Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chọn đội tuyển trường THPT chuyên LQĐ Ninh Thuận khối 10 lần 1, năm học 2016 - 2017


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

Đề

Bài 1: (4,0đ)

          Giải phương trình: $x\sqrt{x^2+6}+(x+1)\sqrt{x^2+2x+7}=\frac{13}{5}(2x+1)$.

 

Bài 2: (4,0đ)

          Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x^2+y^2=\frac{1}{5} & & \\ 4x^2+3x-\frac{57}{25}=-y(3x+1) & & \end{matrix}\right.$

Bài 3: (3,0đ)

          Cho $a,b,c> 0$ thỏa mãn $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=a+b+c$. Chứng minh:

$$\frac{a^2}{2+a^2}+\frac{b^2}{2+b^2}+\frac{c^2}{2+c^2}\geq 1$$

 

Bài 4: (3,0đ)

          Tìm tất cả các cặp số tự nhiên $(x,y)$ thỏa mãn phương trình $2^x=y^2-135$.

 

Bài 5: (3,0đ)

          Cho A là tập hợp có 8 phần tử. Tìm số lớn nhất các tập con gồm 3 phần tử của A sao cho giao của 2 tập con bất kì trong các tập con này không phải là một tập hợp có 2 phần tử.

 

Bài 6: (3,0đ)

          Trên mặt phẳng tọa độ $Oxy$, lấy 19 điểm phân biệt tùy ý có tọa độ là các số nguyên sao cho không có 3 điểm nào thẳng hàng. Chứng minh rằng ta luôn tìm được một tam giác có 3 đỉnh là 3 điểm nói trên mà trọng tâm của tam giác ấy là điểm có tọa độ là các số nguyên.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tanthanh112001: 15-10-2016 - 19:05

:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#2
tanthanh112001

tanthanh112001

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 315 Bài viết

 

Đề

Bài 1: (4,0đ)

          Giải phương trình: $x\sqrt{x^2+6}+(x+1)\sqrt{x^2+2x+7}=\frac{13}{5}(2x+1)$.

Đặt $\left\{\begin{matrix} a=\sqrt{x^2+6}\geq \sqrt{6} & & \\ b=\sqrt{x^2+2x+7}\geq \sqrt{6} & & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow a^2-b^2=-2x-1\Leftrightarrow x=\frac{b^2-a^2-1}{2}$

Phương trình thành

$\frac{b^2-a^2-1}{2}.a+\frac{b^2-a^2+1}{2}.b=\frac{13}{5}(b^2-a^2)$ (Rút gọn và phân tích)

$\Leftrightarrow (b-a)[5(a+b)^2-26(a+b)+5]=0$

$\Leftrightarrow \left[\begin{matrix} b-a=0\\a+b=5\\a+b=\frac{1}{5}(VN)\end{matrix}\right.$

(Đến đây chắc dễ rồi)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tanthanh112001: 15-10-2016 - 19:11

:ukliam2: TINH HOA CỦA TOÁN HỌC LÀ NẰM Ở SỰ TỰ DO CỦA NÓ. :ukliam2: 

---- Georg Cantor ----

 

996a71363a3740db895ba753827984fd.1.gif


#3
le truong son

le truong son

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

 

 

 

Bài 4: (3,0đ)

          Tìm tất cả các cặp số tự nhiên $(x,y)$ thỏa mãn phương trình $2^x=y^2-135$.

 

 

Xét x lẻ=>x=2k+1=>$2^x=2^{2k+1}=2.4^x=2.(5-1)^x\equiv 2.(-1)^x\equiv 2;3(mod5)$

Mà $y^2-135\equiv 0;1;4(mod5)$

=>x chẵn

=>x=2k=>$2^{2k}-y^2=135<=>(2^k-y)(2^k+y)=135$

Đến đây thì dễ r



#4
loolo

loolo

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 198 Bài viết

Mình giải cũng chả có gì đặc sắc, không biết có đúng không

Bài 4:

Xét x=0, suy ra y không thỏa

Xét x=1, suy ra y không thỏa

Xét $x>1$, pt đã cho tương đương:

$2^{x}+135=y^{2}$

Ta có: $2^{x}\equiv 0(mod4); 135\equiv 3(mod4)\Rightarrow VT\equiv 3(mod4)$

Mà $y^{2}\equiv 0,1(mod4)$

Vậy không có cặp số tự nhiên (x;y) thỏa mãn đề bài.

Bài 2:

$pt(1)+2.pt(2):(3x+y)^{2}+2(3x+y)-\frac{119}{25}=0$

                      $\Leftrightarrow 3x+y=\frac{7}{5} \vee 3x+y=\frac{-17}{5}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi loolo: 15-10-2016 - 19:37

 


#5
Minh Hieu Hoang

Minh Hieu Hoang

    Sĩ quan

  • Banned
  • 307 Bài viết

 

 

 

Bài 6: (3,0đ)

          Trên mặt phẳng tọa độ $Oxy$, lấy 19 điểm phân biệt tùy ý có tọa độ là các số nguyên sao cho không có 3 điểm nào thẳng hàng. Chứng minh rằng ta luôn tìm được một tam giác có 3 đỉnh là 3 điểm nói trên mà trọng tâm của tam giác ấy là điểm có tọa độ là các số nguyên.

 

Trong 19 điểm có 19 hoành độ và 19 tung độ. theo dirichlet thì có 7 hoành độ và có 7 tung độ có cùng số dư khi chia cho 3 

Chọn ra 3 hoành độ đó là x1,x2,x3 và 3 tung độ là y1,y2,y3

ta lấy các điểm A(x1;y1),B(x2;y2);C(x3;y3)

trọng tâm của tam giác ABC là : $G(\frac{x_{1}+x_{2}+x_{3}}{3};\frac{y_{1}+y_{2}+y_{3}}{3})$

theo cách chọn như trên thì x1+x2+x3 và y1+y2+y3 chia hết 3 

Do đó ta luôn tìm được một tam giác có 3 đỉnh là 3 điểm nói trên mà trọng tâm của tam giác ấy là điểm có tọa độ là các số nguyên.


 
"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")
 

#6
lovelyDevil

lovelyDevil

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 89 Bài viết

câu bất: $VT \geq (a+b+c)^2/(a^2+b^2+c^2+6)$

cần chứng minh $(a+b+c)^2\geq (a^2+b^2+c^2+6)$

<=> $ab+bc+ac\geq 3$ (đúng vì ab+bc+ac=abc(a+b+c))



#7
le truong son

le truong son

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

Trong 19 điểm có 19 hoành độ và 19 tung độ. theo dirichlet thì có 7 hoành độ và có 7 tung độ có cùng số dư khi chia cho 3 

Chọn ra 3 hoành độ đó là x1,x2,x3 và 3 tung độ là y1,y2,y3

ta lấy các điểm A(x1;y1),B(x2;y2);C(x3;y3)

trọng tâm của tam giác ABC là : $G(\frac{x_{1}+x_{2}+x_{3}}{3};\frac{y_{1}+y_{2}+y_{3}}{3})$

theo cách chọn như trên thì x1+x2+x3 và y1+y2+y3 chia hết 3 

Do đó ta luôn tìm được một tam giác có 3 đỉnh là 3 điểm nói trên mà trọng tâm của tam giác ấy là điểm có tọa độ là các số nguyên.

Sửa lại tí, có 19 điểm mà có 9 cặp số dư khi chia cho 3=>Tồn tại ít nhất $\left [ \frac{19-1}{9} \right ]+1=3$ điểm có hoành độ, tung độ cùng số dư khi chia cho 3 :D



#8
lovelyDevil

lovelyDevil

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 89 Bài viết

5. gọi số tập con là n

với n=9 ta sẽ chứng minh ko tm.

thật vậy : số phần tử trong 9 tập con là: 3*9=27.

theo theo  đi rich lê thì có 1 phần tử xuất hiện 4 lần. giả sử x

xét 4 tập A1,A2,A3,A4 chứa x. mỗi tập chứa x và 2 phần tử khác => có 9 phần tử

các phần tử này phải khác nhau vì 4 tập trên chỉ có x chung => vô lí

với n=8 ta tìm dc: (1,2,3)(3,4,5)(5,6,7)(7,8,9)(1,4,6)(2,4,7)(2,5,8)(3,8,6) tm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lovelyDevil: 15-10-2016 - 20:18


#9
hoangvunamtan123

hoangvunamtan123

    Trung sĩ

  • Banned
  • 107 Bài viết

Sửa lại tí, có 19 điểm mà có 9 cặp số dư khi chia cho 3=>Tồn tại ít nhất $\left [ \frac{19-1}{9} \right ]+1=3$ điểm có hoành độ, tung độ cùng số dư khi chia cho 3 :D

9 cặp số dư à ?



#10
le truong son

le truong son

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

9 cặp số dư à ?

(0;1);(0;2);(0;0)... banj



#11
hoangvunamtan123

hoangvunamtan123

    Trung sĩ

  • Banned
  • 107 Bài viết

(0;1);(0;2);(0;0)... banj

tưởng nói có 9 cặp số dư khi chia 19 điểm tung hoặc hoành độ chia cho 3,bài trên làm đúng rồi chú sửa lại màu mè thế



#12
le truong son

le truong son

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết

tưởng nói có 9 cặp số dư khi chia 19 điểm tung hoặc hoành độ chia cho 3,bài trên làm đúng rồi chú sửa lại màu mè thế

Sory, đoạn nớ mình đọc k kĩ nên tưởng sai sữa lại, mà tui sửa cx đc mà, màu mè gì :wacko:



#13
yeutoan2001

yeutoan2001

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 231 Bài viết

Chém câu BĐT:  $\frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}=a+b+c <=> ab+bc+ac=abc(a+b+c)\leq \frac{1}{3}(ab+ac+bc)^{2} => ab+bc+ac\geq 3$

CM BĐT trên: $\sum \frac{a^{2}}{a^{2}+2}\geq \frac{(a+b+c)^{2}}{a^{2}+b^{2}+c^{2}+6}$
Cần C/m:  

$\frac{(a+b+c)^{2}}{a^{2}+b^{2}+c^{2}+6}\geq 1 <=> ab+ac+bc\geq 3$






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh