Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI VÀO CHUYÊN TOÁN TRƯỜNG THPT CHUYÊN TIỀN GIANG 2016 - 2017


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1423 Bài viết

Câu 1:

1. Rút gọn biểu thức: $P=\sqrt{3-\sqrt{5-2\sqrt{3}}}-\sqrt{3+\sqrt{5+2\sqrt{3}}}$

2. Giải phương trình: $\sqrt{1-x}+\sqrt{4+x}=3$

3. Giải hệ phương trình: $\sqrt{x^2+2x+6}=y+1$

                                       $x^2+y^2+xy=7$

Câu 2:

1. Trong mặt phẳng Oxy, cho parabol $(P):y=2x^2$ và đường thẳng $(d):y=ax+2-a$ (a là tham số). Tìm tất cả các giá trị a nguyên để (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt A và B sao cho $AB=\sqrt{5}$

2. Cho phương trình $x^4+2\sqrt{6}mx^2+24=0$ (m là tham số).Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình có 4 nghiệm x1,x2,x3,xphân biệt thỏa mãn: $x_{1}^{4}+x_{2}^{4}+x_{3}^{4}+x_{4}^{4}=144$

3. Cho a,b,c thực dương thỏa $a+b+c\leq 3$.Tìm GTNN của biểu thức:

$P=\frac{1}{a^2+b^2+c^2}+\frac{2018}{ab+bc+ca}$

Câu 3: Tìm tất cả các số tự nhiên n sao cho $n^2+18n+2020$ là số chính phương

Câu 4:

Cho đường tròn tâm O và dây cung AB không đi qua O. Gọi M là điểm chính giữa của cung AB nhỏ. D thay đổi trên cung lớn AB (D khác A và B).MD cắt AB tại C. Chứng minh rằng:

     1. MB.BD=MD.BC.

     2. MB là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD.

     3. Tổng bán kính các đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD và  ACD không đổi


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Baoriven: 11-06-2016 - 19:15

$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#2
thinhnarutop

thinhnarutop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 248 Bài viết

Câu 2: 3)

Ta có: P = $\frac{1}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}+\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{1}{ab+bc+ca}+\frac{2016}{ab+bc+ca}\geq \frac{3^{2}}{(a+b+c)^{2}}+\frac{2016}{ab+bc+ca}$

Mạt khác: $ab+bc+ca \leq \frac{(a+b+c)^{2}}{3}=3$ và $a+b+c\leq 3$

Nên: P $\geq 1+\frac{2016}{3}=673$

Dấu = xảy ra <=> a = b = c = 1


    "Life would be tragic if it weren't funny"

                               

                                -Stephen Hawking-

 


#3
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1423 Bài viết

Câu 3: 

Đặt n2+18n+2020=k2,(k>45, k nguyên dương)

Suy ra: $k^2-(n+9)^2=1939\Rightarrow (k+n+9)(k-n-9)=1939.1=277.7$

Do k+n+9>k-n-9 nên giải 2 hệ phương trình.

Tìm được n=126 hoặc n=960


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#4
O0NgocDuy0O

O0NgocDuy0O

    Trung úy

  • Thành viên
  • 760 Bài viết

Câu 2:

2. Phương trình có $4$ nghiệm phân biệt tức có $2$ nghiệm phân biệt dương: $t_{1},t_{2}(t=x^{2})$.

$x_{1}^{4}+x_{2}^{4}+x_{3}^{4}+x_{4}^{4}=2t_{1}^{2}+2t_{2}^{2}$.

Tới đây phang Vie2te là ra.


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O)  ~O)  ~O)


#5
nguyenduy287

nguyenduy287

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 256 Bài viết

câu 2a pt  đặt $\sqrt{1-x}=a,\sqrt{4+x}=b$

ta có hệ $\left\{\begin{matrix}a+b=3 \\ a^2+b^2=5 \end{matrix}\right.$

giải hệ ra nghiệm dễ rồi :D


  "DÙ BẠN NGHĨ BẠN CÓ THỂ HAY BẠN KHÔNG THỂ, BẠN ĐỀU ĐÚNG "

                                                                                               -Henry Ford -

  

 

 

 

 


#6
Baoriven

Baoriven

    Thượng úy

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 1423 Bài viết

Câu 1. 3) Giải hệ:

Điều kiện $y> 0$

Đặt $a=y+x,b=y-x$

Từ hệ đề cho, ta viết lại: $b(a+2)=5$

                                       $\frac{3}{4}a^2+\frac{1}{4}b^2=7$

Suy ra được: $b=\frac{5}{a+2}$ và $3a^4+12a^3-16a^2-112a-87=0\Leftrightarrow a=-1; a=3$

Vậy phương trình có nghiệm x=1;y=2 hoặc x=-3;y=2


$$\mathbf{\text{Every saint has a past, and every sinner has a future}}.$$


#7
anhminhnam

anhminhnam

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 155 Bài viết

1eufDTR.jpg

chốt cái hình trước

a/ Xét $\Delta MBC\sim \Delta MDB \Leftrightarrow \angle MBA= \angle MDB$ và $\angle BMD chung$

Nên có $MB.BD=MD.BC$

b/Dễ thấy do $\Delta MBC\sim \Delta MDB$(cmt)  $\angle MBC=\angle MDB=\frac{1}{2}$ sđ cung BC nên MB là tiếp tuyến tại B của đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD

c/ Đề này đề chuyên nên hẳn cho dùng định lí sin nhỉ?

Đặt: R là bán kính (ACD), r là bán kính (BCD)

$R+r=\frac{BC}{2sinMDB}+\frac{AC}{2sinADM}=\frac{AB}{2sin(90-\frac{\angle AMB}{2})}= \frac{AB}{2sinMAB}$

$A,B,M$ cố định nên giá trị trên không đổi.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anhminhnam: 12-06-2016 - 15:51

:like Nếu bạn muốn đến nơi cao nhất, phải học cách bắt đầu từ nơi thấp nhất!  :like 

 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh