Đến nội dung

Hình ảnh

Cho dãy số (Un) thỏa mãn:

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
Thuat ngu

Thuat ngu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Cho dãy số ($U_{n}$) thỏa mãn:$\left\{\begin{matrix} U_{0}=1; U_{1}=2014& & \\ U_{n+1}=\sqrt[3]{U_{n}.U_{n-1}^{2}}& & \forall n\geqslant 1 \end{matrix}\right.$

Tìm giới hạn của ($U_{n}$).



#2
tritanngo99

tritanngo99

    Đại úy

  • Điều hành viên THPT
  • 1644 Bài viết

Cho dãy số ($U_{n}$) thỏa mãn:$\left\{\begin{matrix} U_{0}=1; U_{1}=2014& & \\ U_{n+1}=\sqrt[3]{U_{n}.U_{n-1}^{2}}& & \forall n\geqslant 1 \end{matrix}\right.$

Tìm giới hạn của ($U_{n}$).

Ta có: $U_{n+1}=\sqrt[3]{U_n.U_{n-1}^2}\implies U_{n+1}^3=U_n.U_{n-1}^2$.

Tương tự ta có: $\left\{\begin{matrix} U_{n}^3=U_{n-1}.U_{n-2}^2\\ U_{n-1}^3=U_{n-2}.U_{n-3}^3\\...\\ U_2^3=U_1.U_0^2  \end{matrix}\right.$.

Nhân các đẳng thức trên vế theo vế và rút gọn ta được:

$U_{n+1}^3=\frac{U_0^2.U_1^3}{U_n^2}=\frac{U_1^3}{U_n^2}\implies U_{n+1}=U_1.U_n^{\frac{-2}{3}}$.

Đặt: $(U_1;\frac{-2}{3})=(a;b)\implies U_{n+1}=a.U_n^{b}(1)\implies U_n=a.U_{n-1}^b(2)$.

Thay $(2)$ vào $(1)$ ta được: $U_{n+1}=a.(a.U_{n-1}^b)^b=a.a^b.U_{n-1}^{b^2}$.

Tương tự như vậy ta có: $U_{n+1}=a.a^{b}...a^{b^k}.(U_{n-k})^{b^{k+1}}$.

Bằng quy nạp ta chứng minh được: $U_{n+1}=a^{\sum_{i=0}^n b^i}.U_0^{b^{n+1}}=a^{\sum_{i=0}^n b^i}(\text{ do } U_0=1)$.

Mặt khác: $\sum_{i=0}^n b^i=\frac{b^{n+1}-1}{b-1}$.

Do $b<1$ nên $n\to +\infty\implies b^{n+1}=0\implies lim(U_{n+1})=a^{\frac{0-1}{b-1}}=2014^{\frac{3}{5}}=\sqrt[5]{2014^3}$. 



#3
Thuat ngu

Thuat ngu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Em cảm ơn anh nhiều! Mấy dạng kiểu này có định hướng chung không ạ?



#4
vietdohoangtk7nqd

vietdohoangtk7nqd

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 59 Bài viết

mấy cái này khá cơ bản, lấy ln hai vế rồi dùng dãy truy hồi



#5
Thuat ngu

Thuat ngu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

mấy cái này khá cơ bản, lấy ln hai vế rồi dùng dãy truy hồi

Cụ thể hơn đi bạn, ln kiểu gì được? Có ví dụ thì tốt quá!



#6
vietdohoangtk7nqd

vietdohoangtk7nqd

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 59 Bài viết
Ban hoc lớp mấy , cái này lớp 12 mới học được, không những lấy ln mà có thể lấy log bất kỳ đều được còn dãy truy hồi thì có thể kiếm trên mạng mấy cái đó thông dụng lắm

#7
Thuat ngu

Thuat ngu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Lớp 12 rồi bạn ơi, ln, log cũng biết sơ sơ rồi, bạn có tài liệu về mấy cái này thì cho mình xin với, nhất là mấy cái dãy số mà khi cho qua giới hạn thành cái luôn đúng ý.



#8
Thuat ngu

Thuat ngu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Ban hoc lớp mấy , cái này lớp 12 mới học được, không những lấy ln mà có thể lấy log bất kỳ đều được còn dãy truy hồi thì có thể kiếm trên mạng mấy cái đó thông dụng lắm

Lớp 12 rồi bạn ơi, ln, log cũng biết sơ sơ rồi, bạn có tài liệu về mấy cái này thì cho mình xin với, nhất là mấy cái dãy số mà khi cho qua giới hạn thành cái luôn đúng ý.



#9
An Infinitesimal

An Infinitesimal

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1803 Bài viết

Cụ thể hơn đi bạn, ln kiểu gì được? Có ví dụ thì tốt quá!

 

 

Cho dãy số ($U_{n}$) thỏa mãn:$\left\{\begin{matrix} U_{0}=1; U_{1}=2014& & \\ U_{n+1}=\sqrt[3]{U_{n}.U_{n-1}^{2}}& & \forall n\geqslant 1 \end{matrix}\right.$

Tìm giới hạn của ($U_{n}$).

 

Tuyến tính hóa- đưa về dãy truy hồi tuyến tính: vì $u_n>0$ nên

$\ln U_{n+1}=\frac{1}{3}\ln U_{n}+\frac{2}{3} \ln U_{n-1}.$

Do đó khi đặt $v_n= \ln U_n \forall n\in \mathbb{N}$, ta có dãy 

$$\begin{cases}v_n=?, v_2=?,\\ v_{n+1}= \frac{1}{3} v _n+\frac{2}{3}v_{n-1} \forall n\ge 2. \end{cases}$$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vanchanh123: 29-03-2017 - 07:52

Đời người là một hành trình...





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh