Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC các bài tập hóa học luyện thi THPT Quốc gia


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 22 trả lời

#1
phamngochung9a

phamngochung9a

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 480 Bài viết

Chào các bạn!

 

      Tình hình là kì thi THPT Quốc Gia đang đến gần, và môn Hóa cũng là một môn thi được tổ chức trong kì thi này. Như các bạn đã biết, trong các môn tự nhiên, chỉ có riêng Toán và Hóa là hai môn học có kiến thức dự thi gần như nặng nhất, vì trong giới hạn nội dung ôn thi của Bộ thì hai môn này sử dụng các kiến thức thi đầy đủ từ lớp 10 đến lớp 12. Chính vì thế, để đạt được điểm cao môn Hóa thì cần phải ôn luyện rất kĩ, từ lí thuyết đến bài tập.

 

      Vì vậy, để củng cố kiến thức cho các anh, chị lớp 12 ôn thi THPT Quốc Gia môn Hóa đồng thời luyện tập cho các bạn lớp 10, 11 kĩ năng giải các bài toán hóa học, mình xin phép được lập topic Các bài tập hóa học luyện thi THPT Quốc Gia

 

    

    Khi post bài, các bạn cần lưu ý:

 

  • Những bài làm rồi sẽ được bôi đỏ
  • Không spam, thảo luận những chủ đề không liên quan đến topic
  • Không đăng nhiều bài một lúc, tránh loãng topic.
  • Viết STT trước mỗi bài
  • Các bài tập trắc nghiệm cần phải trình bày rõ lời giải, không đưa ra mình đáp án

 

 

Trước khi bước vào bài tập, mình sẽ điểm qua vài phương pháp giải hóa vô cơ mà mình đã được học. Vì trình độ còn hạn hẹp nên nếu thấy thiếu sót thì các bạn bổ sung nhé 

 

I. Phương pháp bảo toàn electron

 

1. Nội dung

 

Khi có nhiều chất oxy hóa, chất khử trong một hỗn hợp phản ứng (nhiều phản ứng hoặc phản ứng qua nhiều giai đoạn) thì tổng số electron của các chất khử cho phải bằng tổng số electron mà các chất oxy hóa nhận.

 

2. Ví dụ

 

Ví dụ 1:  Cho 5,1 gam hai kim loại Al và Mg tác dụng với HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al là:

            

A. 52,94%                  B. 47,06%                  C. 32,94%                  D. 67,06%

 

Giải

 

     Áp định luật bảo toàn electron: å e (nhường) = å e (nhận)

 

     Theo đề ta thấy Al nhường 3eMg nhường 2e và đề ra ta có hệ phương trình

                        

$\left\{\begin{matrix} n_{Al}.27+n_{Mg}.24=5,1 & \\ n_{Al}.3+n_{Mg}.2=\frac{5,6}{22,4}.2 & \end{matrix}\right.$      

 

      Giải hệ hai phương trình (1) và (2), ta có  $n_{Al}=n_{Mg}=0,1$

      

      Thành phần phần trăm theo khối lượng của nhôm là:

                                  

                          %$m_{Al}=\frac{0,1.27}{5,1}.100=52,94$%

                         

Chọn đáp án A.

 

II. Phương pháp bảo toàn nguyên tố

 

1. Nội dung

 

Trong các phản ứng hóa học thông thường, các nguyên tố luôn được bảo toàn

 

2. Ví dụ

 

Ví dụ 2: Hoà tan hỗn hợp $X$ gồm $0,2$ mol $Fe$ và $0,1$ mol $Fe_{2}O_{3}$ vào dung dịch $HCl$ dư được dung dịch $D$. Cho dung dịch $D$ tác dụng với $NaOH$ dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được $m$ gam chất rắn $Y$. 

 

Giá tri của $m$ là 

 

A. 16,0.                          B. 30,4.                        C. 32,0.                      D. 48,0.

 

Giải

 

 

Tổng số mol sắt ban đầu là: $n_{Fe}=0,2+0,1.2=0,4$

 

Sau các phản ứng, hợp chất của sắt chỉ còn lại là: $Fe_{2}O_{3}$

 

Theo ĐLBT nguyên tố $Fe$, ta có: $n_{Fe_{2}O_{3}}= \frac{n_{Fe}}{2}=0,2$

 

$\Rightarrow m=0,2.\left ( 2.56+3.16 \right )=32\left ( gam \right )$

 

Chọn đáp án C

 

III. Phương pháp bảo toàn điện tích

 

1. Nội dung

 

Nguyên tử, phân tử, dung dịch luôn luôn trung hòa về điện 

 

2. Ví dụ

 

Ví dụ 3: Một dung dịch có chứa 4 ion với thành phần : 0,01 mol Na+ , 0,02 mol Mg2+, 0,015 mol SO42- , x mol Cl- . Giá trị của x là 

 

A. 0,015.                         B. 0,035.                         C. 0,02.                    D. 0,01. 

 

Giải: 

 

 Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 

 

$0,01+0,02.2=0,015.2+x\Rightarrow x=0,02$

 

Chọn đáp án C

 

IV. Phương pháp bảo toàn khối lượng

 

1. Nội dung

 

Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm

 

2. Ví dụ

 

Ví dụ 4: Hoà tan hoàn toàn 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước thu được dung dịch có nồng độ:

 

A. 15,47%.                     B. 13,97%.                   C. 14,0%                 D. 4,04%.

 

Giải

 

Ta có phương trình:

 

$K+H_{2}O \to KOH+\frac{1}{2}H_{2}\\ 0,1 \quad\quad\quad\quad\quad\quad0,1$

 

$\Rightarrow m_{KOH}=0,1.56=5,6\left ( gam \right )$

 

Theo ĐLBT Khối lượng, ta có: $m_{dd}=3,9+36,2=40,1$

 

Vậy $C_{dd}=\frac{4}{40,1}=13,97$ %

 

Chọn đáp án B

 

 

 

         Trên đây là những ví dụ tiêu biểu và đơn giản nhất của từng phương pháp. Tuy nhiên, mục tiêu của Topic không phải là giải những câu đơn giản như vậy, và những câu vô cơ phân loại trong đề thi THPT Quốc Gia không bao giờ dễ  "ăn" đến thế. Với mục tiêu post bài khó là chính, mình xin phép đề xuất các bài tập sau.  

 

 

 

 

Bài 1:  Nung 300,6 gam hỗn hợp Al và Fe3O4 trong khí trơ sau một thời gian thu được rắn A. Chia A thành 2 phần bằng nhau:

 

+  Phần 1: cho tác dụng với 3,9 lít HCl 2M thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NaOH 4M vào Y đến khi không còn phản ứng xảy ra nữa thì hết 2,375 lít.
+ Phần 2: cho tác dụng vừa đủ với 10,2 mol HNO3 thu được dung dịch X chứa 672 gam muối và 32,7 gam hỗn hợp khí Y gồm B và C có tỉ lệ số mol là 13:6 ( biết trong đó khí B hóa nâu ngoài không khí ). Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Tỉ lệ m / mC gần nhất với :

 

A.3,27                              B.3,3                               C.2,72                              D.3,33

 

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa (không chứa Fe3+) và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 4% khối lượng Y). Cho một lượng KOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 12,6 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X gần giá trị nào nhất sau đây?

 

A. 7,25%.                 B. 7,75%.                      C. 7,50%.                  D. 7,00%.

Bài 3: Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe. Hòa tan hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7 gam hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2  ( không có sản phẩm khử nào khác của NO3-. ). Cô cạn dung dịch Y thì thu được 77,98 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y hòa tan được tối đa m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là:

A. 11,2                      B. 23,12                      C. 11,92                         D. 0,72


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phamngochung9a: 13-08-2016 - 11:18


#2
anhquannbk

anhquannbk

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Bài 2 100g hay 100ml vậy bạn.



#3
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

Bài 3: Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe. Hòa tan hết 29,2 gam X vào dung dịch chứa 1,65 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 38,7 gam hỗn hợp khí Z gồm NO và NO2  ( không có sản phẩm khử nào khác của NO3-. ). Cô cạn dung dịch Y thì thu được 77,98 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác, nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 83,92 gam chất rắn khan. Dung dịch Y hòa tan được tối đa m gam Cu tạo khí NO duy nhất. Giá trị của m là:

A. 11,2                      B. 23,12                      C. 11,92                         D. 0,72

$22,92$ $\left\{\begin{matrix}Fe:a &  & \\  S:b&  & \\ O:c &  & \end{matrix}\right.$ $\xrightarrow[]{BTNT}83,92\left\{\begin{matrix} BaSO4:b& \\  Fe_2O_3:0,5a& \end{matrix}\right.$

$77,98$ $\left\{\begin{matrix}Fe^{3+}=a &  & \\  SO_4^{2-}:b&  & \\ NO_3^-:3a-2b &  & \end{matrix}\right.(BTDT)$ $\Rightarrow \left\{\begin{matrix}a=0,35 &  & \\  b=0,24&  & \\  c=0,12&  & \end{matrix}\right.$
Bảo toàn (e) có: $n_{NO}=0,6, n_{NO2}=0,45$. BTNT N có: $n_{NO_3^- (Y)}=0,6$
BTĐT có: $n_{H+(Y)}=0,03 \rightarrow n_{NO}=0,0075 (t/d Cu)$
BT (e): $n_{Cu}=0,18625 \Rightarrow m=11,92$

Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#4
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

Mình nghĩ sau 2 ngày nếu không có ai giải thì chủ pic nên post lời giải lên cho mọi người cùng xem. Mình cũng đang đợi lời giải đây. Thật ra là 3 ngày rồi bạn. !

Cũng nên chăm lo cho pic khi mình đã tạo chứ nhỉ? :D


Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#5
tien123456789

tien123456789

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 116 Bài viết

Bài 4:Trong một bình kín có dung dịch chứa 0,15 mol $Ca(OH)_{2}$.sục vào bình lượng $CO_{2}$ có giá trị biến thiên trong khoảng $[0,12;0,25]$.Khối lượng kết tủa m (gam) biến thiên trong khoảng nào


Điều quan trọng là đừng bao giờ bỏ cuộc. Đừng lo sợ sự chậm trễ mà hãy lo sợ khi dừng lại. - Kim Nan Do


#6
phamngochung9a

phamngochung9a

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 480 Bài viết

Mình nghĩ sau 2 ngày nếu không có ai giải thì chủ pic nên post lời giải lên cho mọi người cùng xem. Mình cũng đang đợi lời giải đây. Thật ra là 3 ngày rồi bạn. !

Cũng nên chăm lo cho pic khi mình đã tạo chứ nhỉ? :D

Xin lỗi bạn, tại mình thấy ít người thảo luận topic nên hơi thất vọng. Cảm ơn bạn vì đã quan tâm tới topic:

 

Bài 1:

 

Phần 1:

Không cần quan tâm tới việc đã cho chất gì phản ứng  , chỉ cần biết sản phẩm thu được chứa các ion :  AlO2-, Al3+, Cl-

Vậy: $\left\{\begin{matrix} n_{NaCl}=n_{HCl}=7,8 & \\ n_{NaAlO2}=n_{NaOH}-n_{NaCl}=4.2,375-7,8=1,7 & \end{matrix}\right.$

 

$\Rightarrow n_{Al}=n_{NaAlO_{2}}=1,7$

 

$\Rightarrow n_{Fe_{3}O_{4}}=\left (\frac{300,6}{2}-1,7.27 \right ):232=0,45$

 

Vậy phần 2 gồm:

 

$\left\{\begin{matrix} n_{Al}=1,7 & & \\ n_{Fe}=1,35 & & \\ n_{O}=0,45.4=1,8 & & \end{matrix}\right.$

 

 

 

Khí C có thể là : N2O; NO2; N2

 

  • Nếu C là N2O, ta tính được:  nN2O=0,3; nNO=0,65

Đặt

 

$\left\{\begin{matrix} n_{Fe\left ( NO_{3} \right )_{2}}=a & & & \\ n_{Fe\left ( NO_{3} \right )_{3}}=b & & & \\ n_{NH_{4}NO_{3}}=c & & & \\ & & & \end{matrix}\right.$

Ta có hệ:

 

$\left\{\begin{matrix} 2a+3b+2c+0,65+0,3.2+1,7.3=10,2 \left ( BTNT \quad N \right ) & & \\ 2a+3b+1,7.3-8c-2.1,8=0,65.3+0,3.8 \quad \left ( BTe^{-} \right ) & & \\ a+b=1,35 \quad\left ( BTNT \quad Fe\right ) & & \end{matrix}\right.\\\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=0,4 & & \\ b=0,95 & & \\ c=0,1 & & \end{matrix}\right.$

 

Thử lại, ta thấy: $m_{muoi}=672$, thỏa mãn.

 

Thử các trường hợp còn lại ta đều được $m_{muoi}\neq 672$, không thỏa mãn

 

Vậy : dung dịch sau pư có:

 

$\left\{\begin{matrix} n_{Al\left ( NO_{3} \right )_{3}}=1,7 & & & \\ n_{Fe\left ( NO_{3} \right )_{2}}=0,4 & & & \\ n_{Fe\left ( NO_{3} \right )_{3}}=0,95 & & & \\ n_{NH_{4}NO_{3}}=0,1 & & & \end{matrix}\right.$

 

Chú ý, ta có pư: $Fe^{2+}+Ag^{+}\rightarrow Fe^{3+}+Ag$

 

Vậy: $n_{KT}=n_{Ag}=n_{Fe\left ( NO_{3} \right )_{2}}=0,4\\\Rightarrow m_{KT}=0,4.108=43,2$

 

$m_{C}=0,3.44=13,2$

 

Vậy: $\frac{m_{KT}}{m_{C}}=\frac{43,2}{13,2}=3,27\rightarrow A$

 

Tạm thời cứ là Bài 1 đã, bài 2 bạn suy nghĩ kĩ là ra thôi, nếu chưa có ai giải thì mai mình sẽ post giải



#7
chieckhantiennu

chieckhantiennu

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 621 Bài viết

 

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 8,6 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn vào 100 gam dung dịch gồm KNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch X chứa 43,25 gam muối trung hòa (không chứa Fe3+) và hỗn hợp khí Y (trong đó H2 chiếm 4% khối lượng Y). Cho một lượng KOH vào X, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kết tủa Z (không có khí thoát ra). Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 12,6 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X gần giá trị nào nhất sau đây?

 

A. 7,25%.                 B. 7,75%.                      C. 7,50%.                  D. 7,00%.

 

$\left\{\begin{matrix}n_{KNO_3}=V & \\  n_{H_2SO_4}=2V& \end{matrix}\right.\rightarrow X\left\{\begin{matrix} Al^{3+}, Mg^{2+}, Fe^{2+}, Zn^{2+}, K^+& \\  SO_4^{2-}& \end{matrix}\right.$ (Do có khí $H_2$ nên $NO_3^-$ hết)

$\xrightarrow[]{BTKL}8,6+39V+96.2V=43,25 \rightarrow V=0,15\rightarrow n_{KNO_3}=0,15, n_{H_2SO_4}=0.3$

$n_{H_2}=x \rightarrow m_Y=50x \xrightarrow[]{BTNT H} n_{H_2O}=\frac{0,3.2-2x}{2}=0,3-x$

BTKL: $8,6+0,15.101+98.0,3=43,25+(0,3-x).18+50x \rightarrow x=0,140625 \rightarrow m_Y=7,03125$

Giả sử khi nung $Fe \rightarrow Fe^{2+}$

$X\left\{ \begin{matrix} Al^{3+}, Mg^{2+}, Fe^{2+}, Zn^{2+}; K^+:0,15& \\  SO_4^{2-}:0,3& \end{matrix}\right.$ $\xrightarrow[]{KOH}\left\{ \begin{matrix} Al^{3+}, Mg^{2+}, Fe^{2+}, Zn^{2+}& \\ OH^{-}:0,225& \end{matrix}\right.$ (BTĐT, và do dung dịch chỉ chứa một chất tan)

Theo bài thì $Fe \rightarrow Fe^{3+}: n_O=\dfrac{12,6-8,6}{16}=0,25$

$\rightarrow n{Fe_2O_3}=0,25-0,225=0,025 \rightarrow n_{FeO}=0,05 (BTNT)$

$\rightarrow$ %$FeSO_4=7,5$%


Đỗ Hoài Phương

Một số phận..

Facebook: https://www.facebook.com/phuong.july.969


#8
longatk08

longatk08

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 350 Bài viết

Bài 5: k2pi.net.vn-5571kk.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phamngochung9a: 27-06-2016 - 22:45


#9
Cuprum

Cuprum

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 7 Bài viết

Mình xin góp link hóa vô cơ hay: https://www.google.c...K8rlNkCCYev6NLA



#10
phamngochung9a

phamngochung9a

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 480 Bài viết

Bài 6: Cho m gam hỗn hợp rắn gồm Fe và Fe(NO3)2 400 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M; Fe(NO3)3 0,05M và HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ chứa 2 chất tan (không chứa ion NH4+ ); hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu và còn lại 32m/255 gam rắn không tan. Tỉ khối của Y so với He bằng 19/3. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, thấy thoát ra 0,045 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được a gam kết tủa. Giá trị của a gần đúng với giá trị nào sau đây?

 

A. 272,0 gam                          B. 274,0 gam                           C. 276,0 gam                          D. 278,0 gam

 

 

P.s: Bài này có vẻ nhẹ hơn bài của anh longatk08  :lol:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phamngochung9a: 27-06-2016 - 11:53


#11
phamngochung9a

phamngochung9a

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 480 Bài viết

Bài 5: k2pi.net.vn-5571kk.png

 

Em xin chém bài này ( sau cả một buổi chiều đánh vật :D )

 

Ta có sơ đồ của phản ứng:

 

$\left\{\begin{matrix} MgO & & & & \\ Cu\left ( NO_{3} \right )_{2} & & & & \\ FeS & & & & \\ Al_{2}O_{3} & & & & \\ Zn & & & & \end{matrix}\right.+\left\{\begin{matrix} Ba\left ( NO_{3} \right )_{2} & \\ HCl & \end{matrix}\right.\\\rightarrow \left\{\begin{matrix} Mg^{2+} & & & & & & & \\ Cu^{2+} & & & & & & & \\ Fe^{2+} & & & & & & & \\ Fe^{3+} & & & & & & & \\ Al^{3+} & & & & & & & \\ Zn^{2+} & & & & & & & \\ NH_{4}^{+} &:0,02 & & & & & & \\ SO_{4}^{2-}:z & & & & & & & \\ Cl^{-}:t & & & & & & & \end{matrix}\right.+\left\{\begin{matrix} H_{2} &:0,2 & \\ N_{x}O_{y}& & \\ H_{2}O & & \end{matrix}\right.$

 

Đặt 

  • $x$ là tổng số $mol$ điện tích của KL trong $Y$
  • $y$ là KL $cation$ trong $Y$
  • $z$ là số $mol$ $SO_{4}^{2-}$
  • $t$ là số $mol$ $Cl^{-}$

Ta có hệ:

 

$\left\{\begin{matrix} x+0,02=z.2+t & & & \\ y+0,02.18+z.96+t.35,5=36,695 & & & \\ y+x.17+z.233=33,445 & & & \\ x+4z=0,88 & & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=0,68 & & & \\ y=10,235 & & & \\ z=0,05 & & & \\ t=0,6 & & & \end{matrix}\right.$

 

$m_{Ag}=89,34-143,5.0,6=3,24\\\Rightarrow n_{Fe^{2+}}=n_{Ag}=\frac{3,24}{108}=0,03$

 

$n_{H_{2}O}=\frac{1}{2}\left ( 0,6-0,02.4-0,2.2 \right )=0,06$

 

Đặt $n_{Ba\left ( NO_{3} \right )_{2}}=x$. Ta có:

 

$16,935+x.261+0,6.36,5=36,695+x.233+2,18+0,06.18\\\Rightarrow x=0,04\\\Rightarrow n_{FeS}=0,04+0,05=0,09\\\Rightarrow n_{Fe^{3+}}=0,06$

 

$m_{N}=16,935-10,235-0,23.16-0,09.32=0,14\\\Rightarrow n_{Cu\left ( NO_{3} \right )_{2}}=\frac{0,14}{14.2}=0,005$

 

Lại đặt tiếp:

$\left\{\begin{matrix} n_{Mg^{2+}}=a & & \\ n_{Al^{3+}}=b & & \\ n_{Zn^{2+}}=c & & \end{matrix}\right.$

 

Ta có hệ:

 

$\left\{\begin{matrix} 24a+27b+65c=4,875& & \\ 2a+3b+2c=0,43 & & \\ a+1,5b=0,2 & & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=0,05 & & \\ b=0,1 & & \\ c=0,015 & & \end{matrix}\right.$

 

Vậy 

 

$m_{oxit}=0,05.40+0,05.102=7,1\\\Rightarrow \%m_{oxit}=\frac{7,1}{16,935}.100=41,92500378...\%\approx 42\%$

 

Vậy đáp án đúng là $C$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phamngochung9a: 27-06-2016 - 22:44


#12
longatk08

longatk08

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 350 Bài viết

Nếu không có Vinacal thì làm sao giải đc hệ 4 ẩn em ơi? :( . Đây là đáp án của tác giả bài toán: 

k2pi.net.vn-9131ed.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi longatk08: 28-06-2016 - 00:17


#13
Cuprum

Cuprum

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 7 Bài viết

Tài liệu hay nè mọi người: 

File gửi kèm



#14
Cuprum

Cuprum

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 7 Bài viết

Để làm sống lại Topic: "Các bài tập hóa học vô cơ",mỗi ngày mình sẽ đăng lên hai bài tập và lời giải của hai bài này sẽ đăng vào ngày hôm sau:

Mình xin bắt đầu với hai bài như sau:

Bài 1: Cho sắt hòa tan hết trong dung dịch $H_2SO_4$ loãng, dư tạo ra dung dịch $X$. Biết rằng $50ml$ dung dịch $X$ tác dụng vừa đủ với $100ml$ $KMnO_4$ $0,1M$. Nồng độ mol của muối sắt trong dung dịch $X$ là:

$A.1M$                            $B.2M$                            $C.0,2M$                            $D.0,5M$.

Bài 2: Cho hỗn hợp $A$ gồm có $1$ mol $FeS_2$ và $1$ mol $S$ tác dụng hoàn toàn với $H_2SO_4$(đặc,nóng,dư) thu được $V$ lít khí $SO_2$(dktc). Tính giá trị của $V$:

$A.224$                            $B.336$                            $C.448$                            $D.560$ 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phamngochung9a: 13-08-2016 - 11:03


#15
leminhnghiatt

leminhnghiatt

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1078 Bài viết

Để làm sống lại Topic: "Các bài tập hóa học vô cơ",mỗi ngày mình sẽ đăng lên hai bài tập và lời giải của hai bài này sẽ đăng vào ngày hôm sau:

Mình xin bắt đầu với hai bài như sau:

Bài 1: Cho sắt hòa tan hết trong dung dịch $H_2SO_4$ loãng, dư tạo ra dung dịch $X$. Biết rằng $50ml$ dung dịch $X$ tác dụng vừa đủ với $100ml$ $KMnO_4$ $0,1M$. Nồng độ mol của muối sắt trong dung dịch $X$ là:

$A.1M$                            $B.2M$                            $C.0,2M$                            $D.0,5M$.

 

Trong dd X gồm $FeSO_4; H_2SO_4$ dư 

 

$Fe+H_2SO_4 \rightarrow FeSO_4+H_2SO_4+KMnO_4 \rightarrow Fe_2(SO_4)_3+MnSO_4+K_2SO_4+H_2O$

 

Áp dụng bảo toàn e ta có:

 

$n_{FeSO_4}=5n_{KMnO_4}=5.0,01=0,05$ (mol)

 

$\rightarrow C_M=\dfrac{0,05}{ 0,05}=1$ (M) $\rightarrow A$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leminhnghiatt: 12-08-2016 - 15:07

Don't care


#16
leminhnghiatt

leminhnghiatt

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1078 Bài viết

Bài 3: 

 

Cho V lít $CO_2$ (đktc) hấp thụ hết trong dd chứa $0,2$ mol $Ba(OH)_2$ và $0,1$ mol $NaOH$. Sau p ứ hoàn toàn thu được kết tủa và dd chứa $21,35$ g muối. Giá trị của V là:

  1. A. 7,84
  2. B. 8,96
  3. C. 6,72
  4. D. 7,84 hoặc 6,72

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phamngochung9a: 13-08-2016 - 11:03

Don't care


#17
linhphammai

linhphammai

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 241 Bài viết

 

Bài 3: 

 

Cho V lít $CO_2$ (đktc) hấp thụ hết trong dd chứa $0,2$ mol $Ba(OH)_2$ và $0,1$ mol $NaOH$. Sau p ứ hoàn toàn thu được kết tủa và dd chứa $21,35$ g muối. Giá trị của V là:

  1. A. 7,84
  2. B. 8,96
  3. C. 6,72
  4. D. 7,84 hoặc 6,72

 

Đáp án ra A bạn ạ

Mình làm cũng không chắc đúng đâu, bạn xem giúp mình

$n_{OH^{-}} = 0,5 (mol)$

Do $CO_{2}$ phản ứng hết với dung dịch bazơ

=> Xảy ra 2 trường hợp

Xét trường hợp 1: Muối sau phản ứng chỉ có $NaHCO_{3}$

=> $n_{NaHCO_{3}} = \frac{21,35}{84}\neq 0,1$ ( loại)

Trường hợp 2: Muối sau phản ứng có $NaHCO_{3}$ và $Ba(HCO_{3})_{2}$

=> tính $n_{C}$

=> V...


NEVER GIVE UP... :angry:  

Không cần to lớn để bắt đầu, nhưng cần bắt đầu để trở nên to lớn...

 

 


#18
Cuprum

Cuprum

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 7 Bài viết

Dưới đây là lời giải bài 1 và bài 2:

Bài 1: $\left\{\begin{matrix} Fe\rightarrow Fe^{2+}-1e=Fe^{3+}\\ Mn^{+7}+5e\rightarrow Mn^{+2} \end{matrix}\right.$

$\rightarrow^{BTE} n_{Fe^{2+}}=5n_{KMnO_4}=0,05\implies [FeSO_4]=\frac{0.05}{0,05}=1\implies A$

Bài 2: $\left\{\begin{matrix} FeS:1\\ FeS_2:1\\ S:1  \end{matrix}\right.$

$\rightarrow^{quy doi}$ $\left\{\begin{matrix} Fe:2\\ S:4  \end{matrix}\right.$ $\rightarrow$ $\left\{\begin{matrix} Fe-3e\rightarrow Fe^{+3}\\ S-6e\rightarrow S^{+6}  \end{matrix}\right.$; $S^{+6}+2e\rightarrow S^{+4}$.

$\rightarrow^{BTE} 2*3+4*6=\frac{V}{22,4}*2\implies V=336(l)\implies B$



#19
Cuprum

Cuprum

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 7 Bài viết

Tiếp theo: 

Bài 4: Cho $3,76$ gam hônc hợp $X$ gồm $Mg$ và $MgO$ có tỉ lệ mol tương ứng $14:1$ tác dụng với dung dịch $HNO_3$ thì thu được $0,448l$ một khí duy nhất (đo ở dktc) và dung dịch $Y$. Cô cạn cẩn thận dung dịch $Y$ thu được $23$ gam chất rắn khan $T$. Xác định số mol $HNO_3$ đã phản ứng:
$A.0,28$                          $B.0,34$                          $C.0,32$                          $D.0,36$

Bài 5: X là hỗn hợp các muối $Cu(NO_3)_2;Fe(NO_3)_2;Fe(NO_3)_3;Mg(NO_3)_2;$ trong đó $O$ chiếm $55,68\text{%}$ về khối lượng. Cho dung dịch $KOH$ dư vào dung dịch chứa $50$ gam muối, lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khi khối lượng không đổi, thu được $m$ gam oxit. Giá trị của $m$ là:

$A.31,44$                          $B.18,68$                          $C.23,32$                          $D.12,88$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phamngochung9a: 13-08-2016 - 12:01


#20
phamngochung9a

phamngochung9a

    Sĩ quan

  • Điều hành viên THPT
  • 480 Bài viết

Tiếp theo: 

Bài 4: Cho $3,76$ gam hônc hợp $X$ gồm $Mg$ và $MgO$ có tỉ lệ mol tương ứng $14:1$ tác dụng với dung dịch $HNO_3$ thì thu được $0,448l$ một khí duy nhất (đo ở dktc) và dung dịch $Y$. Cô cạn cẩn thận dung dịch $Y$ thu được $23$ gam chất rắn khan $T$. Xác định số mol $HNO_3$ đã phản ứng:
$A.0,28$                          $B.0,34$                          $C.0,32$                          $D.0,36$

Bài 4:

Đặt $\left\{\begin{matrix} n_{Mg}=a & \\ n_{MgO}=b & \end{matrix}\right.$, ta có:

 

$\left\{\begin{matrix} 24a+40b=3,76 & \\ a-14b=0 & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a=0,14 & \\ b=0,01 & \end{matrix}\right.$

 

Dung dịch sau phản ứng gồm: $Mg\left ( NO_{3} \right )_{2}$ và $NH_{4}NO_{3}$. Ta có:

 

$m_{_{NH_{4}NO_{3}}}=23-m_{Mg\left ( NO_{3} \right )_{2}}=0,8\\\Rightarrow n_{NH_{4}NO_{3}}=0,01$

 

Giả sử Nitơ trong khí nhận $n$ $electron$ , ta có:

$0,02.n+0,01.8=0,14.2\Leftrightarrow n=10$

Vậy khí đó là $N_{2}$. 

 

Số $mol$ $HNO_{3}$ phản ứng là:

$n_{HNO_{3}}=0,04+0,15.2+0,01.2=0,36$

 

$\Rightarrow$ Đáp án đúng là $D$






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh