Đến nội dung

Hình ảnh

Tuần 4 tháng 10/2015


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Như vậy là đã có lời giải cho bài Tuần 3 tháng 10 của thầy Hùng và đề bài toán mới. Xin trích dẫn lại đề bài:

Bài 9. Cho tam giác $ABC$ với $E,F$ là hai điểm lần lượt nằm trên cạnh $CA,AB$ sao cho $AE=AF$. $EF$ cắt $BC$ tại $D$. $K,L$ lần lượt là tâm ngoại tiếp tam giác $DBF,DCE$. $G$ là đối xứng của $D$ qua $KL$. $R$ nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEF$ sao cho $AR \parallel BC$. Gọi $BE$ cắt $CF$ tại $H$. $AH$ cắt $BC$ tại $S$. Lấy $T$ thuộc $GR$ sao cho $ST \perp BC$. $M$ là trung điểm $ST$. Chứng minh rằng $GM$ luôn đi qua một điểm cố định khi $E,F$ thay đổi.

 

Screen Shot 2015-10-19 at 10.23.11 am.png


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
canhhoang30011999

canhhoang30011999

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 634 Bài viết

Như vậy là đã có lời giải cho bài Tuần 3 tháng 10 của thầy Hùng và đề bài toán mới. Xin trích dẫn lại đề bài:

Bài 9. Cho tam giác $ABC$ với $E,F$ là hai điểm lần lượt nằm trên cạnh $CA,AB$ sao cho $AE=AF$. $EF$ cắt $BC$ tại $D$. $K,L$ lần lượt là tâm ngoại tiếp tam giác $DBF,DCE$. $G$ là đối xứng của $D$ qua $KL$. $R$ nằm trên đường tròn ngoại tiếp tam giác $AEF$ sao cho $AR \parallel BC$. Gọi $BE$ cắt $CF$ tại $H$. $AH$ cắt $BC$ tại $S$. Lấy $T$ thuộc $GR$ sao cho $ST \perp BC$. $M$ là trung điểm $ST$. Chứng minh rằng $GM$ luôn đi qua một điểm cố định khi $E,F$ thay đổi.

 

attachicon.gifScreen Shot 2015-10-19 at 10.23.11 am.png

$G$ là điểm đối xứng của $D$ qua $KL$ nên $G$ là giao của $(DBF)$ và $(DCE)$

nên $G$ là điểm Miquel của tứ giác toàn phần $ADFEBC$

nên $G$ thuộc $(AEF)$ và $(ABC)$

$DG$ cắt $(AEF)$ tại $R'$

ta có $\widehat{GDB}=\widehat{GFA}= \widehat{AR'G}$

nên $AR'$ song song với $BC$

nên $R\equiv R'$

Áp dụng định lí Menelaus ta có

$\frac{SB}{SC}.\frac{EC}{AE}.\frac{AF}{FB}= 1$

$\Rightarrow \frac{SB}{SC}=\frac{BF}{EC}$

Lại có $\triangle GFE\sim \triangle GEC\Rightarrow \frac{BF}{EC}= \frac{BG}{GC}$

$\Rightarrow \frac{SB}{SC}= \frac{GB}{GC}$

nên $GS$ là phân giác $\widehat{BGC}$

lại có $(DSBC)=-1$ nên $DG$ vuông góc với $GS$

$DS$ cắt $(O)$ tại $K$,$DG$ cắt $(O)$ tại $H$

ta có $KH$ vuông góc $BC$ và $O$ trung điểm $KH$

$\Rightarrow GM$ đi qua $O$ cố định



#3
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Cám ơn Hoàng, về cơ bản là đáp án của thầy cũng vậy, nhưng tránh được đoạn dựng điểm trùng $R'$.



#4
Emyeutiengviet

Emyeutiengviet

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết

Lời giải của mình:

Vì $G$ là điểm đối xứng của $D$ qua $KL$ nên $G$ sẽ là điểm Miquel của tứ giác toàn phần $BFECDA$.

Suy ra các tứ giác $GAEF, GACB$ nội tiếp. 

$\Longrightarrow \angle ARG =\angle AEG =\angle CDG$ (do tứ giác $DGEC$ nội tiếp) 

Mặt khác $AR \parallel BC$ nên ta suy ra $D,G,R$ thẳng hàng

Áp dụng định lí Menelaus cho tam giác $ABC$ với $D,E,F$ thẳng hàng ta suy ra $\frac{SB}{SC} = \frac{FB}{EC}$

Hơn nữa dễ chứng minh $\triangle BGF \sim \triangle CGE \Longrightarrow \frac{BG}{CG} =\frac{BF}{CE} =\frac{SB}{SC}$

Suy ra $GS$ là phân giác của  $\angle BGC$ 

Gọi $W = GS \cap BC$ khác $G$ chính là điểm chính giữa cung $BC$ không chứa $A$ của đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC \equiv (O)$ 

Ta lại có $(DSBC)=-1 \Longrightarrow G(DSBC) =-1$ suy ra $GD$ là phân giác ngoài của $\angle BGC $ hay $GT \perp GS$

Gọi $V = GT \cap (O) $ khác $G$ suy ra $V$ là điểm chính giữa cung lớn $BC$.

Đặt $\frac{GS}{GW} = k$

Xét phép vị tự tâm $G$ tỉ số $k$ biến:

$W \mapsto S$

$V \mapsto T$

Suy ra $O \mapsto M$

$\Longrightarrow \overline{G,M,O}$. Vậy $GM$ luôn đi qua $O$ cố định. 






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh