Đến nội dung

Hình ảnh

Marathon Phương trình và hệ phương trình VMF

* * * * - 17 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 375 trả lời

#261
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Các bài toán chưa có lời giải:

Bài 61: $x^{\frac{1}{x}} = (x+1)^{\frac{1}{x+1}}.$

Bài 67: $\left\{\begin{matrix} 4\sqrt[3]{y^2}\left ( x^2y^2+8y^2x+12y^2 \right )+2y\sqrt[3]{y}+1=5\sqrt[3]{y^2}.\sqrt{y(xy+3y)^3} & & \\ \left ( x^2y^2+8xy^2+12y^2 \right )^3+4y^4\left ( x^2y^2+8xy^2+12y^2-1 \right )=1 & & \end{matrix}\right.$

Bài 79: Tìm tất cả các nghiệm phức của hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}x^2=y+1, \\y^2=z+1,\\ z^2=x+1.\end{matrix}\right.$

Bài 94: $\left\{\begin{matrix} &\dfrac{x+y}{1+xy}=\dfrac{1-2y}{2-y} \\ &\dfrac{x-y}{1-xy}=\dfrac{1-3x}{3-x} \end{matrix}\right.$

Bài 95: $\left\{\begin{matrix} &(x-y)^{2}+4(x+3y)=28+8\sqrt{y(x-2)}+8\sqrt{(y-2)(y-4)} \\ &\sqrt{(y-2)(x-4)}+2\sqrt{(y-3)(x-5)}=(y-x)^{2} \end{matrix}\right.$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NTA1907: 01-08-2016 - 11:31

Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 


#262
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Bài 94: Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}x=4y-y^2 \\ y=4z-z^2 \\ z=4x-x^2 \end{matrix}\right.$

 

P/S: Bài 88 là một bài đề nghị của 30/4. 

Em sửa bài này thành bài 97 nhen!

Anh sẽ cố nghĩ ra bài toán sau.


Đời người là một hành trình...


#263
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Có chút nhầm lần, 97 thành 96, và 98 thành 97 mới đúng.


Đời người là một hành trình...


#264
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Xóa!

Xóa! Đã hoàn tất!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vanchanh123: 04-08-2016 - 11:50

Đời người là một hành trình...


#265
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1423 Bài viết

Bài 98: Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}x+y+xy=3 \\ \frac{4}{5y+9}+\frac{4}{x+6}+\frac{1}{1+(x+1)(y+2)}=\frac{x+1}{2} \end{matrix}\right.$

 

P/S: Dạo này Marathon yên ắng quá. Xin tiếp tục bằng bài hệ đơn giản này. 


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#266
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Một cách giải rất hay mà mình sưu tầm được xin chia sẻ với các bạn...

Đặt $x+1=a, y+1=b, c=\frac{1}{4}$

Hệ phương trình đã cho tương đương: $\left\{\begin{matrix} &abc=1 \\ &\frac{1}{1+b+bc}+\frac{1}{1+c+ca}+\frac{1}{1+a+ab}=\frac{x+1}{2} \end{matrix}\right.$

Mà với $abc=1$ ta luôn có đẳng thức sau:

$\frac{1}{1+b+bc}+\frac{1}{1+c+ca}+\frac{1}{1+a+ab}=1$

$\Rightarrow \frac{x+1}{2}=1\Leftrightarrow x=1 \Rightarrow y=1$

Vậy $(x,y)=(1;1)$

Bài này đã được giải ở topic


Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 


#267
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

Bài 99 : Giải hệ phương trình :

$\left\{\begin{matrix}36x^2y-60x^2+25y=0 \\ 36y^2z-60y^2+25z=0 \\ 36z^2x-60z^2+25x=0 \end{matrix}\right.$


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#268
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1423 Bài viết

Lời giải bài 99:

Nhận thấy ngay: $x=y=z=0$ là 1 nghiệm của hệ.

Từ hệ, ta có: $x,y,z> 0$.

Từ phương trình đầu ta được: $y=\frac{60x^2}{36x^2+25}$.

Ta có: $y=\frac{60x^2}{36x^2+25}\leq \frac{60x^2}{60x}=x(Cauchy)$

Tương tự ta có: $x\leq z\leq y\leq x$.

Suy ra: $x=y=z=\frac{5}{6}$.


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#269
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1423 Bài viết

Bài 100: Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}x^5+x^3y^2+xy^4+y^5z^2=2y^5z+2y^5 \\ x^2z+yz^2+z^3\sqrt{x-y}=\sqrt{x}+\sqrt{y} \end{matrix}\right.$


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#270
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

 

Bài 87: Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} &x^{3}-3xy^{2}-x+1=y^{2}-2xy-x^{2} \\ &y^{3}-3yx^{2}+y-1=y^{2}+2xy-x^{2} \end{matrix}\right.$

Hôm nay có dịp giải một hệ bài bằng số phức và cũng tìm tài liệu về nội dung này cho một bạn khác... Và mình phát hiện ra "đây cũng là 1 bài có thể áp dụng số phức" mà "không dễ nhận ra".

 

Nguồn tin: http://diendantoanho...ệ-phương-trinh/

 

Nếu liên kết với ý này và "thử có áp dụng" được hay không thì ta có thể thử:

Đặt $z=x+iy$

Vế trái liên quan đến $(z+a+i b)^3$ và vế phải liên quan $(z+c+id)^2$.

\[a^3 + 3 a^2 x - 3 a b^2 - 6 a b y + 3 a x^2 - 3 a y^2 - 3 b^2 x - 6 b x y - c^2 - 2 c x + d^2 + 2 d y + x^3 - x^2 - 3 x y^2 + y^2=0,\]

\[3 a^2 b + 3 a^2 y + 6 a b x + 6 a x y - b^3 - 3 b^2 y + 3 b x^2 - 3 b y^2 + 3 x^2 y - 2 x y - 2 d x - y^3 - 2 c y - 2 c d=0.\]

Phương trình thứ nhất của hệ tương ứng phần thực, phương trình thứ hai tương ứng là "đối" của phần ảo.

 

Đồng nhất "sơ": 

Đồng nhất hệ số $y$: $2d - 6ab=0$ và  $3a^2 - 3b^2 - 2c + 1=0.$

 

Đồng nhất hệ số $y^2$: $- 6b - 2=0,$ và $4 - 6a=0.$

 

Do đó $(a,b,c,d)=\left(\frac{2}{3},-\frac{1}{3},1,- \frac{2}{3}\right).$

 

Sau khi kiểm tra lại, ta thấy (đã kiểm tra lại: bộ này thỏa mãn).

 
Hệ số tự do của các phương trình bị sai khác, ta điều chỉnh như sau
 \[\left(z+\frac{2-i}{3}\right)^3+\frac{40}{27}+\frac{2}{27}i= \left(z+1-\frac{2}{3}i\right)^2.\]
Phương trình được viết lại: 
\[(z - i)(z^2+z - 1 + i)=0.\]
Phần còn lại đơn giản!
 
 
Dẫn thêm lời giải thô kệch trước đây.
 

Lời giải cho bài 87:

(Lời giải không đẹp, ý tưởng đơn giản nhưng tính toán nhiều)

(Đang tìm kiếm một lời giải khác)

 

 

Đặt $p1=x^3 + x^2 - 3xy^2 + 2xy - x - y^2 + 1=x^3+x^2+x (-3 y^2+2 y-1)-y^2+1$ và

$p2=- 3x^2y + x^2 - 2xy + y^3 - y^2 + y - 1=x^2 (1-3 y)-2 x y+y^3-y^2+y-1.$


Ta thực hiện một số phép biến đổi sau

$\left\{\begin{matrix} & p11=(1-3y)p1-xp2= ( -y+1) {x}^{2}+ ( ( -1+2y-3{y}^{2})  ( -3y+1) +{y}^{2}-y+1-{y}^{3}) x+ ( -{y}^{2}+1 )  ( -3y+1)
\\ & p22=(1-y)p2-(1-3y)p11= ( -22{y}^{2}+6y+32{y}^{3}-24{y}^{4} ) x-8{y}^{4}+4{y}^{3}+10{y}^{2}-8y+2
\end{matrix}\right.$


Đặt $a=-22{y}^{2}+6y+32{y}^{3}-24{y}^{4}, b=
-536{y}^{5}+6{y}^{2}-130{y}^{3}+364{y}^{4}+448{y}^{6}-192{y}^{7}-2+10y.$


$\left\{\begin{matrix} & p111=a.p11-(1-y)p22=( -536{y}^{5}+6{y}^{2}-130{y}^{3}+364{y}^{4}+448{y}^{6}-192{y}^{7}-2+10y) x-72{y}^{7}+6y-26{y}^{5}+120{y}^{6}-40{y}^{2}-80{y}^{4}+92{y}^{3}\\&

p222=b.p111-a.p22=4-832{y}^{10}-2944{y}^{8}+1888{y}^{9}+192{y}^{11}+1412{y}^{5}-2748{y}^{6}+3356{y}^{7}-260{y}^{4}-156{y}^{3}+124{y}^{2}-36y\end{matrix}\right.$
 

Với $y$ thỏa $y\neq 1, y\neq \frac{1}{3}$ và $ab \neq 0$,

hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} & p1=0\\ & p2=0\end{matrix}\right.$

tương đương với hệ

 

$\left\{\begin{matrix} & p111=0\\ & p222=0\end{matrix}\right.$

 

Phương trình $p222=0$ tương đương

\[4 \left( 3y-1 \right)  \left( 4{y}^{4}-8{y}^{3}+9{y}^{2}-4y+1 \right)  \left( 4{y}^{4}+5{y}^{2}-1 \right)  \left( y-1 \right) ^{2}=0.\]

 

Dễ thấy $4 y^4  - 8 y^3  + 9 y^2  - 4 y + 1>0$ nên  phương trình chỉ có hai nghiệm $y_{1,2}= \pm \sqrt{\frac{\sqrt{41}-5}{8}}.$

 

Từ đó suy ra $x_{1,2}=....$

 

Trường hợp $y= 1 \vee  y= \frac{1}{3} \vee ab = 0$,

Nhận xét:

Nếu $b=0$ và $y\neq 1, \frac{1}{3}$ thì

 

$\left\{\begin{matrix} &-536{y}^{5}+6{y}^{2}-130{y}^{3}+364{y}^{4}+448{y}^{6}-192{y}^{7}-2+10y=0,
\\& 120{y}^{6}-72{y}^{7}+6y-26{y}^{5}-40{y}^{2}-80{y}^{4}+92{y}^{3}=0.\end{matrix}\right.$

Phương trình thứ nhất được viết lại:

\[-2y \left( y-1 \right)  \left( 3y-1 \right)  \left( 2y-1 \right)  \left( y+1 \right)  \left( 6{y}^{2}-5y+3 \right)=0.\]

Suy ra hệ trên vô nghiệm $y\neq 1, \frac{1}{3}$.

 

 

Suy ra $y_3=1$ và $x_3=0.$

 

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Điểm đặc biệt: nghiệm hệ phương trình thỏa $(2x+1)y= \pm 1.$

 

 

 
Thêm bài toán tương tự (xem ảnh) trích từ "Quyết tâm chinh phục hệ phương trình trong kỳ thi Quốc Gia" (từ Xuctu.com).
 
 
Nguồn: 

Hình gửi kèm

  • SoPhuc.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vanchanh123: 07-08-2016 - 23:54

Đời người là một hành trình...


#271
ducthang0701

ducthang0701

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 79 Bài viết

mấy cái này của lớp mấy đây nhỉ



#272
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

mấy cái này của lớp mấy đây nhỉ

lớp 11 đã có rồi nhé :D chuyên toán lớp 11 sẽ được học số phức đầu năm ......... :D


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#273
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Bài 100: Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}x^5+x^3y^2+xy^4+y^5z^2=2y^5z+2y^5 \\ x^2z+yz^2+z^3\sqrt{x-y}=\sqrt{x}+\sqrt{y} \end{matrix}\right.$

Bài toán thâm hiểm này có thể xử lý nhanh bằng cách nhận ra phương trình thứ nhất là phương trình bậc hai theo ẩn $z$; đồng thời từ phương trình thứ hai, ta có $x\ge y\ge 0.$ Ta có thể chỉ ra $\Delta \le 0$ hoặc viết thành tổng các số không âm như sau

 
 \[\left(x^5+x^3y^2+xy^4-3y^5\right)+y^5(z-1)^2=0.\]
 Suy ra $x=y=0 \vee x=y >0, z=1.$
Phương trình thứ hai, dẫn đến hệ chỉ có các nghiệm $(x,y,z)=(0,0,z), (1,1,1) với z\in \mathbb{R}.$ 

Đời người là một hành trình...


#274
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1423 Bài viết

Lời giải khác cho Bài 100:

Điều kiện: $x\geq y\geq 0$.

Nếu $y=0$. Thay vào phương trình đầu được $x=0$. Từ phương trình 2 suy ra $z$ tùy ý.

Xét $y\neq 0$. Chia hai vế phương trình đầu cho $y^5$, ta được:

$(\frac{x}{y})^5+(\frac{x}{y})^3+(\frac{x}{y})+(z-1)^2=3$. (*)

Xét hàm: $f(t)=t^5+t^3+t,\forall t\in \mathbb{R}$. Ta có: $f'(t)=5t^4+3t^2+1> 0$.

Suy ra $f(t)$ đồng biến. Mà: $\frac{x}{y}\geq 1$. nên:

$f(\frac{x}{y})\geq f(1)\Rightarrow (\frac{x}{y})^5+(\frac{x}{y})^3+(\frac{x}{y})\geq 3$.

Do đó (*) xảy ra khi: $\left\{\begin{matrix}x=y \\ z=1 \end{matrix}\right.$ Thay vào phương trình hai được: $x=1$.

Vậy hệ có nghiệm: $(x;y;z)=(0;0;c);(1;1;1),(c\in \mathbb{R})$.


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#275
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1423 Bài viết

Bài 101: Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}(\sqrt{x^2+1}-3x^2y+2)(\sqrt{4y^2+1}+1)=8x^2y^3 \\ x^2y-x+2=0 \end{matrix}\right.$

 

P/S: Vẫn còn khá nhiều bài tập chưa có lời giải. 


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#276
lamgiaovien2

lamgiaovien2

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

góp một bài kèm lời giải cho diễn đàn 

Hình gửi kèm

  • dgh.png

smt


#277
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Bài 102: 

Giải hệ phương trình sau

\[\left\{\begin{matrix} u^5 +15  = 5(uv+1)(u^2 -v), \\ v^5 +198  = -5(uv+1)(v^2 +u). \end{matrix}\right.\]

 

Đời người là một hành trình...


#278
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Bài 101: Giải hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix}(\sqrt{x^2+1}-3x^2y+2)(\sqrt{4y^2+1}+1)=8x^2y^3 \\ x^2y-x+2=0 \end{matrix}\right.$

 

P/S: Vẫn còn khá nhiều bài tập chưa có lời giải. 

Thay $2=x-x^{2}y$ vào pt(1) ta được:

$\left ( \sqrt{x^{2}+1}-4x^{2}y+x \right ).4y^{2}=8x^{2}y^{3}(\sqrt{4y^{2}+1}-1)$

+) $x=0$ không là nghiệm của hệ

+) $x\neq 0$

Pt(1)$\Leftrightarrow \sqrt{x^{2}+1}+x-4x^{2}y=2x^{2}y(\sqrt{4y^{2}+1}-1)$

$\Leftrightarrow \sqrt{x^{2}+1}+x=2x^{2}y(\sqrt{4y^{2}+1}+1)$

Chia cả 2 vế của pt trên cho $x^{2}$ ta được:

$\frac{1}{x}+\frac{1}{x}\sqrt{\frac{1}{x^{2}}+1}=2y+2y\sqrt{4y^{2}+1}$

$\Leftrightarrow 2y=\frac{1}{x}$

Thay vào pt(2) ta được: $\frac{x}{2}-x+2=0$

$\Rightarrow x=4, y=\frac{1}{8}$


Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 


#279
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Bài 103:

 Giải phương trình 

$$ (e^{x^4}-e^{x^2})\ln{4} =(4^{x^{4}}-4^{x^2}).$$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vanchanh123: 17-08-2016 - 15:20

Đời người là một hành trình...


#280
NTA1907

NTA1907

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1014 Bài viết

Bài 104: Giải phương trình trên tập số thực:

$(2^x+3^x+6^x)^2=9x^4+30x^3+43x^2+30x+9$


Vũ trụ không có biên trong không gian, không có bắt đầu và kết thúc trong thời gian và chẳng có việc gì cho đấng sáng thế phải làm ở đây cả.

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh