Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA ĐAK LAK 2016 - 2017 ( NGÀY 2)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Kun Kyo

Kun Kyo

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 10 Bài viết

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA DAK LAK 2016. VÒNG 2

Câu I: 

Cho hai số thực không âm $x$ và $y$ thỏa mãn điều kiện $x^2+y^2=1$.Hãy tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

$$A=xy+max\{x,y\}$$

Câu II:

Với mỗi số tự nhiên $n\geq2$, ta xác định $S_n=\sum_{k=1}^{n}kcos\frac{\pi }{k}$. Tìm $\lim_{x\rightarrow +\propto }\frac{S_n}{n^2}$.

Câu III:

Cho tứ diện $ABCD$ có các cạnh bằng $a$. Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm các cạnh $AB$ và $BC$, mặt phẳng $(\alpha)$ thay đổi đi qua $MN$ cắt các cạnh $BC$ và $AD$ theo thứ tự tại $E$ và $F$. Tìm giá trị lớn nhất của tứ giác $MENF$.

Câu IV:

Cho tập hợp $X$ có $n$ phần tử $(n\geq1)$. Hãy tìm số các cặp hai tập hợp con khác nhau của $X$ không giao nhau.

 

$$-----------HẾT-----------$$



#2
thinhrost1

thinhrost1

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 316 Bài viết

 

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA DAK LAK 2016. VÒNG 2

Câu I: 

Cho hai số thực không âm $x$ và $y$ thỏa mãn điều kiện $x^2+y^2=1$.Hãy tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

$$A=xy+max\{x,y\}$$

Câu II:

Với mỗi số tự nhiên $n\geq2$, ta xác định $S_n=\sum_{k=1}^{n}kcos\frac{\pi }{k}$. Tìm $\lim_{x\rightarrow +\propto }\frac{S_n}{n^2}$.

Câu III:

Cho tứ diện $ABCD$ có các cạnh bằng $a$. Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm các cạnh $AB$ và $BC$, mặt phẳng $(\alpha)$ thay đổi đi qua $MN$ cắt các cạnh $BC$ và $AD$ theo thứ tự tại $E$ và $F$. Tìm giá trị lớn nhất của tứ giác $MENF$.

Câu IV:

Cho tập hợp $X$ có $n$ phần tử $(n\geq1)$. Hãy tìm số các cặp hai tập hợp con khác nhau của $X$ không giao nhau.

 

$$-----------HẾT-----------$$

 

Câu IV: Giả sử X là tập gồm n phần tử và A. B là hai tập con tùy ý không giao nhau của tập X. Trong cặp $\alpha =(A,B)$, ta quy định, tập bên trái (A) là tập thứ nhất, tập bên phải (B) là tập thứ hai. Ta tìm tất cả các cặp được tính thứ tự của các tập con thuộc X không giao nhau.

 

Xét phần tử a tùy ý thuộc tập X. Có ba khả năng xảy ra: 

-a thuộc tập thứ nhất ($ a \in A$)

-a thuộc tập thứ hai  ($ a \in B$)

- a không thuộc tập thứ nhất cũng như không thuộc tập thứ hai ( $a \not \in A, a \not \in B$)

Như vậy số cặp được sắp thứ tự gồm có các tập con không giao nhau của tập gồm n phần tử sẽ là $3^n$.

Trong số các cặp này có một cặp duy nhất mà hai tập con thuộc nó đều rỗng nên có $3^n-1$ cặp mà mỗi cặp này có ít nhất một tập con khác rỗng.

Đối với cặp $\alpha =(A,B)$ trong $3^n-1$ cặp kể trên, ta đổi chỗ tập con thứ nhất và thứ hai cho nhau sẽ được cặp $\alpha ' =(B,A)$, nhưng về thực chất $\alpha, \alpha'$ cũng chỉ là một cặp thỏa mãn điều kiện $A\cap B \ne \varnothing   $. Bởi vậy, ta chỉ có:$\frac{3^n-1}{2}$ cặp khác nhau gồm hai tập con không giao nhau, trong đó có ít nhất một tập con khác rỗng. Ngoài ra cặp gồm hai tập rỗng cũng thỏa mãn điều kiện không giao nhau.

Vậy, số cặp thỏa mãn yêu cầu của đầu bài sẽ là: $\frac{3^n-1}{2}+1=\frac{3^n+1}{2}$



#3
trungvu1431

trungvu1431

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 5 Bài viết

Thầy Trung mà biết cái này chắc buồn lắm . Xin lỗi em ko biết gõ latex 

 

Hình gửi kèm

  • 14555568_165606417223639_456266335_n.jpg


#4
superpower

superpower

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 492 Bài viết

 

 

Câu I: 

Cho hai số thực không âm $x$ và $y$ thỏa mãn điều kiện $x^2+y^2=1$.Hãy tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

$$A=xy+max\{x,y\}$$

 

 

Giả sử $x \leq y $

Do đó $1 \geq y \geq \dfrac{1}{\sqrt{2} } $

Khi đó, $f(y) = A = \sqrt{1-y^2}y + y $

Ta có $f'(y) = \frac{1-2y^2}{\sqrt{1-y^2} } +1 $

$f'(y) = 0 <=> y^2(4-3y)=0 => y=0 ; y = \frac{4}{3} $

Lập bảng biến thiên, ta thấy đc

$f(y) \leq f(\frac{1}{\sqrt{2}} $ 

Do đó $A \leq \frac{1+\sqrt{2}}{2} $ 



#5
Minh Hieu Hoang

Minh Hieu Hoang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 307 Bài viết

Giả sử $x \leq y $

Do đó $1 \geq y \geq \dfrac{1}{\sqrt{2} } $

Khi đó, $f(y) = A = \sqrt{1-y^2}y + y $

Ta có $f'(y) = \frac{1-2y^2}{\sqrt{1-y^2} } +1 $

$f'(y) = 0 <=> y^2(4-3y)=0 => y=0 ; y = \frac{4}{3} $

Lập bảng biến thiên, ta thấy đc

$f(y) \leq f(\frac{1}{\sqrt{2}} $ 

Do đó $A \leq \frac{1+\sqrt{2}}{2} $ 

Max=$\frac{3\sqrt{3}}{4}$ mới đúng chứ 

Thật vậy giả sử $x=max\left \{ x;y \right \}$

Ta có :

$xy\leq \frac{x^2+3y^2}{2\sqrt{3}};x\leq \frac{4x^2+3}{4\sqrt{3}}$ 

cộng lại suy ra đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minh Hieu Hoang: 04-10-2016 - 22:16

 
"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")
 




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh