Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $AD$ là đường đối trung của tam giác $ABC$

- - - - - đường đối trung hhp 2016

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
ineX

ineX

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 353 Bài viết

Tam giác $ABC$ có $AB \neq AC$ nội tiếp đường tròn $(O)$ và ngoại tiếp đường tròn $(I)$.

Đường tròn $(I)$ tiếp xúc với $BC$ ở $D$.

giả sử $OI$ vuông góc với $AD$.

Chứng minh $AD$ là đường đối trung của tam giác.


"Tôi sinh ra là để thay đổi thế giới chứ không phải để thế giới thay đổi tôi" - Juliel

 

3cf67218ea144a6eb6caf571068071ff.1.gif


#2
Nguyen Dinh Hoang

Nguyen Dinh Hoang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

Nếu bạn đã học về cực đối cực thì có thể giải như sau.
Gọi $E,F$ là các tiếp điểm còn lại, gọi $T$ là hình chiếu của $I$ lên $AD$.Áp dụng định lý tâm đẳng phương cho các đường tròn $\odot (ID),\odot ( I)$ và$\odot ( EFTI)$ ta có $OI,EF$ và $BC$ đồng quy và nếu gọi $S$ là điểm đồng quy ta có $S$ và $D$ liên hợp mà $DA$ vuông góc $OI$ nên $S$ và $A$ liên hợp.

Từ đó ta có điều phải chứng minh theo tính chất đối trung.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi baopbc: 30-04-2016 - 17:46


#3
ineX

ineX

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 353 Bài viết

Cảm ơn bạn, nhưng cực và đối cực cao quá, mình chưa học đến. Bạn còn một huớng nào thuần túy hơn không?


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi baopbc: 30-04-2016 - 21:08

"Tôi sinh ra là để thay đổi thế giới chứ không phải để thế giới thay đổi tôi" - Juliel

 

3cf67218ea144a6eb6caf571068071ff.1.gif


#4
Nguyen Dinh Hoang

Nguyen Dinh Hoang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết

Thực ra cực đối cực cũng chỉ là $1$ bài toán cấp $2$ thôi bạn à.
Phát biểu của nó như sau: Cho $\odot (O)$ và đường thẳng $d$ bất kì $A$ di chuyển thuộc $d.E,F$ là $2$ tiếp điểm của $2$ tiếp tuyến kẻ từ $A$ thì $EF$ đi qua $1$ điểm cố định.

Tùy vào từng bài mà ứng dụng của nó rất hay!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi baopbc: 30-04-2016 - 21:09


#5
quanghung86

quanghung86

    Thiếu úy

  • Điều hành viên
  • 632 Bài viết

Có thể dùng hàng điều hòa như sau

 

Figure3774.png

 

Gọi $(I)$ tiếp xúc $CA,AB$ tại $E,F$. Gọi $H$ là hình chiếu của $I$ lên $AD$ thì ta đã biết $IH,EF,BC$ đồng quy tại $G$. Vậy nếu $OI\perp AD$ thì $O$ thuộc $IH$. Mặt khác $H(BC,DG)=-1$ nên $HO$ là phân giác ngoài $\angle BHC$ mà $OB=OC$ nên $H$ thuộc $(BOC)$. Từ đó $HD$ đi qua giao hai tiếp tuyến tại $B,C$ của $(O)$.







Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: đường đối trung, hhp, 2016

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh