Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH BÌNH THUẬN VÒNG 1 2016-2017


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

Bình chọn: Đề

Bạn thấy đề thế nào?

Bạn không thể xem kết quả cho đến khi bạn tham gia bình chọn. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tham gia bình chọn và xem kết quả.

ĐỀ THI 18/10/2016

Bạn không thể xem kết quả cho đến khi bạn tham gia bình chọn. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tham gia bình chọn và xem kết quả.
Bình chọn Khách không thể bình chọn

#1
havythpthamthuannam

havythpthamthuannam

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

14741860_1824279264450620_1490541985_n.jpg



#2
moonkey01

moonkey01

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 50 Bài viết

Bài 2:

 

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Schwarz: $\sum \frac{x^2}{y+z}\geq \frac{(x+y+z)^2}{2(x+y+z)}=\frac{x+y+z}{2}$

 

Áp dụng bất đẳng thức AM-GM: $\sum \frac{xy}{x+y}\leq\sum \frac{(x+y)^2}{4}.\frac{1}{x+y}=\frac{x+y+z}{2}$

 

Kết hợp 2 bất đẳng thức trên suy ra điều phải chứng minh.

 

Bài 5:

 

Theo định lý Ceva dạng lượng giác thì $\frac{sin\angle MAB}{sin\angle MAC}.\frac{sin\angle MBC}{sin\angle MBA}.\frac{sin\angle MCA}{sin\angle MCB}=-1\Leftrightarrow \frac{sin\angle A_{1}AC}{sin\angle A_{1}AB}.\frac{sin\angle B_{1}BA}{sin\angle B_{1}BC}.\frac{sin\angle C_{1}CB}{sin\angle C_{1}CA}=-1$

 

Do đó $AA_{1},BB_{1},CC_{1}$ đồng quy.



#3
ineX

ineX

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 353 Bài viết
Câu 4 lấy ý tưởng từ vmo 2012 thì phải

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ineX: 19-10-2016 - 20:37

"Tôi sinh ra là để thay đổi thế giới chứ không phải để thế giới thay đổi tôi" - Juliel

 

3cf67218ea144a6eb6caf571068071ff.1.gif


#4
taitueltv

taitueltv

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết

 

Bài bất đẳng thức $ \sum \frac{ xy}{x+y}  \le \frac{x+y+z}{2}$

 

Đặt $ a=x+y, b= y+z, c=x+z$

 

Bất đẳng thức cần chứng minh trở thành 

 

$\sum \frac{ a^2-(b-c)^2}{a} \le a+b+c$ hiển nhiên đúng



#5
Puisunjouronestledumonde

Puisunjouronestledumonde

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 83 Bài viết

Bài 4:

a/ Gọi A,B là cặp nam nữ ngồi gần nhau.

Số cách chọn A và xếp cặp A,B ngồi gần nhau: $C_{10}^{1}.2!$

Số cách xếp 18 bạn còn lại :$9!.9!$ 

Số cách xếp thỏa yc:

$C_{10}^{1}.2!.9!.9!=20.9!.9!$ cách

b/ Gọi $x_{i}$ là số các bạn nam ngồi trước $G_{i}$ và $x_{11}$ là số các bạn nam ngồi sau $G_{10}$ theo sơ đồ:

$$\underset{x_{1}}{\underbrace{T..T}}G_{1}\underset{x_{2}}{\underbrace{T..T}}G_{2}........G_{9}\underset{x_{10}}{\underbrace{T..T}}G_{10}\underset{x_{11}}{\underbrace{T..T}}$$

Ta có pt:

$$x_{1}+x_{2}+.....+x_{10}+x_{11}=10\text{ với }x_{1,3,4,5,6,7,8,10,11}\geq 0; x_{2}\geq 2\text{ và }1\leq x_{9}\leq 3$$

Đổi biến:

$$y_{1}+y_{2}+.....+y_{10}+y_{11}=7\text{ với }y_{i}\geq 0\text{ và riêng } y_{9}\leq 2  (*)$$

Theo bài toán chia kẹo Euler, ta có số nghiệm của $(*)$ với $y_{i}\geq 0$:

$C_{17}^{10}$

với $y_{9}\geq 3$ ta có pt:

$$z_{1}+z_{2}+.....+z_{10}+z_{11}=4\text{ với }z_{i}\geq 0$$

có số nghiệm là:

$C_{14}^{10}$

Vậy số cách xếp thỏa yc:

$C_{17}^{7}-C_{14}^{4}=19448-1001=18447\text{ cách}$



#6
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

Một cách khác cho vế sau của bài BĐT 

Áp dụng AM-GM

$\sum \frac{xy}{x+y} \leq \sum \frac{xy}{2\sqrt{xy}}= \sum \frac{\sqrt{xy}}{2} \leq \frac{x+y+z}{2} $



#7
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

Câu a bài tổ hợp có thẻ hiểu một cách đơn giản như thế này không nhỉ ? :D

Có 2 TH là các chàng trai sẽ ngồi ở vị trí trái và ở vị trí phải

TH1: Các chàng trai ngồi bên trái 

Nếu chàng trai X ngồi cạnh cô gái mình dẫn theo thì những người còn lại sẽ có $9!.9!$ cách chọn

Có 10 chàng trai nên số cách chọn là $10.9!.9!$

Tương tự với TH2 thì số cách chọn tổng cộng là $2.10.9!.9!$



#8
k4x

k4x

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 13 Bài viết

bài $3a$ 

ta có bài toán sau , cho $a,b$ là 2 số dương thỏa $a < b$ thì $\frac{a}{b} < \frac{a+1}{b+1}$ 

Áp dụng bài toán trên ta được: $u_{n} < \prod_{i=1}^{n}\frac{2i+2}{2i+3}$

                                              =>$u_{n}^2 < \frac{1}{2n+3}$

                                              =>$u_{n}$ $<$ $\frac{1}{\sqrt{2n+3}}$=$v_{n}$

chứng minh quy nạp ta được $u_{n} > \frac{1}{2n+1}=w_{n}$

Vì $w_{n} < u_{n} < v_{n}$

     $limw_{n}$=$lim v_{n}$=$0$

nên theo nguyên lý kẹp thì $lim u_{n}=0$     


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi k4x: 20-10-2016 - 22:12


#9
Isaac Newton

Isaac Newton

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 15 Bài viết

Bài 3:

$a, u_n=\frac{1}{2}.\frac{3}{4}...\frac{2n+1}{2n+2}$ . Ta có $u_n^2=\frac{1^2.3^2...(2n+1)^2}{2^2.4^2...(2n+2)^2}>\frac{(3^2-1)(5^2-1)...((2n+1)^2-1)}{2^2.4^2...(2n+2)^2}=\frac{(2.4).(4.6)...((2n)(2n+2))}{2^2.4^2...(2n+2)^2}=\frac{2.4...(2n)(2n+2)}{2.4...(2n+2)}.\frac{4.6...(2n)}{2.4...(2n)(2n+2)}=\frac{1}{2(2n+2)}.$ Lại có $ u_n^2<\frac{1^2.3^2...(2n+1)^2}{(2^2-1)(4^2-1)...((2n+2)^2-1))}=\frac{1^2.3^2...(2n+1)^2}{(1.3)(3.5)...((2n+1)(2n+3))}$ $=\frac{1.3...(2n+1)}{1.3...(2n+1)}.\frac{1.3...(2n+1)}{3.5...(2n+3)}=\frac{1}{2n+3}.$

Vậy $\frac{1}{2(2n+2)}<u_n^2<\frac{1}{2n+3}$ suy ra $limu_n=0, n\rightarrow +\infty.$

$b, u_1=1=tan\frac{\pi }{4}$
Ta chứng minh $u_n=tan\frac{\pi }{4.2^{n-1}}$,  với mọi $n\geq 1$ bằng quy nạp.
Với n=1: $u_1=tan\frac{\pi}{4}$
Giả sử đúng với n=k, $k\geq 2$: $u_k=tan\frac{\pi}{4.2^{k-1}}$
Cần chứng minh đúng với n=k+1: $u_{k+1}=tan\frac{\pi}{4.2^k}$
Thật vậy: $u_{k+1}=\frac{\sqrt{1+u_k^2}-1}{u_k}$ $=\frac{\sqrt{1+tan^2\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}-1}{tan\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}$$=\frac{\frac{1}{cos\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}-1}{tan\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}=\frac{1-cos\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}{sin\frac{\pi}{4.2^{k-1}}}=\frac{2sin^2\frac{\pi}{4.2^k}}{2sin\frac{\pi}{4.2^k}.cos\frac{\pi}{4.2^k}}=tan\frac{\pi}{4.2^k}$
Theo nguyên lí quy nạp $u_n=tan\frac{\pi }{4.2^{n-1}}$,với mọi $ n\geq 1.$
 

Life is hard. You will fall, you will fail and you will be hurt. But remember what hurts you today will make you stronger tomorrow. The only thing you have to know is to RISE!


#10
hoangnguyentdnb

hoangnguyentdnb

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 12 Bài viết

Câu 1 a chắc đạo hàm thẳng tiến nhỉ, còn câu 1b chắc xét bằng pp đồ thị rồi

Câu bđt cũng dễ quá ta



#11
IHateMath

IHateMath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Bài $5$: các cặp đường thẳng $AA_1$, $AM$; $BB_1$, $BM$; $CC_1$, $CM$ lần lượt đẳng giác trong góc $A$, $B$,$C$, do đó đồng qui tại điểm $P$. Điểm này được gọi là điểm liên hợp đẳng giác của $M$.



#12
IHateMath

IHateMath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Bài số $5$ ngoài cách của bạn moonkey01 ra, còn có thể chứng minh như sau:

Trước hết ta cần có một bổ đề:

Cho tam giác $ABC$, $M,N\in BC$ sao cho $AM,AN$ đẳng giác trong góc $A$. Khi đó ta có

$\frac{BD}{DC}.\frac{BE}{EC}=\frac{AB^2}{AC^2}$.

Đây chính là định lý Steiner nổi tiếng. Chứng minh: ta có 

$\frac{BD}{CD}=\frac{S(BAD)}{S(DAC)}=\frac{AB}{AC}.\frac{sin\angle BAD}{sin\angle DAC}$

Hoàn toàn tương tự

$\frac{BE}{EC}=\frac{AB}{AC}.\frac{sin\angle{BAE}}{sin\angle{EAC}}$

Nhân hai vế hai biểu thức trên, ta có đpcm. $\square$

Trở lại bài toán. Ta kéo dài cho $AM,BM,CM,AA_1.BB_1,CC_1$ cắt các cạnh đối tại $A_2,B_2,C_2,A_3,B_3,C_3$. Sử dụng bổ đề trên ta có:

$\frac{BB_2}{CB_2}.\frac{BB_3}{CB_3}=\frac{AB^2}{AC^2}$

$\frac{CC_2}{AC_2}.\frac{CC_3}{AC_3}=\frac{BC^2}{BA^2}$

$\frac{AA_2}{BA_2}.\frac{AA_3}{BA_3}=\frac{CA^2}{CB^2}$.

Nhân 3 kết quả trên lại và chú ý rằng, $AA_2.BB_2,CC_2$ đồng qui, sử dụng định lý $Menelaus$ ta có ngay đpcm. $\square$

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi IHateMath: 11-11-2016 - 13:34





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh