Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC luyện thi vào lớp 10 chuyên toán năm 2016 - 2017.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 527 trả lời

#421
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Chứng minh rằng nếu n  là số nguyên (n>1)  thoả mãn $n^2+4$ và $n^2+16$ là số nguyên tố thì n chia hết cho 5

Giả sử $n$ không chia hết cho $5$ thì $n^2$ chia cho $5$ sẽ dư $1$ hoặc $4$

Nếu $n^2$ chia cho $5$ dư $1$ thì $n^2+4$ chia hết cho $5$ (vô lý)

Nếu $n^2$ chia cho $5$ dư $4$ thì $n^2+16$ chia hết cho $5$ (vô lý)

Vậy $n\vdots 5$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oo Nguyen Hoang Nguyen oO: 28-05-2016 - 00:45

Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#422
minh2582001

minh2582001

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết

Mình xin luôn đoạn đầu để nêu ý tưởng ý còn lại của mình

Áp dụng $AM-GM$ cho cả ba mẫu ta được: $xyz(\frac{1}{x^2+yz}+\frac{1}{y^2+zx}+\frac{1}{z^2+xy})\leq \sum \frac{xyz}{3\sqrt[3]{x^2yz}}=\sum \frac{\sqrt[3]{x\left ( yz \right )^2}}{3}=\frac{\sqrt[3]{xyz}}{3}\sum \sqrt[3]{yz}$

Đến đây tiếp tục sử dụng $AM-GM$ $\frac{1}{\sqrt[3]{9}}.\frac{1}{\sqrt[3]{9}}\sqrt[3]{yz}\leq 3(\frac{2}{9}+yz)$

Tương tự với các trường hợp còn lại, cộng theo vế rồi áp dụng bđt $3(ab+bc+ca)\leq (a+b+c)^2$ 

$mình chả hiểu, chẳng lẽ:x^{2}+yz\geq 3\sqrt[3]{x^{2}yz}$


Phải có liều mới có ngày mai...


#423
Fat Boy

Fat Boy

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 33 Bài viết

Tìm m $\in Z để \sqrt{m^{2}+m+23} \in Q$ 

$\Rightarrow m^{2}+m+23=k^{2}$

$\Leftrightarrow 4m^{2}+4m +92=4k^{2}\Leftrightarrow 4k^{2}-(2m+1)^{2}=91\Leftrightarrow (2k-2m-1)(2k+2m+1)=91$

Tới đây làm sao nữa vậy mn.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Fat Boy: 28-05-2016 - 10:49

Toán Học thật

 ~~~~~~ Vi Diệu ~~~~~

         


#424
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Tìm m $\in Z để \sqrt{m^{2}+m+23} \in Q$ 

Để \sqrt{m^{2}+m+23} \in Q$ thì $m^{2}+m+23 = k^{2} \Leftrightarrow 4m^{2}+4m +92=4k^{2}\Leftrightarrow 4k^{2}-(2m+1)^{2}=91\Leftrightarrow (2k-2m-1)(2k+2m+1)=91$.

Tới đây làm sao nữa vậy mn.

Làm cách này không ổn cho lắm, nếu trong tập hợp $\mathbb{Z}$ thì được, còn đây là tập hợp $\mathbb{Q}$ nên phải có phương pháp khác bạn ạ.


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#425
Fat Boy

Fat Boy

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 33 Bài viết

Làm cách này không ổn cho lắm, nếu trong tập hợp $\mathbb{Z}$ thì được, còn đây là tập hợp $\mathbb{Q}$ nên phải có phương pháp khác bạn ạ.

Vậy giúp mình làm bài này được ko


Toán Học thật

 ~~~~~~ Vi Diệu ~~~~~

         


#426
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

Vậy giúp mình làm bài này được ko

 

 

Làm cách này không ổn cho lắm, nếu trong tập hợp $\mathbb{Z}$ thì được, còn đây là tập hợp $\mathbb{Q}$ nên phải có phương pháp khác bạn ạ.

Bạn ơi nếu thằng m là số nguyên thì khai căn biểu thức ra phải được số nguyên hoặc là vô tỉ đó bạn  :D Nếu vô tỉ thì không thoả rồi chỉ còn cho nó nguyên thôi



#427
Fat Boy

Fat Boy

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 33 Bài viết

vì k và m nguyên nên 2k-2m-1 và 2k+2m+1 cũng nguyên

 $(2k-2m-1)(2k+2m+1)=91$ thì mình giải hệ 

$\left\{\begin{matrix}2k-2m-1 = 1 & \\ 2k+2m+1= 91 & \end{matrix}\right.$

rồi tương tự với các giá trị nguyên khác để tìm ra m nguyên và k nguyên hả


Toán Học thật

 ~~~~~~ Vi Diệu ~~~~~

         


#428
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

vì k và m nguyên nên 2k-2m-1 và 2k+2m+1 cũng nguyên

 $(2k-2m-1)(2k+2m+1)=91$ thì mình giải hệ 

$\left\{\begin{matrix}2k-2m-1 = 1 & \\ 2k+2m+1= 91 & \end{matrix}\right.$

rồi tương tự với các giá trị nguyên khác để tìm ra m nguyên và k nguyên hả

Chuẩn rồi đó bạn  :D  :like



#429
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

Trong hình vuông cạnh bằng 1 cho 33 điểm bât kì . CMR trong các điểm đã cho có 3 điểm lập thành tâm giác có diện tích không lớn hơn $\frac{1}{32}$



#430
Fat Boy

Fat Boy

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 33 Bài viết

Bài 1: Chứng minh rằng $x_{0}= \sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}-\sqrt{6-3\sqrt{2+\sqrt{3}}}$là nghiệm của phương trình $x^{4}-16x^{2}+32=0$

ta có  $x_{0}^{2}$= $8-4\sqrt{2}$

 

Phương trình có 1 nghiệm là $x^{2}= 8-4\sqrt{2}$

vậy kết luận $x_{0}$ là nghiệm của phương trình được ko?


Toán Học thật

 ~~~~~~ Vi Diệu ~~~~~

         


#431
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

Bài 1: Chứng minh rằng $x_{0}= \sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}-\sqrt{6-3\sqrt{2+\sqrt{3}}}$là nghiệm của phương trình $x^{4}-16x^{2}+32=0$

ta có  $x_{0}^{2}$= $8-4\sqrt{2}$

 

Phương trình có 1 nghiệm là $x^{2}= 8-4\sqrt{2}$

vậy kết luận $x_{0}$ là nghiệm của phương trình được ko?

Không nhanh vậy đâu bạn phải tính thằng x0 ra trước chứ làm vậy bị trừ điểm chết  :D



#432
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Bài 1: Chứng minh rằng $x_{0}= \sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}-\sqrt{6-3\sqrt{2+\sqrt{3}}}$là nghiệm của phương trình $x^{4}-16x^{2}+32=0$

ta có  $x_{0}^{2}$= $8-4\sqrt{2}$

 

Phương trình có 1 nghiệm là $x^{2}= 8-4\sqrt{2}$

vậy kết luận $x_{0}$ là nghiệm của phương trình được ko?

Mình nghĩ bạn nên bình phương thêm phát nữa rồi tính $x^{4}-16x^{2}+32$, nếu bằng $0$ thì kết luận $x_{0}$ là nghiệm của phương trình


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#433
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

Tìm min của

A = $\sqrt{x^2-4x+5} + \sqrt{y^2-2y+5} + \sqrt{x^2+y^2}$ 

Mình sử dụng Mincopski cho 2 cái đầu rồi mà giờ không biết làm sao nữa


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Zeref: 28-05-2016 - 20:54


#434
Fat Boy

Fat Boy

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 33 Bài viết

Làm sao chứng minh x0 dương  để tính $x_{0}= \sqrt{8-4\sqrt{2}}$, bấm máy thì nó dương.


Toán Học thật

 ~~~~~~ Vi Diệu ~~~~~

         


#435
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Làm sao chứng minh x0 dương  để tính $x_{0}= \sqrt{8-4\sqrt{2}}$, bấm máy thì nó dương.

không cần chứng minh dương âm gì hết, như mình đã nói: tính $x_{0}^2$ và $x_{0}^4$ xong thế vào phương trình rồi kết luận thôi, không khó đâu


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#436
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Tìm min của

A = $\sqrt{x^2-4x+5} + \sqrt{y^2-4y+5} + \sqrt{x^2+y^2}$ 

Mình sử dụng Mincopski cho 2 cái đầu rồi mà giờ không biết làm sao nữa

$\sqrt{x^2-4x+5} + \sqrt{y^2-4y+5} + \sqrt{x^2+y^2}=\sqrt{(x-2)^2+1} + \sqrt{(y-2)^2+1} + \sqrt{x^2+y^2}\geq \sqrt{(x-1)^2+(y-1)^2}+\sqrt{x^2+y^2}=\sqrt{(1-x)^2+(1-y)^2}+\sqrt{x^2+y^2}\geq \sqrt{2}$

Mình chiều ý bạn làm Mincopxki nhưng hình như không ổn lắm phải không? Làm sao có thể ra $\sqrt{2}$ được?? Vì lúc này dấu bằng xảy ra khi $x=y=3$ hoặc $x=y=1$
Bạn xem coi sai chỗ nào?


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#437
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

$\sqrt{x^2-4x+5} + \sqrt{y^2-4y+5} + \sqrt{x^2+y^2}=\sqrt{(x-2)^2+1} + \sqrt{(y-2)^2+1} + \sqrt{x^2+y^2}\geq \sqrt{(x-1)^2+(y-1)^2}+\sqrt{x^2+y^2}=\sqrt{(1-x)^2+(1-y)^2}+\sqrt{x^2+y^2}\geq \sqrt{2}$

Mình chiều ý bạn làm Mincopxki nhưng hình như không ổn lắm phải không? Làm sao có thể ra $\sqrt{2}$ được?? Vì lúc này dấu bằng xảy ra khi $x=y=3$ hoặc $x=y=1$
Bạn xem coi sai chỗ nào?

Xin lỗi đã viết sai đáng lẽ phải là 

A= $ \sqrt{x^2-4x+5}+ \sqrt{y^2-2y+5} + \sqrt{x^2+y^2}$

mà bài này còn có thể sử dụng bđt khác hả bạn



#438
Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

Oo Nguyen Hoang Nguyen oO

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Xin lỗi đã viết sai đáng lẽ phải là 

A= $ \sqrt{x^2-4x+5}+ \sqrt{y^2-2y+5} + \sqrt{x^2+y^2}$

mà bài này còn có thể sử dụng bđt khác hả bạn

Mình không biết nữa, nhưng nếu sửa đề lại như bạn thì Mincopxki là ổn rồi


Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có.

Perfect numbers like perfect men, are very rare.

Rene Descartes

TỰ HÀO LÀ THÀNH VIÊN $\sqrt{MF}$

:icon6: :icon6: :icon6:


#439
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

Mình không biết nữa, nhưng nếu sửa đề lại như bạn thì Mincopxki là ổn rồi

Vậy Min A = $2\sqrt{5}$

Dấu bằng xảy ra khi nào vậy bạn mình làm mà không được



#440
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

Bất đẳng thức Mincopski cho 3 bộ số xảy ra dấu bằng khi nào






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh