Đến nội dung

Hình ảnh

CMR không tồn tại $f(x)$ hệ số nguyên có bậc nguyên dương thỏa mãn $f(k)$ nguyên tố với mọi $k$ nguyên dương.

- - - - - định lý thặng dư trung hoa

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
Dam Uoc Mo

Dam Uoc Mo

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 433 Bài viết

Bài 1: CMR không tồn tại $f(x)$ hệ số nguyên có bậc nguyên dương thỏa mãn $f(k)$ nguyên tố với mọi $k$ nguyên dương.

 

Bài 2: CMR với mọi $n$ nguyên dương,$n\geq 2$ thì luôn tồn tại $a,b$ nguyên dương sao cho $(a+i,b+j)>1$ với mọi $i;j\in \left \{ \left. 1;2;...;n-1 \right \} \right.$

 

Bài 3: Cho $f_{1}(x);f_{2}(x);...;f_{n}(x)$ là $n$ đa thức với hệ số nguyên khác $0$. CMR tồn tại $P(x)$ hệ số nguyên sao cho với mọi  $i=\overline{1;n}$ ta luôn có $P(x)+f_{i}(x)$ bất khả quy trên $\mathbb{Z}$.

 


Batman: Anh hùng có thể là bất kì ai. Thậm chí là một người đàn ông với một hành động đơn giản như đặt lên vai một cậu bé chiếc áo khoác một cách an toàn, để cho cậu ấy biết rằng thế giới vẫn chưa đi tới hồi kết. – The Dark Knight Rises.

 

 

http://news.go.vn/di...m-nguoi-doi.htm


#2
anhquannbk

anhquannbk

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 477 Bài viết

Bài 1: Giả sử $ P(x)=a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0$ là một đa thức với hệ số nguyên.

Lấy $ p$ là một số nguyên tố và $ f(p)=m \in \mathbb{Z}$.

Với mọi số nguyên $ k$ ta có: $ P(p+km)-P(m) \vdots m $

Xét $ 2n+1$ số $ P(p+km). k=0,1,2,...2n$, ta thấy trong $ 2n+1$ giá trị $ P(p+km)$ cố ít nhất một số (chẳng hạn  $P(p+k_0m) $ có tính chất sau:

$ P(p+k_0m) \ne m$ và $ P(p+k_0m) \ne -m$ và $  P(p+k_0m) \vdots m$ nên $ P(p+k_0m)  $  không thể là số nguyên tố, suy ra đpcm.



#3
I Love MC

I Love MC

    Đại úy

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1861 Bài viết

Chọn $(n+1)^2$ số nguyên tố $p_{ij} ,0 \le i,j \le n$ đôi một phân biệt 
Theo định lí phần dư Trung Quốc thì tồn tại các số nguyên dương $a,b$ thỏa mãn  
$\begin{cases} &a+1 \equiv 0 \pmod{p_{00}p_{01}..p_{0n}}&\\ &a+2 \equiv 0 \pmod{p_{10}p_{11}..p_{1n}}&\\&...&\\ &a+n \equiv 0 \pmod{p_{n0}p_{n1}..p_{nn}}& \end{cases}$ 
Và 
$\begin{cases} &b+1 \equiv 0 \pmod{p_{00}p_{01}..p_{0n}}&\\ &b+2 \equiv 0 \pmod{p_{10}p_{11}..p_{1n}}&\\&...&\\ &b+n \equiv 0 \pmod{p_{n0}p_{n1}..p_{nn}}& \end{cases}$  
Dễ thấy $(a+i),(b+j)$ đều có một ước chung là $p_{ij}$ nên ta có đpcm 
Đây là một dạng phát biểu khác của Taiwan TST 2002


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi I Love MC: 09-12-2016 - 11:37





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh