Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 527 trả lời

#201
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Về việc phương trình $x^2+(x+1)^2=y^2$ 
Đây là phương trình Pitago . Ở đây ta giả sử $x$ không âm để cho tiện 
Vậy thì theo phương pháp giải phương trình Pitago thì phương trình này có nghiệm 
$\begin{cases} &x=mn&\\&x+1=\frac{n^2-m^2}{2} \end{cases}$ 
Khi đó ta có $n^2-m^2-2mn=2$ đến đây ta giải phương trình này bình thường :)

$n,m$ ở đâu ra vậy bạn? Bạn có thể giải rõ ra được không? (nếu ngắn gọn) :)


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#202
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

GIỚI THIỆU CÁCH GIẢI PHƯƠNG TRÌNH PYTHAGORES 
Xét phương trình $x^2+y^2=z^2$ (2) 
Nhận xét nếu $(x,y,z)=d$ thì bộ ba $(\frac{x}{d},\frac{y}{d},\frac{z}{d})$ cũng là nghiệm của (2) . Nên vậy ta chỉ cần xét trường hợp $d=1$ 
$d=1$ nên tồn tại $x,y$ phải có một số lẻ . Giả sử $x$ lẻ 
PT (2) $\leftrightarrow (z-y)(y+z)=x^2$ 
Giả sử $(z-y,z+y)=d$ thì $d|x$ nên $d$ là số lẻ . Hơn nữa $d|(z-y+z+y)$ nên $d|z$ tương tự ta có có $d|y$ mà $(x,y,z)=1$ nên $d=1$ 
Suy ra $z-y=m^2,z+y=n^2$ với $m,n$ là các số nguyên dương nguyên tố cùng nhau và $m<n$ từ đó ta có : 
$x=mn,y=\frac{n^2-m^2}{2},z=\frac{m^2+n^2}{2}$ 
Vậy nghiệm tổng quát của phương trình (2) là 
$x=\omega_1.dmn,y=\omega_2.d\frac{n^2-m^2}{2},z=\omega_3.d\frac{m^2+n^2}{2}$ 
trong đó $\omega_i \in \{-1,1\}$ với $i=1,2,3$ $n>m \ge 1$ và $(m,n)=1$ 



#203
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Tiện đây "cống hiến" cho topic một bài toán luôn cho đỡ bị loãng topic:

Tìm x,y nguyên dương thoả mãn phương trình: $25x+46=y(y+1)$


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#204
the unknown

the unknown

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Góp một bài dễ thôi: Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa $ab+bc+ca=3$. Chứng minh rằng:

                $\frac{1}{a^2+1}+\frac{1}{b^2+1}+\frac{1}{c^2+1}\geq \frac{3}{2}$


$\texttt{If you don't know where you are going, any road will get you there}$


#205
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Góp một bài dễ thôi: Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa $ab+bc+ca=3$. Chứng minh rằng:

                $\frac{1}{a^2+1}+\frac{1}{b^2+1}+\frac{1}{c^2+1}\geq \frac{3}{2}$

Phải chăng là xài ứng dụng của bất đẳng thức $Cauchy$?


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#206
the unknown

the unknown

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Tiện đây "cống hiến" cho topic một bài toán luôn cho đỡ bị loãng topic:

Tìm x,y nguyên dương thoả mãn phương trình: $25x+46=y(y+1)$

Giả thiết tương đương $100x+185=(2y+1)^2$. Do đó $(2y+1)^2$ là số chính phương lẻ chia hết cho 5 nên $(2y+1)^2\equiv 25$ ( $mod$ $100$).

Mà $100x+185\equiv 85$ ( $mod$ $100$) nên vô lý.

Vậy không tồn tại $x,y$ thỏa mãn đề bài.


$\texttt{If you don't know where you are going, any road will get you there}$


#207
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Giả thiết tương đương $100x+185=(2y+1)^2$. Do đó $(2y+1)^2$ là số chính phương lẻ chia hết cho 5 nên $(2y+1)^2\equiv 25$ ( $mod$ $100$).

Mà $100x+185\equiv 85$ ( $mod$ $100$) nên vô lý.

Vậy không tồn tại $x,y$ thỏa mãn đề bài.

Mở rộng bài toán ra tập hợp số thực thì có giải được không bạn?


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#208
the unknown

the unknown

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Thêm một bài nữa cho vui: Giả sử $m,n,p$ ($n$ là hằng số, $m,p$ là các số thực thay đổi) là các số thực sao cho phương trình $x^4+mx^3+nx^2+px+1$ có bốn nghiệm thực đều âm ( không nhất thiết phân biệt). Tìm giá trị lớn nhất của $p$ theo $n$.


$\texttt{If you don't know where you are going, any road will get you there}$


#209
the unknown

the unknown

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

Mở rộng bài toán ra tập hợp số thực thì có giải được không bạn?

Dĩ nhiên là được chứ bạn. Điều này cũng đúng với tập hợp số hữu tỉ vì khi đó $x=\frac{y^2+y-46}{25}$ nên nếu $y$ là số hữu tỉ thì $x$ cũng là số hữu tỉ.


$\texttt{If you don't know where you are going, any road will get you there}$


#210
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

Đặt $[\frac{2x-1}{3}]=[\frac{x-1}{2}]=n$ 
Vậy thì $3n \le 2x-1 <3n+3$ và $2n \le x-1 <2n+2$ 
Hay $3n+1 \le 2x<3n+4$ và $4n+2 \le 2x <4n+6$ 
Suy ra $4n+6>3n+1$ và $3n+4>4n+2$ 
suy ra $-5<n<2$ 
Suy ra $n \in \{-4,-3,-2,-1,0,1\}$ 
$n=0$ thì $1 \le 2x<4$ và $2 \le 2x<6$ đến đây giải đc $x$ thôi :D 
tương tự với các TH còn lại

Bạn làm thế nào vậy cà ? Mình không hiểu rõ lắm :)

Đây là cách của mình :))

Đặt $\left [ \frac{2x-1}{3} \right ]=\left [ \frac{x+1}{2} \right ]=t(t\epsilon Z.)$

Theo t/c nếu $[a]=[b]$ thì $\left | a-b \right |< 1.$ Ta có

$\left | \frac{2x-1}{3}-\frac{x+1}{2} \right |< 1\Leftrightarrow -1< \frac{x-5}{6}< 11\Leftrightarrow -1< x< 11.$ Khi đó

$\left\{\begin{matrix} 0< \frac{x+1}{2}< 6 & & \\ -1< \frac{2x-1}{3}< 7 & & \end{matrix}\right. \Rightarrow \left\{\begin{matrix} 0\leq \left [ \frac{x+1}{2} \right ]\leq 5 & & \\ -1\leq \left [ \frac{2x-1}{3} \right ] \leq 6& & \end{matrix}\right.$

Suy ra $t\epsilon \left \{ 0;1;2;3;4;5 \right \}.$

Từ đó mình thay vào tính thôi !

Với $t=0$ thì $\left [ \frac{2x-1}{3} \right ]=\left [ \frac{x-1}{2} \right ]=0$ 

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 0\leq \frac{2x-1}{3}< 1 & & \\ 0\leq \frac{x+1}{2}< 1 & & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \frac{1}{2}\leq x< 2 & & \\ -1\leq x< 1 & & \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \frac{1}{2}\leq x< 1.$

Tương tự các TH còn lại :

Với $t=1$ $\Leftrightarrow 1\leq x< 3$

Với $t=2$ $\Leftrightarrow \frac{7}{2}\leq x< 5$

Với $t=3$ $\Leftrightarrow 5\leq x< \frac{11}{2}$

Với $t=4$ $\Leftrightarrow 7\leq x< 8$

Với $t=5$ $\Leftrightarrow 9\leq x< \frac{19}{2}.$

Đến đay mình có thể suy ra tập nghiệm :)

P/s: Xin lỗi vì post đề sai  :lol:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lawer: 06-05-2016 - 11:52

"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#211
ducthang0701

ducthang0701

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết


 

Theo t/c nếu $[a]=[b]$ thì $\left | a-b \right |< 1.$ Ta có

$\left | \frac{2x-1}{3}-\frac{x+1}{2} \right |< 1\Leftrightarrow -1< \frac{x-5}{6}< 

có vẻ k ổn lắm ,nếu để thế thì x-1 chứ nhỉ



#212
Lawer

Lawer

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 34 Bài viết

có vẻ k ổn lắm ,nếu để thế thì x-1 chứ nhỉ

Ý bạn là sao ? Bạn có thể nói rõ chỗ không hiểu ra đc ko ?


"Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng .Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".

Grigori Perelman.


#213
ducthang0701

ducthang0701

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

đoạn |a-b| <1 hình như suy ra đc (2x-1)/3-(x-1)/2 < 1 chứ sao lai là x+1



#214
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

tiện đây mình cũng góp 1 bài, có trong đề thi chuyên toán tỉnh mình năm ngoái

Cho hai số a, b khác 0 và khác 1, thỏa mãn điều kiện $a+b=1$.

Chứng minh rằng: $\frac{a}{b^3-1}-\frac{b}{a^3-1}=\frac{2(b-a)}{a^2b^2+3}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tanthanh112001: 07-05-2016 - 08:21

:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#215
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

tiện đây mình cũng góp 1 bài, có trong đề thi chuyên toán tỉnh mình năm ngoái

Cho hai số a, b khác 0 và khác 1, thỏa mãn điều kiện $a+b=1$.

Chứng minh rằng: $\frac{a}{b^3-1}+\frac{b}{a^3-1}=\frac{2(b-a)}{a^2b^2-3}$

Xin bạn xem lại đề, mình tính thử bằng máy tính thì nó không ra . Khi tính a=0,5;b=0,5 thì VT= $\frac{-8}{7}$ còn VP=0. Khi thử với các giá trị khác cũng vậy  :unsure:



#216
hoduchieu01

hoduchieu01

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết

đây là chương trình lớp mấy đây nhỉ

trong tài liệu phương trình nghiệm nguyên nâng cao cũng có của thcs mà



#217
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

Xin bạn xem lại đề, mình tính thử bằng máy tính thì nó không ra . Khi tính a=0,5;b=0,5 thì VT= $\frac{-8}{7}$ còn VP=0. Khi thử với các giá trị khác cũng vậy  :unsure:

úi chết ! mình nhầm dấu cộng với dấu trừ, cảm ơn nhé, đã sửa ở trên


:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#218
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Góp một bài dễ thôi: Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa $ab+bc+ca=3$. Chứng minh rằng:

                $\frac{1}{a^2+1}+\frac{1}{b^2+1}+\frac{1}{c^2+1}\geq \frac{3}{2}$

Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với:

$\frac{a^{2}}{a^{2}+1}+\frac{b^{2}}{b^{2}+1}+\frac{c^{2}}{c^{2}+1}\leq \frac{3}{2}$

$\Leftrightarrow \sum \frac{a^{2}}{3a^{2}+3}\leq \frac{1}{2}$

$\Leftrightarrow \sum \frac{a^{2}}{a(a+b+c)+2a^{2}+bc}\leq \frac{1}{2}$

Áp dụng Cauchy-Schwarz ta có:

$\sum \frac{a^{2}}{a(a+b+c)+2a^{2}+bc}\leq \sum \frac{a^{2}}{4}\left ( \frac{1}{a(a+b+c)}+\frac{1}{2a^{2}+bc} \right )=\frac{1}{4}+\frac{1}{4}\sum \frac{a^{2}}{2a^{2}+bc}$

Do đó ta chỉ cần chứng minh:

$\sum \frac{a^{2}}{2a^{2}+bc}\leq 1$

$\Leftrightarrow \frac{bc}{2a^{2}+bc}\geq 1$

Áp dụng Svac-xơ ta có:

$\sum \frac{b^{2}c^{2}}{2a^{2}bc+b^{2}c^{2}}\geq \frac{(ab+bc+ca)^{2}}{a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}+2abc(a+b+c)}=1$

$\Rightarrow$ đpcm

Dấu = xảy ra khi $a=b=c=1$


Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 


#219
ducthang0701

ducthang0701

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

Bất đẳng thức cần chứng minh tương đương với:

$\frac{a^{2}}{a^{2}+1}+\frac{b^{2}}{b^{2}+1}+\frac{c^{2}}{c^{2}+1}\leq \frac{3}{2}$

$\Leftrightarrow \sum \frac{a^{2}}{3a^{2}+3}\leq \frac{1}{2}$

$\Leftrightarrow \sum \frac{a^{2}}{a(a+b+c)+2a^{2}+bc}\leq \frac{1}{2}$

Áp dụng Cauchy-Schwarz ta có:

$\sum \frac{a^{2}}{a(a+b+c)+2a^{2}+bc}\leq \sum \frac{a^{2}}{4}\left ( \frac{1}{a(a+b+c)}+\frac{1}{2a^{2}+bc} \right )=\frac{1}{4}+\frac{1}{4}\sum \frac{a^{2}}{2a^{2}+bc}$

Do đó ta chỉ cần chứng minh:

$\sum \frac{a^{2}}{2a^{2}+bc}\leq 1$

$\Leftrightarrow \frac{bc}{2a^{2}+bc}\geq 1$

Áp dụng Svac-xơ ta có:

$\sum \frac{b^{2}c^{2}}{2a^{2}bc+b^{2}c^{2}}\geq \frac{(ab+bc+ca)^{2}}{a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2}+2abc(a+b+c)}=1$

$\Rightarrow$ đpcm

Dấu = xảy ra khi $a=b=c=1$

bạn làm rõ hơn tí đc k ,mình chưa hiểu lắm ,nhất là từ bước 2 đến 4 ấy


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ducthang0701: 06-05-2016 - 15:59


#220
ducthang0701

ducthang0701

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

xử luôn bài hệ nhé

x^2+yz=x

y^2+xz=y

z^2+xy=z

mình gõ latex sao mà k đc ấy ,ngu quá ,các bạn thông cảm

sao k ai giải giùm tí vậy






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh