-5<n<2$ 
Suy ra $n \in \{-4,-3,-2,-1,0,1\}$ 
$n=0$ thì $1 \le 2x<4$ và $2 \le 2x<6$ đến đây giải đc $x$ thôi :D 
tương tự với các TH còn lại



#200
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Về việc phương trình $x^2+(x+1)^2=y^2$ 
Đây là phương trình Pitago . Ở đây ta giả sử $x$ không âm để cho tiện 
Vậy thì theo phương pháp giải phương trình Pitago thì phương trình này có nghiệm 
$\begin{cases} &x=mn&\\&x+1=\frac{n^2-m^2}{2} \end{cases}$ 
Khi đó ta có $n^2-m^2-2mn=2$ đến đây ta giải phương trình này bình thường :) 






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh